Khuất tất trong việc thu tiền thiết bị điện ở Có Phảo (Tương Dương)?

(Baonghean) - Hàng chục hộ dân ở bản Có Phảo, xã Yên Na, huyện Tương Dương rất bất bình trước việc làm thiếu minh bạch được cho là của một số cán bộ, nhân viên Chi nhánh Điện lực Tương Dương. Chỉ thay cái hộp đựng công tơ điện, mỗi gia đình phải nộp 1,6 triệu đồng nhưng không có chứng từ, hóa đơn, nếu gia đình nào không nộp thì sẽ bị cắt điện.
Chúng tôi đến bản Có Phảo vào một ngày đầu tháng 4/2014, chứng kiến bức xúc của những gia đình sinh sống hai bên trục đường chính chạy qua bản về số tiền phải nộp cho 2 người, cách đây gần 6 tháng, mà họ khẳng định là cán bộ, nhân viên của Chi nhánh Điện lực huyện Tương Dương. Bản Có Phảo cách hồ Thủy điện Bản Vẽ chừng 1 km, vùng đất này trước đây là khu vực làm việc của Ban Quản lý Dự án thủy điện Bản Vẽ. Sau khi Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ hoàn thành, vùng đất này được bàn giao lại cho địa phương quản lý, cũng từ năm 2011 lại nay, khu đất này là nơi tái định cư cho một số hộ là đồng bào các dân tộc trong xã và một số từ xuôi lên làm ăn. Khi số hộ dân này đến đây sinh sống, họ được tiếp nhận, sử dụng công trình điện sinh hoạt do Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ để lại, nên toàn bộ phần cột điện đều bằng ống thép, dây dẫn điện trần. 
Bà Tâm (mẹ anh Khăm Xay) và vợ của anh Phan Trọng Hoàn trao đổi sự việc với phóng viên.
Bà Tâm (mẹ anh Khăm Xay) và vợ của anh Phan Trọng Hoàn trao đổi sự việc
với phóng viên.
Theo người dân phản ánh, tháng 11/2013, một số cán bộ, nhân viên của Chi nhánh Điện lực huyện Tương Dương đem công tơ điện và hộp đựng công tơ đến thay thế thiết bị cũ cho trên 20 hộ dân tại bản Có Phảo. Sau khi thay thế xong, những người này yêu cầu mỗi hộ phải nộp số tiền 1,6 triệu đồng cho họ, nếu gia đình nào không nộp thì sẽ bị cắt điện. Vì sợ bị cắt điện, nên những hộ dân này phải chấp nhận nộp tiền cho họ mà không hề có hóa đơn, chứng từ gì. Trong số trên 20 hộ ấy, chỉ có vài hộ được thay công tơ mới, số còn lại giữ nguyên công tơ cũ, chỉ thay hộp đựng. Điều vô lý là, công tơ điện của 2 gia đình cùng chung 1 hộp, cũng phải nộp mỗi hộ 1,6 triệu đồng. 
Bà Tâm, mẹ của anh Khăm Xay, bức xúc: Nhà tôi và nhà anh Phan Trọng Hoàn cùng chung nhau 1 hộp đựng công tơ. Sau khi thay hộp đựng công tơ điện xong, họ yêu cầu mỗi gia đình phải nộp 1,6 triệu đồng. Chúng tôi cứ tưởng họ thay cả công tơ mới, nhưng ra kiểm tra, thấy công tơ cũ của nhà mình sử dụng lâu nay, họ chỉ thay mỗi cái hộp mà bắt chúng tôi phải nộp 3,2 triệu đồng, không có hóa đơn thu tiền.  
Chị Lô Thị Hương – Trưởng bản Có Phảo nói: Tôi có nghe người dân phản ánh đến sự việc đó cách đây đã khá lâu, không hiểu lý do gì mà họ lại thu của bà con số tiền nhiều như thế. Nói xong, chị Hương dẫn chúng tôi đến một số hộ để xác minh lại thông tin. Tại nhà chị Vi Thị Kim Hòa, chị Hương cùng người dân đếm từ đầu đến cuối bản, có trên 20 hộ phải nộp số tiền 1,6 triệu đồng/hộ cho nhân viên điện lực Tương Dương, trong đó phần lớn số hộ chỉ được thay mỗi cái hộp đựng công tơ điện. 
Gia đình chị Vi Thị Kim Hòa cũng phải nộp 1,6 triệu đồng, nhưng gia đình chị là một trong số rất ít hộ được thay cả công tơ điện và hộp mới. Thế nhưng, chiếc công tơ mới của gia đình chị Hòa lại không hoạt động được. Gia đình chị Hòa buôn bán hàng tạp hóa, sử dụng 2 tủ lạnh, ti vi, nồi cơm điện…. nhưng sau gần 6 tháng sử dụng, chỉ số tiêu thụ điện năng của công tơ của gia đình mới hiện con số 00004 (4 kw). Chị Hòa, bộc bạch: Thấy nhiều tháng liền không thấy nhân viên điện lực đến đưa hóa đơn thu tiền điện, tôi đã nhiều lần có ý kiến nên thu theo tháng, chứ để lâu quá, số tiền sẽ nhiều, nhưng cho đến nay vẫn không thấy. Nghi ngờ, tôi nhìn vào công tơ điện, thấy không hoạt động, vậy mà cán bộ kỹ thuật điện lực không kiểm tra, thay cho gia đình chiếc khác.
Đến Chi nhánh Điện lực huyện Tương Dương, được ông Trần Đình Tú – Giám đốc Chi nhánh cho rằng, sau khi công trình Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ kết thúc, công nhân rút khỏi địa bàn, đến nay chưa bàn giao công trình điện cho Chi nhánh Điện lực Tương Dương quản lý, nên Chi nhánh chưa có dự án xây dựng đường điện quốc gia để bán điện sinh hoạt tận hộ cho khu vực này. Còn việc bà con nộp 1,6 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên điện lực hay không thì tôi không biết gì. Nếu có thì chỉ là sự thỏa thuận giữa người dân với người thu tiền điện tại địa phương. Khu vực đó Chi nhánh có hợp đồng với 1 người là anh Vi Văn Xuân ở bản Xốp Mạt hàng tháng thu tiền điện, có thể người dân và anh Xuân thỏa thuận lắp công tơ và hộp thì họ thu tiền như vậy. 
Trở lại bản Có Phảo một lần nữa, chúng tôi vào nhà anh Võ Trung Kiên, là hộ duy nhất yêu cầu người nhận tiền phải viết giấy nhận tiền bằng tay. Chị Phạm Thị Bình - vợ của anh Kiên rất bất bình trước sự việc cán bộ, nhân viên điện lực Tương Dương thu khoản tiền khuất tất của dân, rồi cho chúng tôi xem tờ giấy nhận tiền viết bằng tay, một bản thông báo “Về việc thu hồi trạm biến áp T1, T5 Thủy điện Bản Vẽ” của Chi nhánh Điện lực Tương Dương ngày 21/9/2013, gửi cho UBND xã Yên Na và khách hàng sử dụng điện; cùng với nhiều hóa đơn GTGT thu tiền điện do Chi nhánh Điện lực Tương Dương cấp. Trong đó, giấy nhận tiền ghi rõ: “Hôm nay, ngày 23/11/2013 tôi là Lê Văn Khánh có nhận của gia đình anh Võ Trung Kiên số tiền là 1.600.000 đồng (một triệu sáu trăm nghìn đồng). Ký tên Lê Văn Khánh”. 
Bản viết tay nhận tiền của gia đình anh Võ Trung Kiên do cán bộ, nhân viên điện lực Tương Dương viết.
Bản viết tay nhận tiền của gia đình anh Võ Trung Kiên do cán bộ, nhân viên điện lực Tương Dương viết.
Còn nội dung của bản thông báo nói rằng, hiện nay điện lực Tương Dương có kế hoạch mua lại TBA T1 để phục vụ cấp điện trở lại cho nhân dân khu vực bản Vẽ. Để đảm bảo mục đích an toàn và cấp điện liên tục cho khách hàng, Điện lực Tương Dương đề nghị khách hàng phải thay thế dây sau công tơ theo quy định; khách hàng khắc phục tình trạng cây cối, nhà cửa trong hành lang lưới điện hạ thế.
Như vậy, từ tháng 9 năm 2013, Chi nhánh Điện lực Tương Dương đã có kế hoạch tiếp nhận một số trạm biến áp điện tại khu vực TĐC Có Phảo. Vậy mà ông Trần Đình Tú lại trả lời, đến nay khu vực TĐC Có Phảo, cụ thể là trạm biến áp T1 và T5 chưa được Công ty Bản Vẽ bàn giao cho Chi nhánh Điện lực Tương Dương quản lý? 
Còn việc ai chính là người trực tiếp nhận số tiền 1,6 triệu đồng của hơn 20 hộ dân đã nói ở trên, chúng tôi trở lại Chi nhánh Điện lực Tương Dương, được ông Trần Đình Tú xác nhận, trong cơ quan có cán bộ tên là Lê Văn Khánh. Căn cứ vào bản viết tay nhận tiền do chúng tôi cung cấp, ông Tú khẳng định đó chính là chữ viết và chữ ký của anh Lê Văn Khánh. Ông Tú cho biết, ngày đó đơn vị không cử anh Khánh đi làm việc này. Anh Khánh hiện là cán bộ phụ trách bộ phận kỹ thuật an toàn của đơn vị. Như vậy, việc cán bộ, nhân viên của Chi nhánh Điện lực Tương Dương vào bản Có Phảo thay hộp đựng công tơ điện để tự tiện thu tiền của dân là có cơ sở? 
Những hộ dân TĐC ở bản Có Phảo là đồng bào các dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn, 1,6 triệu đồng là khoản tiền khá lớn đối với bà con. Việc lợi dụng chiêu bài thay thiết bị điện để thu tiền không có hóa đơn chứng từ là việc làm thiếu minh bạch. Các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc điều tra làm rõ. 
P.V

tin mới

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

(Baonghean.vn) -Thực hiện Kế hoạch mở đợt kiểm tra cao điểm về hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), chiều 28/3, đoàn công tác Ban chỉ đạo IUU của tỉnh tiến hành kiểm tra tại địa bàn Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai.

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.