Nghệ An: Siết chặt quản lý tiền công đức tại các đền chùa

(Baonghean) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định 18/2016/QĐ-UBND quy định việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức tại các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Quyết định này thay thế Quyết định 195/QĐ-UBND-VX ngày 24/1/2011, thể hiện sự cấp thiết, kịp thời, khẳng định vai trò quản lý của Nhà nước trước những vấn đề đặt ra trong thực tiễn tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức.
Khó khăn và bất cập
Hưng Nguyên có 111 di tích, trong đó có 12 di tích đã được xếp hạng quốc gia, 18 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích trên địa bàn huyện Hưng Nguyên thu hút rất đông du khách trong và ngoài tỉnh về vãn cảnh, cầu an. Bên cạnh việc chú trọng giữ gìn và lan tỏa giá trị tâm linh ở các di tích, thì vấn đề đặt ra là công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức như thế nào là hợp lý?
Ông Hồ Văn Hiệp – Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên khẳng định: “Nhiều năm nay, công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức ở các di tích trên địa bàn huyện đều được thực hiện nghiêm theo Quyết định 195/QĐ-UBND-VX ngày 24/1/2011. Theo đó, ngành VHTT đã tham mưu cho UBND huyện ban hành nhiều văn bản hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, Ban quản lý di tích thực hiện các quy định về tổ chức Ban quản lý, tổ bảo vệ, quy định hòm công đức, phiếu công đức, quy định mở hòm công đức và phân phối sử dụng …”.
Người dân góp tiền công đức tại đền Cờn (thị xã Hoàng Mai).
Người dân góp tiền công đức tại đền Cờn (thị xã Hoàng Mai).
Tuy nhiên, dù đã “siết chặt” thực hiện các quy định tại Quyết định 195 nhưng trong thực tế, công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức trên địa bàn huyện Hưng Nguyên vẫn tồn tại một số bất cập. Theo đó, tại Quyết định 195, việc phân bố tiền công đức được quy định: trích 65% nguồn công đức bằng tiền mặt, 100% hiện vật, sức lao động để tu sửa, tôn tạo di tích theo quy định của Luật Di sản văn hoá và cấp có thẩm quyền quyết định (gửi vào Kho bạc); trích 35% nguồn công đức bằng tiền mặt cho lễ nghi, khánh tiết, điện nước, tuyên truyền, quảng cáo, tổ chức lễ hội, tiền lương đội ngũ bảo vệ, quản lý di tích. 
Điều này dẫn đến thực tế, nhiều di tích ít công đức không đủ kinh phí để bảo tồn, tôn tạo cũng như chi trả cho đội ngũ Ban quản lý. Thậm chí, có một số di tích rất khó khăn trong việc tìm người quản lý, bảo vệ bởi số tiền hỗ trợ hàng tháng dành cho họ quá thấp. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều di tích trên địa bàn tỉnh.
Ở TP.Vinh, trung bình nguồn công đức mỗi năm từ đền Quang Trung và đền Hồng Sơn khoảng gần 2 tỷ đồng/di tích. Trong khi đó, nhiều di tích khác trên địa bàn thành phố như đền thờ Trần Hưng Đạo (phường Đội Cung), đình Trung (phường Hưng Dũng), đền Trìa (xã Hưng Lộc)… gần như không có nguồn tiền công đức để sửa chữa, tu bổ, dẫn đến sự xuống cấp trầm trọng.
Ông Bùi Quang Phương – Trưởng phòng VHTT thành phố Vinh cho biết: “Di tích nào cũng có nhu cầu phải sửa chữa, nâng cấp bởi “tuổi thọ” ngày càng cao, trong khi yêu cầu kinh phí lớn. Thực tế chênh lệch nguồn tiền công đức giữa các di tích trong khi Quyết định 195 không cho phép luân chuyển số tiền này vào các mục đích sử dụng khác khiến chính quyền địa phương gặp bế tắc trong quản lý và sử dụng tiền công đức, kết quả công tác bảo tồn, phát huy tổng thể di tích tại địa phương không đồng đều”. .

Mặt khác, ở một số địa phương có nguồn thu từ di tích lớn, họ có mong muốn được luân chuyển một phần tiền công đức để phục vụ việc xây dựng, tu bổ các công trình phúc lợi như đường giao thông, trường học, trạm y tế… nhưng Quyết định 195 không quy định nội dung này. Vì vậy, dẫn đến tình trạng luân chuyển “chui”, tự thu, tự chi…

Công khai, minh bạch
Từ thực tế đó, Quyết định 18/2016/QĐ-UBND quy định việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức tại các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành đã nhận được sự đồng tình của các địa phương.
Theo ông Hồ Mạnh Hà – Phó phòng Quản lý di sản, Sở VH-TT&DL, Quyết định 18 có nhiều điểm mới, phù hợp với tình hình thực tế hơn so với Quyết định 195 trước đây. Cụ thể, phạm vi điều chỉnh của Quyết định được mở rộng, mang tính phổ quát hơn bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh chứ không gói gọn trong các di tích lịch sử, văn hóa như Quyết định 195 trước đây. Đặc biệt, Điều 8, Quyết định 18 quy định phân bổ nguồn công đức linh hoạt hơn, chú trọng đến công tác phúc lợi xã hội tại địa phương và quỹ bảo tồn di sản. Đối với quỹ phúc lợi xã hội do đơn vị được phân cấp quản lý di tích điều tiết nhưng trong  số lượng % nhất định có kiểm soát. Còn quỹ bảo tồn di sản là quỹ chung do UBND tỉnh ra quyết định thành lập nhằm tạo ra một quỹ trích từ nguồn công đức tại các di tích để hỗ trợ công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Hòm tiền giọt dầu ở đền Hồng Sơn (TP Vinh)
Hòm tiền giọt dầu ở đền Hồng Sơn (TP Vinh)
Quyết định 18 cũng quy định chặt chẽ hơn trong việc thành lập tổ giám sát công đức. Trong đó, mở rộng thành phần đối với từng đối tượng được phân cấp quản lý. Đối với các di tích được phân cấp cho UBND huyện, thành, thị, xã, phường… thì thành phần tổ giám sát bao gồm đại diện HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Hội Người cao tuổi, Hội CCB, Thanh tra, Tài chính. Đối với các di tích được phân cấp cho các sở, ban, ngành quản lý thì thành phần tổ giám sát gồm lãnh đạo đơn vị, phòng chuyên môn, thanh tra nhân dân, công đoàn, đoàn thanh niên, tài chính ngành. Quy định này giúp tăng cường quản lý, giám sát, làm minh bạch hóa hoạt động thu chi tiền công đức ở các di tích, củng cố niềm tin trong nhân dân và du khách thập phương.
Quyết định 18/2016/QĐUB nêu rõ, hàng năm, nếu nguồn chi cho hoạt động thường xuyên và cho hợp đồng lao động tại di tích không sử dụng hết thì số tiền còn lại được điều chuyển cho hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích đó. Đối với nguồn kinh phí tu bổ tôn tạo di tích, nếu trong năm đơn vị chưa có nhu cầu sử dụng thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng; Trường hợp di tích đã tu bổ hoàn chỉnh, nguồn công đức còn nhưng không có nhu cầu sử dụng thì đơn vị quản lý di tích xem xét, quyết định điều chuyển sang phục vụ tu bổ tôn tạo, phát huy giá trị cho các di tích khác tại địa phương. 

Phương Chi

tin mới

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.