Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy: Tiềm năng và hướng mở
Ngày 19/5/2011, Thủ tướng Chính phủ có quyết định nâng cấp Cửa khẩu Thanh Thủy từ cửa khẩu phụ lên thành cửa khẩu Quốc gia. Việc mở cửa Cửa khẩu sẽ rút ngắn được hơn 120 km từ TP Vinh đi thủ đô Viêng Chăn so với Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) và Cửa khẩu Na Mèo (Quan Sơn). Đây sẽ là cơ hội lớn cho Nghệ An phát triển cả trên lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Ngày 19/5/2011, Thủ tướng Chính phủ có quyết định nâng cấp Cửa khẩu Thanh Thủy từ cửa khẩu phụ lên thành cửa khẩu Quốc gia. Việc mở cửa Cửa khẩu sẽ rút ngắn được hơn 120 km từ TP Vinh đi thủđô Viêng Chăn so với Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) và Cửa khẩu Na Mèo (Quan Sơn). Đây sẽ là cơ hội lớn cho Nghệ An phát triển cả trên lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Khu kinh tế Cửa khẩu Thanh Thủy (KKTCKTT), nằm tại ngã 3 xã Thanh Thủy (Thanh Chương). Vùng thiết lập KKTCK Thanh Chương có diện tích trên 21.382 ha, nằm ở 4 xã Thanh Thủy, Thanh An, Thanh Hà, Võ Liệt. Cửa khẩu nằm trên QL 46, giáp với tỉnh Bôlikhamxay của nước bạn Lào, cách TP Vinh 68 Km, cách cảng Cửa Lò - một cảng biển lớn của Nghệ An và khu vực chưa đầy 85 cây số.
Tuần tra biên giới tại Cửa khẩu Thanh Thủy. Ảnh: Hà Lành
Khi tuyến đường từ Khăm- Cợt- một thị trấn sầm uất của Lào đến Cửa khẩu Thanh Thủy dài 110 km được nâng cấp, thì con đường này sẽ trở thành tuyến huyết mạch giao thương hàng hóa từ Lào sang Việt Nam. Đối diện với Cửa khẩu Thanh Thủy, phía bên tỉnh Bôlikhamxay, địa hình khá bằng phẳng, diện tíchrộng hàng ngàn ha, thích hợp cho việc xây dựng các cụm công nghiệp và trồng cây công nghiệp- một địa thế rất hiếm trong dọc biên giới Việt Lào.
Mặt khác, khi các doanh nhân Việt
Phát triển dịch vụ thương mại được coi là trọng tâm của KKTCKTT. Theo dự báo, vào năm 2015, tổng kim ngạch XNK qua Khu kinh tế sẽđạt trên 5 triệu USD và tăng lên hơn 40 triệu vào năm 2020. Đểđạt được mức tăng trưởng khả quan như vậy, các kênh lưu thông và các mặt hàng chủ yếu qua cửa khẩu bao gồm cả hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Lào, Đông bắc Thái Lan và hàng hóa nhập khẩu từ Lào. Các hoạt động thương mại sẽđược đa dạng hóa, trong đó ưu tiên phát triển các loại hình thương mại xuất nhập khẩu. Mạng lưới chợ gắn với các trung tâm xã sẽđược ưu tiên phát triển, đồng thời xây dựng các cửa hàng miễn thuế, chợ trung tâm cửa khẩu, hệ thống kho đầu mối thông dụng, kho xăng dầu để trung chuyển sang Lào và Đông Bắc Thái Lan v.v.
Với tiềm năng của một vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, giao thông thuận lợi, trong tương lai, nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, mua sắm.Đểđáp ứng nhu cầu của du khách, các khách sạn, nhà nghỉ và các dịch vụđi kèm chất lượng cao sẽđược đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó, là các trung tâm dịch vụ, trạm dừng trên các tuyến đường đi qua Cửa khẩu. Đồng thời, phát triển các dịch vụ tiền tệ, tạo điều kiện để các ngân hàng trong và ngoài nước thành lập chi nhánh trên địa bàn KKTCK. Đi kèm với đó là xây dựng mạng lưới viễn thông hiện đại, cung cấp các dịch vụđa dạng, chất lượng cao...
Đồng chí Thái Văn Hằng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Cùng việc phát triển các dịch vụ vận tải, ngân hàng, trong chiến lược phát triển KKTCK, Nghệ An chủ trương đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông lâm sản, các sản phẩm có thế mạnh của địa phương như chè, thịt gia súc, đồ gỗ cao cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đồng thời, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, da giày, điện tử, điện lạnh cao cấp v.v. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như nghề mộc, mây tre đan xuất khẩu được coi trọng; quan tâm du nhập các ngành nghề mới, có lợi thế so sánh và thị trường tiêu thụ tốt.
Bên cạnh các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm hình thành để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm sạch, có năng suất, chất lượng cao cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Hệ thống sản xuất, cung ứng giống cây, con, vật tư, phân bón phát triển cho nhu cầu trên địa bàn, vùng phụ cận và thị trường Lào.
Quan điểm của tỉnh là việc quy hoạch và triển khai xây dựng KKTCKTT cần phải đầy đủ công năng của cửa khẩu quốc tế, đáp ứng được nhu cầu trong tương lai khi Cửa khẩu tiếp tục được nâng cấp theo tinh thần chỉđạo của Chính phủ. Hiện tại, đường lên cửa khẩu của phía Việt
Nhóm PV