Khúc quân hành còn mãi

22/01/2008 15:28

Như một sự sắp đặt của lịch sử, tuổi 40 của Trung đoàn bắt đầu từ mùa Xuân, và là xuân Mậu Thân 1968 với dấu ấn của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân lịch sử. Xuân ấy, chính xác là ngày 8/2/1968, từ Nam Đàn – Quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh có một trung đoàn bộ binh được thành lập theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu để kịp thời tham gia góp lửa vào cuộc tổngtấn công và nổi dậy.

Như một sự sắp đặt của lịch sử, tuổi 40 của Trung đoàn bắt đầu từ mùa Xuân, và là xuân Mậu Thân 1968 với dấu ấn của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân lịch sử. Xuân ấy, chính xác là ngày 8/2/1968, từ Nam Đàn – Quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh có một trung đoàn bộ binh được thành lập theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu để kịp thời tham gia góp lửa vào cuộc tổngtấn công và nổi dậy.

Tấm ảnh Bác Hồ với lời thề quyết tử được viết bằng máu của các chiến sỹ trong trận chiến đấu tiêu diệt cao điểm 544.



Đó là trung đoàn 27-Trung đoàn Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cũng như những đơn vị ở Quân Khu 4 được thành lập theo cái cách vừa hành quân, vừa tiếp nhận, tổ chức biên chế lực lượng. Trung đoàn 27 với những tiểu đoàn bộ binh, đại đội hoả lực được “ráp” trong quá trình vừa hành quân vào phía Nam, vừahoàn chỉnh đội hình đơn vị… Vậy nhưng chỉ sau một tuần đặt chân vào bờ nam sông Bến Hải, phân đội bộ binh đầu tiên của Trung đoàn đã nổ súng lập công đầu, tiêu diệt gọn một trung đội thám báo Mỹ tại làng Gia Bình , xã Gio An, Gio Cam. Chiến công làm vững lòng tin và tạo thế cho các đơn vị của trung đoàn trong quá trình vây ép Cồn Tiên, áp sát uy hiếp tuyến hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra. Trong một tháng liên tục nổ súng, trung đoàn đã lần lượt tiêu diệt 2 đại đội lính “kỵ binh bay” Mỹ tạilàng Cam Vũ (Gio Cam) và liền sau đó là trận đánh tiêu hao, phá tan trận càn của các đơn vị hỗn hợp Mỹ, nguỵ tại ngã tư Sòng ngay cửa ngõ Đông Hà.

Thắng và đồng nghĩa với những trận thắng là bắt đầu một chặng dài gian nan trong lửa đạn để nhân cách người lính trung đoàn được bộc lộ, toả sáng. Nhận ra đang có một “cái gì khác lạ” về lực lượng tham chiến của quân giải phóng đã và đang trực tiếp khoét sâu thêm lỗ hổng của tuyến hàng rào phòng thủ chiến lược tại đường 9, địch đã dồn một lúc 4 thiết đoàn tăng và lính lữ đoàn “kỵ binh bay” Mỹ từ Khe Sanh về Gio Cam để nống lấn, giải vây cho các vị trí then chốt của chúng đang bị quân giải phóng uy hiếp. Lửa thử vàng, trong cuộc chiến khốc liệt không cân về lực lượng giữa một tiểu đoàn thiếu của trung đoàn 27 (lúc đó mang mật danh Phan Rang) với 4 thiết đoàn tăng. Từ trong vòng vây của lực lượng “thiện chiến” Mỹ đông gấp hàng chục lần, các chiến sỹ trung đoàn với trận đánh theo phương thức vận động tấn công đã tiêu diệt hơn 150 tên “kỵ binh bay” Mỹ. Giành dật với địch từng gốc cây, hốc đất… trong một hướng chiến đấu, một tiểu đội của trung đoàn đã lần lượt bị thương vong , cơ số đạn vơi dần. Trong tình huống ngặt nghèo này, tiểu đội trưởng Cao Như Thiêm với những vết thương găm kín trên người vẫn một mình một súng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Lợi dụng lúc chỉ còn một mình Thiêm bị thương và hết đạn,bọn Mỹ ào lên bắt anh. Nhìn người chiến sỹ giải phóng chi chít vết thương, sau một trận đấm đá phủ đầu, bọn chỉ huy địch gọi phiên dịch đến buộc Thiêm khai phiên hiệu đơn vị. Không một lời kêu rên trước kẻ thù, Thiêm khảng khái:

- Tao biết phiên hiệu đơn vị đểđánh Mỹ chứ không phải để khai báo với quân xâm lược!

Biết không thể khuất phục được người chiến sỹ giải phóng, bọn lính Mỹ đã kéo anh tựa vào gốc cây đa làng Gia Bình và nổ súng.Trong giây phút cuối đời, Cao Như Thiêm đã xoay mặt hướng về phía Bắc hô to: Đảng lao động Việt Nam muôn năm. Việt Nam nhất định thắng, Bác Hồ muôn năm…

Lễ thả hoa, thắp hương của các chiến sỹ trung đoàn 27 Triệu Hải thực hiện trong những lần hành hương về chiến trường xưa. Nay đã thành lễ hội thả hoa tryền thống của đồng bào chiến sỹ Quảng Trị.

Vâng, hôm đó là ngày 26/3/1968. Ngày mà khí tiết của người chiến sỹ Quân giải phóng đã làm những tên xâm lược Mỹ, hung hăng cũng phải khiếp sợ. Qua bọn lính nguỵ thất trận về Đông Hà thuật lại với vẻ kính nể, bà con cô bác Đông Hà đều xúc động và tự hào về người chiến sỹ giải phóng quân quả cảm. Và qua tấm gương sáng về ý chí chiến đấu kiên trung của Cao Như Thiêm, người Đảng viên trẻ, người con của quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh, đã thành sự khởi đầu chuỗi dài kết tinh nhân cách và truyền thống vẻ vang của những chiến sĩ trung đoàn.

Trung đoàn tuổi 40! Là từng năm tuổi được kết thành những nốt thanh âm trong ca khúc “Cờ Xô Viết bay”- Một cakhúc truyềnthống trung đoàn, mà khi bỏ đi phần giai điệu tiết tấu, phần ca từ còn lại sẽ là những trang nhật ký chiến tranh, ghi nhận nhưng trận đánh nổi tiếng của trung đoàn trên chiến trường đường 9, Quảng Trị. Từchiến dịch “tìm diệt” bộ binh cơ giới địch với những trận đánh tăng lừng danh tại Sáp Đá mài, Tân Kim, Miếu Bái Sơn, Hồ Khê, Đá Bạc…năm 1969.Tiếp đến chiến dịch đánh giao thông trên trục đường số 9 từ Đông Hà lên Lao Bảo, chặn đánh, tiêu diệthàng trăm chiếc xe vận chuyển quân, xăng dầu, súng đạn của địch trong chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 1971.

Đặc biệt chiến dịch vây ép, tiêu diệt cao điểm 544 (Pulơ) con mắt thần đặc biệt quan trọng trong hệ thống hàng rào điện tử Mắc-Na-ma-ra. Hàng tháng trời đội bom, đối pháo với phương châm “Vây -lấn -tấn- phá- triệt- diệt” cán bộ chiến sĩ trung đoàn đã thể hiện phẩm chất lính trung đoàn bằng một trận thắng oanh liệt, san bằng cao điểm 544. Một trận thắng trở thànhphương châm tác chiến kinh điển của quân đội ta đãđược các hãng tin phương tây đánh giá “Với trận vây ép, tiến tới tiêu diệt cao điểm Pulơ (544), các đơn vị Bắc Việt đã làm nên một trận Điện Biên Phủ ở Miền Nam”.

Trung đoàn trong đội hình hiệp đồng binh chủng thẳng tiến vào Sài Gòn 30/4 /1975


Một trận thắng đáng nhớ khác của trung đoàn diễn ra trên cao điểm 182. Một trung đội bộ binh của trung đoàn quần nhau với hai đại đội lính “cổ da” Mỹ. Chiến sĩ Tân bị thương mù hai mắt, khi đồng đội định dìu anh về tuyến sau, Tân đã kiên quyết:

- Hãy để tôi ở lại chốt với các đồng đội. Tôi mù mắt, không thấy địch để bắn thì các đồng chí chỉ hướng địch cho tôi ném lựu đạn. Còn người còn trận địa, nhất địnhtôi không thể rời chốt lúc này.

Còn người còn trận địa! Từ tấm gương của chiến sỹ Tân, các chiến sỹ trong trung đội đã tựa vào nhau chiến đấu, đánh lui hàng chục cuộc tấn công của địch bằng lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu đã được nâng lên như lời của trung đội trưởng Hoà:

- Cao điểm 182 đã bị bom đạn đánh sạt xuống còn 180 mét, nhưng qua hành động anh hùng của anh em giữ chốt hôm nay, cao điểm 182 đã được nâng cao thành 1.800 mét!

Đầu năm 1972, đúng vào mùa xuân thứ 5 của trung đoàn tại mặt trận đường 9, Quảng Trị, lịch sử lại đặt lên vai trung đoàn trọng trách nổ phát súng lệnh mở màn cho chiến dịch tổng tiến công giải phóng Quảng Trị. Từ tình huống đặc biệt, trận đánh mở màn sớm hơn giờ “G” 20 phút đã được cán bộ chiến sĩ trung đoàn thể hiện thành trận thắng đặc biệt với hiệu suất cao. Đập tan cuộc hành quân giải vây của trung đoàn 56 lính nguỵ, bắt sống gần 600 tù binh. Điều đặc biệt, cùng với các hướng nổ súng của đơn vị bạn, sau “phát súng lệnh” góp phần quan trọng mở toang cánh cửa phía tây, trung đoàn đã cùng đại quân thẳng thọc sâu giải phóng hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng, tham gia giải phóng thị xã Quảng Trị và sau đó tiếp tục chốt giữ, đánh địch phản kích tại cánh đông thành cổQuảng Trị trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ cổ thành. Và với bề dày chiến công, trung đoàn đã được Đảng, nhà nước tuyên dương danh hiệu Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang. Và niềm vui đó đã lại được nhân đôi khi trung đoàn với công lao giải phóng 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng đã được đồng bào, chiến sỹ Quảng Trị trao tặng tên mới- Trung đoàn Triệu Hải anh hùng.


Nhắc lại những ngày quên ăn, đêm quên ngủ trên đường hành tiến về phía mục tiêu giải phóng Sài Gòn, nhiều chiến sỹ trung đoàn đã không thể quên được một chiều dừng chân tại Đồng Xoài với lời thề quyết tử cho mục tiêu giải phóng Sài Gòn.

Thượng sỹ Phạm Quang Hùng, một người lính Hà Nội nhớ lại: Ngày đó, sau khi rời sông Đáy từ 16/3/1975, suốt hơn nửa tháng mở đường mà tiến! thần tốc theo mệnh lệnh trực tiếp của Bộ tổng tham mưu… Chiều ngày 12/4/1975, cả đơn vị tập kết tại cánh rừng cao su Đồng Xoài. Theo lệnh từ trung đoàn, cán bộ từ trung đội trưởng trở lên tập trung nghe phổ biến mệnh lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch đã được Đảng uỷ trung đoàn qua nghị quyết để chuyển hoá thành mệnh lệnh cụ thể cho từng mũi, từng cánh quân đơn vị. Giữa không khí nao nức trận mạc, trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu sau khi phác nhanh thần thái tiến công của các cánh quân giải phóng từ các hướng thần tốc tiến về phía Sài Gòn đã kết lại một cách ấn tượng:

- Mệnh lệnh của trung đoàn là thọc sâu! Chiến sỹ thọc sâu, tiểu đội thọc sâu, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn và cả tôi cũng thọc sâu! Đây là thời cơ, là vinh dự và trách nhiệm của trung đoàn trước tổ quốc. Cho dù trong chiến dich này, cả trung đoàn có thể chỉ còn lại cái tên trong bảo tàng chiến tranh, nhưng dù có hi sinh, mỗi người lính trung đoàn hãy hi sinh trong tư thế hướng mặt về phía Sài Gòn!

Vâng, Ngay trước cửa ngõ Sài Gòn 35 năm trước, từng có một mệnh lệnh chiến đấu được phát ra như một lời thề thiêng liêng - Lời thề quyết tử, cho trận chiến quyết tử tiến về Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam của những người lính trung đoàn 27 Triệu Hải anh hùng.

Ngay sau khi rời Đồng Xoài, cả trung đoàn như một cơn lốc thần tốc đánh vỗ mặt vào chi khu Lái Thiêu, Tân Uyên, cụm địch trên đường 16, cầu Vĩnh Bình, Bình Triệu…mở đường thọc sâu đánh thẳng vào trung tâm tiếp huyết, khu quân binh chủng nguỵ rồi nhập vào các cánh quân bạn trong niềm vui tột cùng - Giải phóng Sài Gòn, giải phóng Miền Nam. Và trong ngất ngây niềm vui toàn thắng, nhiều người lính đã bật khóc khi ngoảnh nhìn lại trong đội hình đơn vị đã không còn đủ mặt những đồng đội thân yêu - Những người đã vĩnh viễn đi suốt dọc đường chiến thắng để về thẳng bảo tàng trong lòng Tổ Quốc với lời thề quyết tử trong tư thế ngoảnh mặt về phía đô thành Sài Gòn.

Trung đoàn tuổi 40! Vâng vừa đúng 40 năm kết nối liên tục những nét chạm khắc của chiến tranh giải phóng đã làm nên chân dung trung đoàn 27 Triệu Hải anh hùng. Trong nao nức chuẩn bị cho ngày gặp mặt truyền thống, tin vui từ chỉ huy Sư đoàn thông báo: Năm 2007, thêm một năm nữa trong liên tục nhiều năm, trung đoàn 27 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Lê Bá Dương

Nổi bật Báo Nghệ An

Mới nhất

x
Khúc quân hành còn mãi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO