Khởi sắc "con chữ" vùng tái định cư

(Baonghean) - Đã ngót chục năm kể từ ngày chuyển đến vùng đất mới, đến nay cuộc sống của những hộ dân ở Khu tái định cư Thuỷ điện Bản Vẽ ở 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm (Thanh Chương) đang dần ổn định. Cùng với đó, chuyện dạy chữ trên vùng đất mới cũng đang có những bước tiến vững chắc…
Đến thăm Trường THCS Kim Lâm, Thanh Sơn, huyện Thanh Chương thuộc Khu tái định cư Thủy điện Bản Vẽ đầu năm học mới. Ngôi trường khang trang nằm giữa bạt ngàn núi đồi. Những dãy phòng học sạch, đẹp, ngăn nắp đang rộn rã tiếng học bài. Dẫn chúng tôi ghé thăm các phòng học, thầy giáo Lê Văn Lương, Hiệu trưởng Trường THCS Kim Lâm cho biết: 100% học sinh của trường là người dân tộc Thái và Khơ mú. Ngày mới về định cư ở đây nhiều em chưa có “thói quen” đi học nhưng giờ thì các em đến trường rất nề nếp.
Năm nay trường đón 302 học sinh của cả 3 khối lớp 7,8,9; chất lượng dạy và học của trường được nâng lên hàng năm. 4 năm đầu, toàn trường chỉ có 2 em học sinh giỏi, không có giáo viên dạy giỏi,  nhưng năm học vừa qua đã có tới 54 em học sinh giỏi huyện và trường, 3 lượt em được công nhận học sinh giỏi tỉnh; 4 năm liền trường đều đạt danh hiệu trường tiên tiến. Nhiều em dù cái ăn, cái mặc vẫn còn thiếu thốn nhưng đã nỗ lực vươn lên đạt thành tích học tập tốt”.
Tại lớp 7C, chúng tôi gặp em Lô Thị Út Thương, người dân tộc Thái. Nhà Út Thương ở bản Kim Chiêng, bố mẹ làm rẫy, cuộc sống nghèo khó nhưng cả 4 chị em Thương đều chăm ngoan, học giỏi. Chị gái lớn đang là sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Vinh, chị thứ hai học Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh. Noi gương các chị, trong 5 năm liền Út Thương đều là học sinh tiên tiến, năm học vừa qua em đạt học sinh giỏi huyện môn Văn. 
Tiết học ở Trường THCS Kim Lâm (Thanh Chương).
Tiết học ở Trường THCS Kim Lâm (Thanh Chương).
Dân bản ở Thanh Sơn giờ đây đã chú trọng nhiều hơn đến việc học của con cái, học trò đã gắn bó hơn với trường, lớp và nỗ lực học tập hơn.  Năm học này, xã Thanh Sơn đã đầu tư 200 triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất của trường THCS và trường mầm non. Ngoài ra, các trường còn quyên góp sách, vận động xây dựng tủ sách cho học sinh mượn học. Hàng năm hội khuyến học của xã vận động được trên 10 triệu đồng để khen thưởng cho học sinh vượt khó học giỏi. Hiện nay, 100% trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường, kết quả học tập của học sinh các cấp 1, 2 ngày càng được nâng cao. Đối với một xã nghèo, vừa tái định cư trên vùng đất mới thì đây thực sự là một kết quả đáng mừng.
Rời Thanh Sơn, chúng tôi đến Khu tái định cư Ngọc Lâm, nơi có 12 điểm trường với trên 1,1 nghìn học sinh các dân tộc Thái, Khơ mú đang theo học. Năm học này, Trường Tiểu học Hương Tiến (Ngọc Lâm) đón 470 học sinh (chủ yếu là dân tộc Thái và Khơ mú) đến lớp. Những ngày đầu năm học, sỹ số các lớp đều đầy đủ,  không có học sinh vắng, bỏ học. Để có được kết quả đó, trước năm học mới một tháng, các giáo viên của trường không quản khó khăn, đến tận từng nhà vận động các em trở lại trường. Các thầy, cô  còn tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cho các học sinh yếu kém, giúp các em có được nền tảng kiến thức tốt để vững vàng bước vào năm học mới. Cán bộ, giáo viên nhà trường còn quyên góp ủng hộ sách vở, quần áo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Thầy Đậu Đình Đức, Hiệu trưởng nhà trường vui mừng cho biết: “Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, đến nay học sinh của trường không còn thiếu sách vở, quần áo đã đủ đầy hơn”. Năm học mới, UBND xã đã hỗ trợ nhà trường kinh phí để tổ chức khai giảng và tặng quà cho trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Có 32 học sinh được nhận học bổng Viettel, học bổng của Đồn Biên phòng Ngọc Lâm, học bổng C.I (Zhi - Shan)… Đó là những món quà đầy ý nghĩa động viên các em trong năm học mới. 
Khu tái định cư 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm hiện có 23 điểm trường với 2.251 học sinh của cả 3 cấp học. Để học trò vùng tái định cư có được môi trường học tập tốt, hàng năm cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành Giáo dục huyện Thanh Chương đã quan tâm kêu gọi các cá nhân, tổ chức, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí học tập, tặng quà, tặng áo ấm, áo đồng phục, vở viết nhằm động viên khuyến khích, nâng bước các em đến trường. Bên cạnh đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy tại địa bàn cũng được quan tâm bổ sung. Hiện nay tỷ lệ giáo viên ở các trường vùng tái định cư của cả 3 cấp học đều đạt và trên tỷ lệ quy định, đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu tiền. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được bồi dưỡng nâng cao đạt chuẩn và trên chuẩn. Riêng trong năm học 2014 - 2015, có 19 giáo viên giỏi cấp huyện...
Cách đây 10 năm, những bản làng vùng tái định cư hoàn thành, bà con dắt díu nhau từ huyện Tương Dương về vùng đất mới với muôn vàn khó khăn. Sự học của các em ở khu tái định cư cũng gian nan không kém khi có quá nhiều em theo bố mẹ quay lại vùng lòng hồ. Thế nhưng, hiện nay, với sự nỗ lực của cả giáo viên, phụ huynh, học sinh và các cơ quan chức năng, sự nghiệp “trồng người” ở vùng tái định cư đã có nhiều khởi sắc. Không còn cảnh học sinh nghỉ học theo bố mẹ lên rừng làm nương, rẫy, nhiều học sinh đã ý thức được việc học và trở thành những học sinh ngoan, học giỏi. Chất lượng dạy và học tăng hàng năm.
Năm học 2010 - 2011 mới chỉ có 14 em đạt danh hiệu học sinh giỏi huyện, nhưng năm học 2014 - 2015 có tới 57 em. Số học sinh đến trường chuyên cần nhiều hơn, số em nghỉ học, bỏ học giữa chừng giảm hẳn. Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình lên lớp theo chuẩn kiến thức kỹ năng tăng cao (năm học 2014 - 2015 là gần 90%). Chất lượng bữa ăn và môi trường sinh hoạt bán trú của các cháu mầm non được nâng lên, học sinh được hoạt động, trải nghiệm trong điều kiện đầy đủ về đồ dùng, đồ chơi, học liệu quy chuẩn. “Nếu so với cách đây 10 năm thì đây quả là một bước tiến dài”, ông Lê Văn Thành, Phó phòng Giáo dục huyện Thanh Chương cho phấn khởi cho biết.
Đinh Nguyệt 

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.