Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Trường Đại học Vinh: 25 năm xây dựng và trưởng thành

Nhất An - Dương Ngọc

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean) - Ở khu vực Bắc miền Trung, trong lĩnh vực giảng dạy và bồi dưỡng Ngoại ngữ, chúng ta không thể không nhắc tới Khoa Sư phạm Ngoại ngữ Trường Đại học Vinh. Quá trình phát triển của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ như dòng sông Lam, một dòng chảy lịch sử đầy ắp những sự kiện không thể phai nhòa.

Những mốc son 
không thể nào quên

Nhớ lại buổi ban đầu, vào năm 1959, Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh được thành lập với 2 khoa Toán và Ngữ văn. Lúc này thầy Nguyễn Hữu Phúc là giáo viên Nga văn duy nhất đại diện cho bộ môn Ngoại ngữ. Những năm đầu khó khăn, vất vả, chương trình giảng dạy Ngoại ngữ hoàn toàn do giáo viên tự biên soạn. Ngày 6/1/1964, trường ra quyết định thành lập tổ Nga văn gồm 6 giáo viên tiếng Nga giảng dạy tại các khoa Văn, Toán, Lý, Sinh, Hóa.

Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh trong những năm đầu thành lập
Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh trong những năm đầu thành lập

Tổ Nga văn thành lập chưa được bao lâu thì giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, trường phải rời thành phố Vinh sơ tán về các vùng quê nông thôn và miền núi. Từ Thạch Thành (Thanh Hóa) trở về Nghệ An, các khoa ở cách xa nhau hàng chục cây số, giáo viên Ngoại ngữ phải về sinh hoạt với các khoa khác nhau: khoa Toán ở Quỳnh Diễn, khoa Lý ở Hoàng Mai, khoa Hóa ở Quỳnh Dị, khoa Văn ở Quỳnh Văn... Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, việc tham khảo tài liệu, giáo trình hết sức khó khăn, giáo viên phải tự tìm tòi biên soạn bài giảng cho sinh viên để nâng cao chất lượng dạy học.

Khi điều kiện chuẩn bị đã chín muồi, với đội ngũ được nâng cao trình độ chuyên môn và chương trình đào tạo đạt các tiêu chí của một khoa chuyên ngành, ngày 27/10/1994, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký Quyết định số 3090/GD-ĐT thành lập Khoa Ngoại ngữ với nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành cử nhân Sư phạm tiếng Anh và các ngôn ngữ khác như Pháp, Nga, Trung cho các ngành không chuyên Ngoại ngữ, đánh dấu mốc son mới trong quá trình phát triển của đơn vị. Đây là vinh dự to lớn, cũng là trách nhiệm nặng nề của Đảng và Nhà nước giao phó cho cán bộ khoa Ngoại ngữ trong thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế. Thầy Lê Hồng Thi - nguyên chủ nhiệm bộ môn Ngoại ngữ được nhà trường bổ nhiệm làm Trưởng khoa đầu tiên.

Trường Đại học Vinh đã tổ chức Lễ Công bố Quyết định Chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Vinh.
Lễ Công bố Quyết định Chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Vinh.

Như vậy, từ ban đầu chỉ có một mã ngành đào tạo Cử nhân Sư phạm tiếng Anh, khoa đã mở rộng thêm các mã ngành đào tạo Cử nhân Sư phạm tiếng Pháp (1998), Ngôn ngữ Anh (2003), chương trình Ngôn ngữ Anh liên kết quốc tế (2005), thạc sĩ ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh (2008), chương trình tiếng Việt cho người nước ngoài, chương trình tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giáo viên tiếng Anh các cấp.

Đến năm 2013, Khoa Ngoại ngữ đón nhận mốc son mới trong tiến trình lịch sử của đơn vị. Khi Trường Đại học Vinh được Bộ GD&ĐT và Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch trường trọng điểm Quốc gia. Ngày 4/11/2013, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh ký Quyết định số 3557/QĐ-ĐHV đổi tên Khoa Ngoại ngữ thành Khoa Sư phạm Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Vinh. 

Tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Sư phạm Ngoại ngữ.
Tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Sư phạm Ngoại ngữ.

Các ngành đào tạo Sư phạm Anh và Ngôn ngữ Anh ngày càng được cải tiến. Điều này đã được ghi nhận: Năm 2018, Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông qua kết quả công nhận chương trình đào tạo Ngôn ngữ Anh đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng với số phiếu tuyệt đối 15/15. Đây là kết quả nhiều năm phấn đấu của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ trong việc nâng cao chất lượng dạy học và nghiên cứu khoa học nhằm phát triển chuyên ngành Ngôn ngữ Anh trở thành 1 trong 2 chuyên ngành chủ lực của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, bên cạnh ngành Sư phạm tiếng Anh.

Đổi mới hình thức,
nâng cao chất lượng dạy và học

Trong quá trình phát triển của mình, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ rất quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ. Đội ngũ giảng viên được đào tạo sau đại học ở các nước phát triển ngày càng nhiều: Nga 1 tiến sĩ, New Zealand 1 tiến sĩ, Nhật Bản 1 tiến sĩ, Pháp 1 tiến sĩ, Hoa Kỳ 3 thạc sĩ, Úc 2 thạc sĩ và 1 nghiên cứu sinh, Đài Loan 1 thạc sĩ. Trường Đại học Vinh và Khoa Sư phạm Ngoại ngữ rất quan tâm đến việc phát triển quy mô đào tạo và xây dựng môi trường học tập, tự học và sáng tạo cho sinh viên, cùng nhà trường hoàn thiện quy trình đào tạo theo học tín chỉ, nâng cao chất lượng giảng dạy Ngoại ngữ chuyên và không chuyên nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra cho sinh viên và học viên các hệ. Bên cạnh đó, Khoa cũng chú trọng việc tổ chức các hoạt động theo mô hình không gian Anh ngữ trong toàn trường, nhằm tạo môi trường học Ngoại ngữ cho cán bộ và sinh viên.

Sinh viên được tiếp cận môi trường học tập hiện đại tại tầng 2 thư viện Nguyễn Thúc Hào.
Sinh viên được tiếp cận môi trường học tập hiện đại tại tầng 2 thư viện Nguyễn Thúc Hào.

Sinh viên được được tiếp cận các phương pháp học và đánh giá đa dạng với các giáo trình bổ ích, thiết thực, phòng học hiện đại, trang thiết bị đầy đủ (máy chiếu, máy tính, các thiết bị nghe, nhìn) tại tầng 2 thư viện trường, thuận lợi cho quá trình học tập, tra cứu tài liệu.

Sinh viên được tham gia vào các câu lạc bộ, hội thi và hoạt động ngoại khóa như ELAC, English Speaking Zone, Nghiệp vụ sư phạm, Rèn nghề, Drama Contest... Sinh viên có thể thực tập như một cộng tác viên tại Khoa trong các lĩnh vực như: xây dựng tập san FLD Magazine; phát triển mô hình FLD Radio; phát triển và hoàn thiện website khoa; hướng dẫn triển khai các mô hình ngoại khóa và tổ chức các hoạt động tiếng Anh cộng đồng cho sinh viên không chuyên.

Ảnh trái sang, trên xuống: Hội thi Nghiệp vụ sư phạm; Hội thi Sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp; Câu lạc bộ dạy tiếng Anh; Sinh viên Khoa Sư phạm Ngoại ngữ tham gia bảo vệ môi trường.
Ảnh trái sang, trên xuống: Hội thi Nghiệp vụ sư phạm; Hội thi Sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp; Câu lạc bộ dạy tiếng Anh; Sinh viên Khoa Sư phạm Ngoại ngữ tham gia bảo vệ môi trường.

Hiện nay, nhà trường giao nhiệm vụ cho khoa Sư phạm Ngoại ngữ phụ trách chuyên môn về Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tại Trường Đại học Vinh. Từ khi tham gia Đề án năm 2011 đến nay, khoa đã góp phần tư vấn cho Bộ GD&ĐT ra các quyết sách về Ngoại ngữ, đào tạo và bồi dưỡng hàng ngàn giáo viên tiếng Anh các cấp cho khu vực Bắc miền Trung, đặc biệt ở Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An.

Song song với công tác giảng dạy, bồi dưỡng Ngoại ngữ, công tác nghiên cứu khoa học cũng đạt được thành tích đáng ghi nhận. Cán bộ khoa đã có nhiều bài viết có chất lượng đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế và trong nước. Số lượng cán bộ có bài tham gia hội thảo quốc tế ngày càng nhiều. Các đề tài cấp Bộ và cấp trường được nghiệm thu đạt chất lượng tốt. Năm 2018, Hội thảo quốc tế VinhTESOL đã được tổ chức thành công tốt đẹp, quy tụ được nhiều nhà khoa học có uy tín.

Hội thảo VinhTesol 2018 về phương pháp giảng dạy tiếng Anh do khoa Sư phạm Ngoại ngữ tổ chức.
Hội thảo VinhTesol 2018 về phương pháp giảng dạy tiếng Anh do Khoa Sư phạm Ngoại ngữ tổ chức.

Về hợp tác đối ngoại, từ khi thành lập đến nay, khoa luôn khai thác hiệu quả sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và đại sứ quán nước ngoài về hỗ trợ chuyên gia, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và giao lưu văn hóa. Khoa có mối quan hệ tốt với Hội huynh đệ Á - ÂU, "Côtes D'Armor - Việt nam", Hội ABCDE - Cộng hòa Pháp, tổ chức Giáo dục Đại học Canada, Viện Anh ngữ Hoa Kỳ, Phòng Thông tin - Văn hóa Đại sứ quán Hoa Kỳ, Chương trình Fulbright Việt Nam, Trường Đại học Rajabhat Maha Sarakham và Trường Đại học Udon Thani Vương Quốc Thái Lan...

Đại sứ làm việc với lãnh đạo Trường Đại học Vinh
Đại sứ làm việc với lãnh đạo Trường Đại học Vinh

Năm 2019, Trường Đại học Vinh tròn 60 tuổi, cũng chừng ấy thời gian lịch sử trường có dấu ấn của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ. Hàng nghìn sinh viên đã trưởng thành từ Khoa Sư phạm Ngoại ngữ đã nói lên đóng góp to lớn của tập thể cán bộ khoa nhiều thế hệ. Thành tích Khoa Sư phạm Ngoại ngữ đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Nhân lực do Trường Đại học Vinh đào tạo có đáp ứng nhu cầu xã hội hay không một phần lớn có sự đóng góp và quyết định của tập thể cán bộ khoa Sư phạm Ngoại ngữ.

tin mới

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.

Y tế học đường

Nhân viên Y tế học đường: Người 'nhiều vai'

(Baonghean.vn) - Y tế học đường đóng vai trò quan trọng trong các nhà trường. Nhưng, hiện nay, công tác này đang gặp nhiều khó khăn khi vừa thiếu về nhân lực, chưa được đầu tư và chế độ chính sách chưa đảm bảo để các nhân viên y tế yên tâm gắn bó với nghề.

Nhân viên

Chật vật như... nhân viên trường học

(Baonghean.vn) - Những người làm công tác y tế, thư viện, kế toán được gọi chung là nhân viên trường học. Họ được ví như những người thầm lặng gánh vác nhiều công việc khác nhau. Nhiều người trong số đó phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng chế độ chính sách, thu nhập còn chưa phù hợp.

Trường Đại học Vinh được phép tuyển sinh và đào tạo thêm 2 ngành sư phạm mới

Trường Đại học Vinh được phép tuyển sinh và đào tạo thêm 2 ngành sư phạm mới

(Baonghean.vn) - Ngày 19/2/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 566/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 567/QĐ-BGDĐT về việc cho phép Trường Đại học Vinh đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên (mã số 7140247) và ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý (mã số 7140249) trình độ đại học.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025 hạn chế việc 'khoanh bừa' và 'đoán mò'

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025 hạn chế việc 'khoanh bừa' và 'đoán mò'

(Baonghean.vn) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi về số môn thi, nội dung đề thi. Chính vì thế, việc Bộ Giáo dục-Đào tạo sớm công bố đề thi minh họa các môn thi sẽ là cơ sở quan trọng để các nhà trường tổ chức dạy học và ôn thi phù hợp.

Hành trình “Được học” của nữ sinh viên người Mông

Hành trình “Được học” của nữ sinh viên người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Năm 2023, dự án “Được học” được nhận Bằng khen của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Người quản lý dự án là em Lầu Nguyễn Hương Giang - nữ sinh người Mông đến từ huyện Kỳ Sơn và hiện đang là sinh viên năm thứ 2 khoa Quan hệ công chúng - Học viện Báo chí và tuyên truyền.

Lớp 12

Sớm điều chỉnh để thích ứng với các kỳ thi tuyển sinh vào đại học theo chương trình mới

(Baonghean.vn) - Sau 2 năm triển khai ở bậc trung học phổ thông, chương trình mới và việc thay đổi phương thức thi đã làm thay đổi khá nhiều về cách lựa chọn môn học, môn thi của học sinh ở các trường. Sự thay đổi này cũng buộc các trường phải thích ứng, dù còn rất nhiều khó khăn.