Kiểm lâm Nghệ An phát huy vai trò nòng cốt trong quản lý bảo vệ rừng

(Baonghean) - Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, cùng với lực lượng kiểm lâm cả nước, lực lượng kiểm lâm Nghệ An đã vượt lên nhiều khó khăn, trở ngại, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần đắc lực vào công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đưa độ che phủ của rừng Nghệ An từ 42% vào năm 2001 lên 53,5% vào năm 2012.

Ngày 21/5/1973, Chính phủ ban hành Nghị định 101/CP quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm và ngày này trở thành ngày truyền thống của lực lượng Kiểm lâm Việt Nam. Chi cục Kiểm lâm Nghệ An được thành lập ngày 3/2/1974 theo Quyết định số 170/QĐ của Tổng cục Lâm nghiệp.

Buổi đầu thành lập, trên 90% cán bộ, nhân viên là bộ đội chuyển ngành, chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lại hoạt động trong điều kiện ý thức của cán bộ, nhân dân về bảo vệ rừng còn hạn chế, tài nguyên rừng lớn, trải rộng, vấn nạn khai thác, buôn bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép và cháy rừng xảy ra khắp nơi. Thực tiễn đó đặt ra trọng trách khá nặng nề, song  được sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên, kịp thời của UBND tỉnh và Sở NN & PTNT, Kiểm lâm Nghệ An đã có bước đổi mới tương đối toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt, ngành đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân thấy rõ công tác quản lý bảo vệ rừng là trách nhiệm của các cấp chính quyền và mỗi người dân, Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt.

Hoạt động của ngành cũng có nhiều đổi mới phù hợp tình hình đã chuyển từ chủ yếu kiểm tra kiểm soát sang đưa lực lượng về địa bàn tổ chức bảo vệ rừng tận gốc. Đồng thời, chủ động phối hợp tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện nhiều cơ chế chính sách quan trọng tạo bước đột phá trong quản lý bảo vệ rừng. Nổi bật đã triển khai có hiệu quả Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/CP và nay là Nghị định 163 của Chính phủ đã góp phần đưa 90% đất rừng từ vô chủ đến có chủ; Tham mưu triển khai công tác quản lý nương rẫy, quản lý phòng cháy, chữa cháy rừng và tham gia thực hiện nhiều dự án bảo vệ rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi, như: PAM 2780, 4126, 4304, Chương trình 327, Dự án Lâm nghiệp EU, Dự án bảo vệ rừng và lưu vực sông ĐANIDA, Chương trình trồng rừng theo Quyết định 661, 135, 167 của Chính phủ và trồng rừng Việt Đức... thực sự tạo ra một bước chuyển mới trong xã hội hoá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế đáng kể nạn khai thác lâm sản, đốt phá rừng làm rẫy trái phép và gây cháy rừng.

Các đơn vị trên địa bàn huyện Quế Phong ký cam kết thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng năm 2013. Ảnh: H.Y

Bên cạnh đó, luôn chú trọng chiến lược quản lý, bảo vệ rừng, xây dựng các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, vừa đảm bảo giữ nguyên được vốn rừng, vừa góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, tạo đà phát triển du lịch sinh thái. Hiện Kiểm lâm Nghệ An trực tiếp xây dựng và tổ chức quản lý 2 khu rừng đặc dụng: Vườn Quốc gia Pù Mát hơn 91 ngàn ha và Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống gần 50 ngàn ha, cùng nhiều khu rừng phòng hộ xung yếu; thực hiện hơn 50 mô hình quản lý bảo vệ rừng và sản xuất nông, lâm kết hợp trên các vùng sinh thái khác nhau; góp phần xây dựng  Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An với diện tích hơn 1,1 triệu ha, lớn nhất Đông nam Á. Đồng thời quan tâm nghiên cứu các đề tài khoa học, tiếp cận, ứng dụng các thành tựu, công nghệ, phương tiện, kỹ thuật tiên tiến, như: nghiên cứu, sản xuất, sử dụng các chế phẩm sinh học Bôvêrin, BT, o­ng mắt đỏ… trong phòng trừ sâu róm thông; ứng dụng công nghệ cao GIS trong theo dõi diễn biến rừng, quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ tin học trong thông tin, tổng hợp, báo cáo, quản lý cán bộ công chức, quản lý tài chính; cập nhật theo dõi các vụ việc vi phạm lâm luật...

Thực hiện nhiệm vụ thừa hành pháp luật, Kiểm lâm Nghệ An đã triển khai nhiều phương án biện pháp tích cực ngặn chặn nạn khai thác, vận chuyển, buôn bán và tàng trữ lâm sản. 40 năm qua, đã phát hiện và xử lý gần 166 ngàn vụ vi phạm lâm luật, đề nghị khởi tố hình sự gần 440 vụ, với hàng trăm bị can; tịch thu hơn 130 ngàn m3 gỗ các loại, hàng ngàn ste củi, hàng ngàn tấn lâm đặc sản các loại, hàng ngàn công cụ, phương tiện vi phạm khác,  truy thu cho ngân sách trên 680 tỷ đồng. Riêng 20 năm thực hiện công ước Cites về bảo vệ động vật hoang dã, đã thu giữ hơn 125 tấn động vật rừng các loại, nuôi dưỡng, thả về rừng nhiều cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm. Nhờ đó, vi phạm lâm luật ngày càng giảm. Chỉ so sánh trong thời gian 8 năm trở lại nay (2004 -2012), bình quân số vụ năm sau giảm hơn năm trước 14 - 18%. Kết quả đó đã góp phần lập lại trật tự quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và ổn định trật tự an ninh xã hội của tỉnh.

Trong cuộc chiến bảo vệ rừng đầy cam go và phức tạp cán bộ, công chức Kiểm lâm Nghệ An không chỉ đổ nhiều mồ hôi, sức lực mà còn cả máu. Hai chiến sỹ kiểm lâm đã hy sinh, 19 cán bộ, chiến sỹ khác đã phải mang thương tật suốt đời. Ghi nhận công lao và thành tích đó Đảng và Nhà nước đã trao tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý cho tập thể và cá nhân. Trong đó lực lượng Kiểm lâm Nghệ An vinh dự được tặng thưởng Huân chương hạng Ba và hạng Nhì về những thành tích xuất sắc trong công tác và xây dựng lực lượng.

Tự hào với kết quả đã đạt được càng thấy rõ trách nhiệm phía trước rất nặng nề, nhất là trong xu thế hội nhập, phát triển, với sự tác động của biến đổi khí hậu và mặt trái cơ chế thị trường, nạn cháy rừng, khai thác buôn bán lâm sản, phát nương làm rẫy, săn bắt động vật rừng trái phép và tình trạng chống người thừa hành công vụ diễn ra rất phức tạp. Nhiệm vụ bảo vệ rừng đang đứng trước những cam go thử thách mới, đòi hỏi lực lượng Kiểm lâm phải thực sự đổi mới về chất, từ tổ chức & xây dựng lực lượng đến tư duy và phương pháp hoạt động; tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ rừng sau đây:

Thứ nhất là: Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp, chuyển đổi sâu sắc nhận thức của cán bộ, nhân dân trong việc bảo vệ rừng, xây dựng phát triển vốn rừng. Trong đó, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 và Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách bảo vệ và phát triển rừng, Chỉ thị 31/CT-UBND ngày 27/12/2011 về kiểm tra, truy quét, thu giữ lâm sản trái phép.  

Thứ hai là: Nâng cao chất lượng hoạt động thông qua bố trí hợp lý các hạt, trạm, làm tốt công tác tuyển dụng, sắp xếp luân chuyển cán bộ gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, sàng lọc, sớm đưa ra khỏi lực lượng những cán bộ công chức Kiểm lâm năng lực kém, sa sút về phẩm chất đạo đức, không hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ ba là:  Làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản theo hướng tăng cường các biện pháp tuần tra rừng, phát hiện xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm lâm luật, nhất là nạn khai thác lâm sản trái phép.

Thứ tư là: Tăng cường biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động Kiểm lâm trên địa bàn toàn tỉnh, phát hiện sớm những tồn tại, yếu kém, có biện pháp khắc phục điều chỉnh kịp thời, không để tình hình xấu diễn biến kéo dài. Nhất là đẩy mạnh hoạt động của Ban thanh tra chống tiêu cực nội ngành, kiên quyết làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức Kiểm lâm theo tinh thần Chỉ thị 3714/CT-BNN ngày 15/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng  Kiểm lâm. Địa phương nào để phá rừng, phát nương làm rẫy, tàng trữ, chế biến, buôn bán lâm sản trái phép, thì kiểm lâm viên, lãnh đạo Kiểm lâm đều phải liên đới chịu trách nhiệm.

Thứ năm là: Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa giữa lực lượng Kiểm lâm với các ban, ngành chức năng và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển vốn rừng một cách  tích cực, có hiệu quả trên cơ sở xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với lực lượng Công an, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ đội Biên phòng tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. 

Cuối cùng là: Phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, thu hút mọi nguồn lực của xã hội vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển vốn rừng. Biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong bảo vệ, phát triển vốn rừng, nhất là những tấm gương sáng về lòng quả cảm, vượt qua những cảm dỗ vật chất, đấu tranh cương quyết với lâm tặc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Lê Cao Bính (Phó Giám đốc Sở NN& PTNT, Chi cục trưởng Kiểm lâm Nghệ An)

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.