Khi chốn linh thiêng bị 'thương mại hoá'

03/02/2017 10:28

(Baonghean.vn) - Ngày xuân, các địa chỉ linh thiêng như đền, chùa luôn thu hút khách thập phương vãn cảnh, dâng hương. Dù đã được chấn chỉnh nhưng ở mội số nơi vẫn còn tồn tại việc đặt quá nhiều hòm công đức, nhan nhản người ăn xin… gây nên sự phản cảm.

Ở đền Cờn, dù có bảng hiệu với nội dung nhắc nhở du khách không cho người ăn xin tiền. Nhưng cảnh người anh xin vẫn còn tồn tại bên phía ngoài các lối vào đền. Trong ảnh là biển đề nghị không cho người ăn xin tiền tại đền Cờn trong. Ảnh: Hà Giang
Ở đền Cờn, người ta phải treo bảng hiệu với nội dung nhắc nhở du khách không cho tiền người ăn xin do tình trạng "cái bang" nhan nhản gây phản cảm chốn linh thiêng. Ảnh: Hà Giang
Một số người già ngồi xin tiền trên lối dẫn lên đền Cờn ngoài. Ảnh: Hà Giang
Tuy nhiên, một số người ăn xin vẫn thản nhiên ngồi ngay lối dẫn lên đền Cờn ngoài. Ảnh: Hà Giang
Là ngôi đền có quy mô lớn, linh thiêng nhất, vậy nên tình trạng thương mại hóa ở đền Cờn trong khá rõ qua việc đặt quá nhiều hòm công đức. Trong ảnh là hòm công đức ở trung điện. Ảnh: Hà Giang
Ngoài ra, tình trạng thương mại hoá ở đền Cờn cũng đáng bàn khi đặt quá nhiều hòm công đức. Trong ảnh là hòm công đức ở trung điện. Ảnh: Hà Giang
Việc đặt hòm công đức gây phản cảm nhất, có lẽ là ở trước mặt thượng điện. Nơi đây, hình như chỉ có
Thượng điện luôn đóng cửa nhưng phía trước vẫn có 2 hòm công đức để "phục vụ" khách làm lễ vọng ở bên ngoài. Ảnh: Hà Giang
Trước cửa vào chính điện đền Cờn cũng có một hòm công đức. Ảnh: Hà Giang
Trước cửa vào chính điện đền Cờn cũng có một hòm công đức. Ảnh: Hà Giang
Tượng ông thần giữ đền cũng trở thành nơi đặt tiền công đức. Ảnh: Hà Giang
Tượng ông thần giữ đền bất đắc dĩ bị du khách tự ý trưng dụng làm nơi để tiền công đức. Ảnh: Hà Giang
Theo Quyết định số 2245/QĐ- BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,mỗi di tích không đặt quá 3 hòm công đức. Bên cạnh đó, Bộ cũng có Chỉ thị 251 yêu cầu ngành văn hóa các địa phương ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực (xóc thẻ, rút thẻ, bói toán, cúng thuê, cờ bạc trá hình...); và đặt quá nhiều hòm công đức, đặt lễ, đặt tiền giọt dầu tùy tiện. Vì vậy, Sở VHTT&DL và chính quyền các huyện, thành, thị cần tăng cường công tác quản lý, không để tình trạng thương mại hóa xẩy ra, làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp chốn linh thiêng,... Ảnh: Nhật Lân
Theo Quyết định số 2245/QĐ- BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi di tích không đặt quá 3 hòm công đức. Bên cạnh đó, Bộ cũng có Chỉ thị 251 yêu cầu ngành văn hóa các địa phương ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực (xóc thẻ, rút thẻ, bói toán, cúng thuê, cờ bạc trá hình...); và đặt quá nhiều hòm công đức, đặt lễ, đặt tiền giọt dầu tùy tiện. Ảnh: Hà Giang

Hà Giang

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Khi chốn linh thiêng bị 'thương mại hoá'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO