Kinh hoàng lòng lợn được làm sạch bằng... ủng

Nội tạng được chất thành đống trên nền gạch, một vài người tay cầm vòi xịt, chân đi ủng còn bám đầy phân, nước thải, dùng hết sức giậm vào từng đống nội tạng.

Một cỗ lòng có cả bát giun sán

Nếu như ở các nước phương Tây, nội tạng động vật chỉ được dùng chế biến làm thức ăn cho vật nuôi, thì ở VN, nội tạng động vật lại là món ăn “khoái khẩu” và được coi là bổ dưỡng. Không chỉ có nội tạng tươi, đáp ứng nhu cầu “ăn ngay” của người dân, các quán bán lòng nhồi, dạ dày chín mọc lên ngày càng nhiều và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì… vô cùng nhộm nhoạm.

Tại một lò mổ có quy mô lớn trên địa bàn huyện Thanh Oai, tuy đây là khu giết mổ hiện đại, đầy đủ dụng cụ, phương tiện với số vốn hàng trăm tỷ đồng, song toàn bộ khâu giết mổ đều là thủ công, phương tiện thô sơ, không đảm bảo vệ sinh. Lò mổ được chia thành 2 khu riêng biệt: Khu giết mổ tập chung và khu làm nội tạng.

Đám lòng non trong túi ni-lon này từng được vứt trên nền đất bẩn và làm sạch bằng... ủng.

Tại khu giết mổ, hàng trăm con lợn được mổ phanh ngay dưới sàn xi măng. Cạnh đó là chuồng nhốt lợn chờ “hóa kiếp”. Trên sàn nhà, ngoài máu, nước tiểu, lông thì phân lợn vương vãi khắp nơi, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Khi mổ lợn xong, nhân viên dùng ủng dẵm đạp lên thịt và dùng vòi nước để rửa, tạo nên một bãi nước đen kịt, hôi hám ứ đọng khắp sàn mổ. Nội tạng sau khi được tách khỏi thân lợn, được chất thành đống trên nền gạch, một vài người tay cầm vòi xịt, chân đi ủng còn bám đầy phân, nước thải, dùng hết sức giậm vào từng đống nội tạng rồi vứt ra một góc chờ các tiểu thương đến thu gom để bán ra thị trường.

Theo một tiểu thương đến đây lấy hàng, nội tạng được các lò mổ bán với giá rất rẻ, chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng/kg đối với lòng ngon. Sau khi gom đủ số hàng cần thiết, những tiểu thương này sẽ đem ra vòi nước phía ngoài khu giết mổ và rửa qua lại lần nữa cho trôi hết phân còn tồn dư bên trong.

Vô tư “đánh chén”

Tại các chợ Ngã Tư Sở, Nghĩa Tân, Gia Lâm… các loại lòng lợn tươi sống khá hút khách. Theo các tiểu thương thì những sản phẩm này thường “cháy” hàng rất sớm. Giá mặt hàng này giao động từ 60.000-90.000 đồng/kg tùy loại. Các loại lòng lợn chế biến sẵn giá “chat” hơn nhiều. Nếu như một cân thịt lợn có giá khoảng 100.000 đồng/kg thì món lòng xe điếu (lòng non của lợn) đã được chế biến sẵn có giá từ 400.000-500.000 đồng/kg

Đều đều vào đầu giờ chiều, các quầy hàng lại lấy từ đâu về ăm ắp, nóng hổi nào lòng, dạ dày, tim gan, tràng... trắng bóng và thơm lừng. Tuy nhiên, điều mà ít thực khách để ý chính là nguồn gốc xuất xứ cũng như độ an toàn từ những loại thực phẩm này.
Tại chợ Ngọc Lâm (Long Biên, HN). Cả chợ có khoảng gần chục hàng bán đồ ăn chín. Có bàn được bày ra giữa ngã ba đường, không tủ, không túi ni-lông che phủ. Lại có bàn vừa bán thịt lợn tươi sống vừa bán lòng lợn chín. Một cái thớt nhỏ vừa được bà chủ dùng để thái thịt lợn tươi cho khách, vừa dùng luôn để thái lòng lợn chín. Khách nào kêu ca thì bà vội vàng lấy chiếc khăn mặt nhầu nhĩ, đã ngả sang màu nhờ nhờ ra lau qua loa.

Tất cả “lộ thiên” 100% trên bàn với đủ loại: lòng non, lòng già, tràng, dạ dày, dồi tiết, gan... Bà bán hàng cũng để đôi tay “lộ thiên” mà không có lấy một cái găng tay ni-lông chiếu lệ. Tại đây, dạ dày được bán với giá 30.000 đồng/lạng, tràng lợn là 40.000 đồng/lạng và dồi là 23.000 đồng/lạng… "Ăn gì chị lấy cho", bà chủ hàng vừa hỏi vừa thoăn thoắt nhấc từng loại đặt lên trước mặt khách hàng mỗi khi đọc đến tên.

“Mình rửa qua loa thôi, cho trôi phân và giun sán đi. Chứ người tiêu dùng mua về phải bóp muối rửa cho sạch sẽ... ”, một người làm ở lò giết mổ nói.

Theo chị Thuận (kinh doanh thực phẩm tại chợ Ngọc Lâm): "Do là món ăn yêu thích của nhiều người, nhất là cánh mày râu thích “nhậu nhẹt”, nên lòng lợn, dạ dày, cuống họng... thường bán rất chạy; bên cạnh đó, do mỗi con lợn chỉ có một bộ lòng nên giá loại thực phẩm này khá đắt...".

Trong vòng 15 phút đứng tại quầy bán lòng nhồi, dạ dày chín, phóng viên đã chứng kiến chục người ghé vào mua hàng. Tay thoăn thoắt cắt, rồi nhúng vào nồi nước sôi, lại thoăn thoắt vớt ra đổ vào túi ni-lông, thêm vài nhúm rau sống, miếng chanh cắt nửa quả… bà chủ quán gói hàng, cân hàng cho khách nhanh như máy.

Hỏi sao bà không dùng cái gì để che bụi bẩn cho đám lòng bày phơi ra bán ngoài đường thì bà chậc lưỡi: “Lo gì, có cái nồi nước sôi ở đây, nhúng vào là vi khuẩn vi trùng chết hết rồi mà.” Nói đoạn bà lườm: “Sợ bẩn thì mua lòng sống về mà làm em ạ, đứng tránh sang 1 bên cho chị bán hàng.” Khổ nỗi, nhúng nước sôi xong thì tay bà chủ hàng lại trực tiếp bốc lòng, gói lòng cho khách. Mà bàn tay ấy thì cả buổi chẳng rửa lần nào.

Chị Nguyễn Thị Bắc (Nguyễn Như Tiếp, Long Biên, HN) lắc đầu: “Hôm trước chồng tôi đi chợ, mua về nửa cân cả lòng nhồi và dạ dày lợn đã được chế biến sẵn. Lúc bày thức ăn ra đĩa, tôi phát hiện trên một vài miếng dạ dày có những “đốm” xanh xanh đen đen bất thường, quan sát kĩ mới biết, do người chế biến không rửa sạch nên vẫn còn… phân. Hãi quá tôi đem đổ hết vào thùng rác. Đi toi gần 200 nghìn, vừa thấy bực mình vì cái sự mất vệ sinh của những người bán. Từ đó nhà tôi “cạch” hẳn cái món lòng nhồi, dạ dày chín bán ngoài chợ này. Thích ăn thì mua về tự mình chế biến... ”.

Các món ăn từ nội tạng động vật lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, bởi hiện có rất nhiều lái buôn đã nhập lậu những loại nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí đã bị ôi thiu, rồi giao cho các cửa hàng chế biến hay tại các chợ để bán. Hẳn nhiều người vẫn chưa hết sốc khi biết được thông tin về việc cơ quan chức năng đã rất nhiều lần thu giữ hàng tấn nội tạng động vật đã bị thối, được nhập lậu từ Trung Quốc về, sau đó tẩy rửa bằng hóa chất rồi lại đem bán cho người dân với giá cắt cổ, nên có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Kết quả điều tra mới đây của Cục ATVSTP cho thấy có tới 70-90% thức ăn đường phố Hà Nội có tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli, trong đó có nguy cơ cao nhất là những món: nộm thập cẩm, nem chua, giò, lòng, dạ dày... Cũng theo điều tra này, bàn tay người làm dịch vụ này rất bẩn. Tại địa bàn TP Hà Nội, tỷ lệ bàn tay người làm thực phẩm thức ăn đường phố nhiễm E.coli tới hơn 40%.

Theo Gia đình.net - TL

tin mới

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.