Đền Thánh Mẫu. Clip: Huy Thư

Khối có nhiều di tích nhất ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, khối Nam Bắc Sơn, thị trấn Nam Đàn là một trong ít khối, xóm ở Nghệ An có nhiều di tích được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Với 358 hộ dân, 1.420 nhân khẩu, Nam Bắc Sơn là một khối mới của thị trấn Nam Đàn, hình thành sau đợt sát nhập đơn vị hành chính vừa qua. Đây là một trong những khối phố có nhiều di tích lịch sử, văn hóa bậc nhất tỉnh. Ông Nguyễn Thành Nhơn - Khối trưởng khối Nam Bắc Sơn chia sẻ: “Khối có nhiều di tích, trong đó có 4 di tích đã được xếp hạng. Người dân trong khối luôn tự hào về truyền thống của quê hương và ý thức sâu sắc việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy để tôn vinh những giá trị lịch sử của cha ông. Ảnh: Huy Thư

Với 358 hộ dân, 1.420 nhân khẩu, Nam Bắc Sơn là một khối mới của thị trấn Nam Đàn, hình thành sau đợt sát nhập đơn vị hành chính vừa qua. Đây là một trong những khối phố có nhiều di tích lịch sử, văn hóa bậc nhất tỉnh. Ông Nguyễn Thành Nhơn - Khối trưởng khối Nam Bắc Sơn chia sẻ: “Khối có nhiều di tích, trong đó có 4 di tích đã được xếp hạng. Người dân trong khối luôn tự hào về truyền thống của quê hương và ý thức sâu sắc việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy để tôn vinh những giá trị lịch sử của cha ông. Ảnh: Huy Thư

Một là, đền Đức Sơn hay còn gọi là đền Thánh Mẫu là di tích cổ kính đã được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 2016. Ảnh: Huy Thư.

Một là, đền Đức Sơn hay còn gọi là đền Thánh Mẫu là di tích cổ kính đã được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 2016. Ảnh: Huy Thư.

Đền Thánh Mẫu có kiến trúc đa dạng, gồm nhiều hạng mục, như cổng tam quan, 3 tòa hạ, trung, thượng điện, miếu, bia.. Điều đặc biệt là hạ điện và trung điện của đền kết nối với nhau bằng 2 dãy hành lang dài, lợp ngói, khép kín, ở giữa có trung điện. Ảnh: Huy Thư

Đền Thánh Mẫu có kiến trúc đa dạng, gồm nhiều hạng mục, như cổng tam quan, 3 tòa hạ, trung, thượng điện, miếu, bia.. Điều đặc biệt là hạ điện và trung điện của đền kết nối với nhau bằng 2 dãy hành lang dài, lợp ngói, khép kín, ở giữa có trung điện. Ảnh: Huy Thư

Các công trình khác của đền như tam quan, dinh, miếu... tuy không đồ sộ nhưng được xây dựng trong một không gian đối xứng, hài hòa. Ảnh: Huy Thư

Các công trình khác của đền như tam quan, dinh, miếu... tuy không đồ sộ nhưng được xây dựng trong một không gian đối xứng, hài hòa. Ảnh: Huy Thư

Hiện đền Thánh Mẫu còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí cổ kính, như kiệu, long ngai, giá gương, hương án, chuông cổ, 110 bản khắc mộc cổ, sách cổ và nhiều sắc phong của triều Nguyễn. Ảnh: Huy Thư

Hiện đền Thánh Mẫu còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí cổ kính, như kiệu, long ngai, giá gương, hương án, chuông cổ, 110 bản khắc mộc cổ, sách cổ và nhiều sắc phong của triều Nguyễn. Ảnh: Huy Thư

Hai là, chùa Đức Sơn được cho là xây dựng cùng thời với đền Thánh Mẫu. Nguyên xưa, chùa có diện tích rộng với nhiều công trình như: Tam quan, bảo tháp (mộ sư), nhà lục đạo, nhà tổ, chùa hạ, chùa thượng... tạo thành một khu di tích trầm mặc và uy nghiêm. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, diện tích chùa đã bị thu hẹp, nhiều công trình cổ đã không còn. Ảnh: Huy Thư

Hai là, chùa Đức Sơn được cho là xây dựng cùng thời với đền Thánh Mẫu. Nguyên xưa, chùa có diện tích rộng với nhiều công trình như: Tam quan, bảo tháp (mộ sư), nhà lục đạo, nhà tổ, chùa hạ, chùa thượng... tạo thành một khu di tích trầm mặc và uy nghiêm. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, diện tích chùa đã bị thu hẹp, nhiều công trình cổ đã không còn. Ảnh: Huy Thư

Hiện nay, chùa Đức Sơn là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất ở Nghệ An còn lưu giữ được hệ thống tượng pháp cổ bằng gỗ, đa dạng về loại hình với gần 40 pho tượng có giá trị lớn về lịch sử, nghệ thuật… Ảnh: Huy Thư

Hiện nay, chùa Đức Sơn là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất ở Nghệ An còn lưu giữ được hệ thống tượng pháp cổ bằng gỗ, đa dạng về loại hình với gần 40 pho tượng có giá trị lớn về lịch sử, nghệ thuật… Ảnh: Huy Thư

Ngoài ra, tại chùa còn lưu giữ 210 bản khắc mộc cổ về kinh Phật khá nguyên vẹn, 1 quả chuông cổ nặng 182 kg... Chùa Đức Sơn đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Kiến Trúc – Nghệ thuật cấp Quốc gia năm 2001. Ảnh: Huy Thư

Ngoài ra, tại chùa còn lưu giữ 210 bản khắc mộc cổ về kinh Phật khá nguyên vẹn, 1 quả chuông cổ nặng 182 kg... Chùa Đức Sơn đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Kiến Trúc – Nghệ thuật cấp Quốc gia năm 2001. Ảnh: Huy Thư

Ba là, đền Nậm Sơn hay còn gọi là đền Đức Ông xây dựng từ xa xưa, thờ một danh tướng của Vua Mai Hắc Đế. Đền có nhiều công trình như nghi môn, cổng tam quan, hạ điện, thượng điện, ngũ dinh... tọa lạc giữa vườn cây cảnh xanh tươi, im mát. Ảnh: Huy Thư

Ba là, đền Nậm Sơn hay còn gọi là đền Đức Ông xây dựng từ xa xưa, thờ một danh tướng của Vua Mai Hắc Đế. Đền có nhiều công trình như nghi môn, cổng tam quan, hạ điện, thượng điện, ngũ dinh... tọa lạc giữa vườn cây cảnh xanh tươi, im mát. Ảnh: Huy Thư

Tham quan đền Đức Ông mọi người sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc cổ, đặc biệt là những mảng điêu khắc đắp hình rồng, nghê, phượng... bằng vôi vữa, mảnh sành trên nghi môn và tam quan. Tại đền còn lưu giữ được 5 đạo sắc phong của triều Tây Sơn và triều Nguyễn cùng nhiều đồ tế khí cổ kính như kiệu rồng, long ngai, hoành phi, câu đối … Đền đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 1997. Ảnh: Huy Thư

Tham quan đền Đức Ông mọi người sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc cổ, đặc biệt là những mảng điêu khắc đắp hình rồng, nghê, phượng... bằng vôi vữa, mảnh sành trên nghi môn và tam quan. Tại đền còn lưu giữ được 5 đạo sắc phong của triều Tây Sơn và triều Nguyễn cùng nhiều đồ tế khí cổ kính như kiệu rồng, long ngai, hoành phi, câu đối … Đền đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 1997. Ảnh: Huy Thư

Thứ tư là, đình Đức Nậm là ngôi đình cổ 5 gian gắn liền với sinh hoạt cộng đồng của làng Đức Nậm xưa. Sau nhiều thế kỷ tồn tại, đình đã được trùng tu, tôn tạo khang trang. Đình đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Ảnh: Huy Thư

Thứ tư là, đình Đức Nậm là ngôi đình cổ 5 gian gắn liền với sinh hoạt cộng đồng của làng Đức Nậm xưa. Sau nhiều thế kỷ tồn tại, đình đã được trùng tu, tôn tạo khang trang. Đình đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Ảnh: Huy Thư

Ngoài 4 di tích đã được xếp hạng ở trên, ở khối Nam Bắc Sơn còn có giếng Chùa, là một giếng cổ được xây bằng đá ong. Giếng quanh năm đầy nước, là nguồn nước sạch quan trọng của người dân địa phương. Về thăm các di tích ở khối Nam Bắc Sơn, thị trấn Nam Đàn, du khách sẽ cảm nhận sâu sắc hơn bề dày văn hóa của một vùng đất cổ gắn liền với kinh đô Vạn An xưa, đúng như câu ca dân gian truyền tụng: “Đất vua, chùa làng phong cảnh bụt/ Người đời của thế nước non tiên”. Ảnh: Huy Thư

Ngoài 4 di tích đã được xếp hạng ở trên, ở khối Nam Bắc Sơn còn có giếng Chùa, là một giếng cổ được xây bằng đá ong. Giếng quanh năm đầy nước, là nguồn nước sạch quan trọng của người dân địa phương. Về thăm các di tích ở khối Nam Bắc Sơn, thị trấn Nam Đàn, du khách sẽ cảm nhận sâu sắc hơn bề dày văn hóa của một vùng đất cổ gắn liền với kinh đô Vạn An xưa, đúng như câu ca dân gian truyền tụng: “Đất vua, chùa làng phong cảnh bụt/ Người đời của thế nước non tiên”. Ảnh: Huy Thư

Clip: Huy Thư

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.