Khi chốn linh thiêng bị 'thương mại hoá'

(Baonghean.vn) - Ngày xuân, các địa chỉ linh thiêng như đền, chùa luôn thu hút khách thập phương vãn cảnh, dâng hương. Dù đã được chấn chỉnh nhưng ở mội số nơi vẫn còn tồn tại việc đặt quá nhiều hòm công đức, nhan nhản người ăn xin… gây nên sự phản cảm.

Ở đền Cờn, dù có bảng hiệu với nội dung nhắc nhở du khách không cho người ăn xin tiền. Nhưng cảnh người anh xin vẫn còn tồn tại bên phía ngoài các lối vào đền. Trong ảnh là biển đề nghị không cho người ăn xin tiền tại đền Cờn trong. Ảnh: Hà Giang
Ở đền Cờn, người ta phải treo bảng hiệu với nội dung nhắc nhở du khách không cho tiền người ăn xin do tình trạng "cái bang" nhan nhản gây phản cảm chốn linh thiêng. Ảnh: Hà Giang
Một số người già ngồi xin tiền trên lối dẫn lên đền Cờn ngoài. Ảnh: Hà Giang
Tuy nhiên, một số người ăn xin vẫn thản nhiên ngồi ngay lối dẫn lên đền Cờn ngoài. Ảnh: Hà Giang
Là ngôi đền có quy mô lớn, linh thiêng nhất, vậy nên tình trạng thương mại hóa ở đền Cờn trong khá rõ qua việc đặt quá nhiều hòm công đức. Trong ảnh là hòm công đức ở trung điện. Ảnh: Hà Giang
Ngoài ra, tình trạng thương mại hoá ở đền Cờn cũng đáng bàn khi đặt quá nhiều hòm công đức. Trong ảnh là hòm công đức ở trung điện. Ảnh: Hà Giang
Việc đặt hòm công đức gây phản cảm nhất, có lẽ là ở trước mặt thượng điện. Nơi đây, hình như chỉ có
Thượng điện luôn đóng cửa nhưng phía trước vẫn có 2 hòm công đức để "phục vụ" khách làm lễ vọng ở bên ngoài. Ảnh: Hà Giang
Trước cửa vào chính điện đền Cờn cũng có một hòm công đức. Ảnh: Hà Giang
Trước cửa vào chính điện đền Cờn cũng có một hòm công đức. Ảnh: Hà Giang
Tượng ông thần giữ đền cũng trở thành nơi đặt tiền công đức. Ảnh: Hà Giang
Tượng ông thần giữ đền bất đắc dĩ bị du khách tự ý trưng dụng làm nơi để tiền công đức. Ảnh: Hà Giang
Theo Quyết định số 2245/QĐ- BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,mỗi di tích không đặt quá 3 hòm công đức. Bên cạnh đó, Bộ cũng có Chỉ thị 251 yêu cầu ngành văn hóa các địa phương ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực (xóc thẻ, rút thẻ, bói toán, cúng thuê, cờ bạc trá hình...); và đặt quá nhiều hòm công đức, đặt lễ, đặt tiền giọt dầu tùy tiện. Vì vậy, Sở VHTT&DL và chính quyền các huyện, thành, thị cần tăng cường công tác quản lý, không để tình trạng thương mại hóa xẩy ra, làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp chốn linh thiêng,... Ảnh: Nhật Lân
Theo Quyết định số 2245/QĐ- BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi di tích không đặt quá 3 hòm công đức. Bên cạnh đó, Bộ cũng có Chỉ thị 251 yêu cầu ngành văn hóa các địa phương ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực (xóc thẻ, rút thẻ, bói toán, cúng thuê, cờ bạc trá hình...); và đặt quá nhiều hòm công đức, đặt lễ, đặt tiền giọt dầu tùy tiện.  Ảnh: Hà Giang

Hà Giang

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.