"Kinh tế xanh - có vai trò của bạn"
(Baonghean) - Đồng chí Chu Thế Huyền - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời phỏng vấn của Báo Nghệ An.
PV: "Kinh tế xanh" là một mục tiêu đang được thế giới đặt ra và ngày Môi trường Thế giới năm nay với chủđề "Kinh tế Xanh - có vai trò của bạn". Vậy, vai trò, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, thưa đồng chí?
Đ/c Chu Thế Huyền: Theo Tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Kinh tế xanh là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người, tạo công bằng xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên. Phát triển Kinh tế Xanh đồng nghĩa với việc giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Một nền Kinh tế Xanh được đặc trưng bởi sự tăng trưởng bền vững của các hợp phần kinh tế có khả năng duy trì sự tăng trưởng và gia tăng nguồn vốn tự nhiên của trái đất. Các hợp phần này bao gồm năng lượng tái tạo, giao thông ít phát thải carbon, công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nông-lâm-ngư nghiệp bền vững... Phát triển Kinh tế Xanh đang trở thành mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và lựa chọn chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hướng đến nền công nghiệp sản xuất sạch, ít tác động đến môi trường
Chủđề Ngày Môi trường thế giới năm nay là "Kinh tế xanh - Có vai trò của Bạn" nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân để xây dựng nền kinh tế xanh hướng tới sự phát triển bền vững cho nhân loại.
Đồng thời, Chủđề Ngày Môi trường thế giới năm nay cũng là một hoạt động hưởng ứng "Năm Quốc tế về Năng lượng bền vững cho tất cả chúng ta - 2012" do Liên hợp quốc lựa chọn.
PV: "Kinh tế Xanh" được coi là một mô hình mới trong việc giải quyết các thách thức từ biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, an ninh lượng thực... Thời gian qua, Nghệ An đã có những hoạt động gì để hưởng ứng?
Đ/c Chu Thế Huyền:Ở Nghệ An đã có nhiều hoạt động nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường như: Tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là điện năng; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; Tiến hành xử lý các điểm ô nhiễm môi trường; Truy quét, đẩy đuổi nạn khai thác tài nguyên trái phép, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản; Khuyến khích trong việc áp dụng công nghệ sạch, tài nguyên tái tạo...
Ngày 6/4/2011, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015. Qua hơn một năm triển khai chương trình đã mang lại một số kết quảđáng khích lệđó là: nhiều tổ chức, cá nhân nhận thức được tác dụng của việc sử dụng tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng; nhiều đơn vịđã áp dụng sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, nhiều mô hình sử dụng khí biogas sinh học được nhân rộng trong nhân dân, các thiết bị tiết kiệm điện ngày càng được sử dụng nhiều hơn...
PV: Theo đồng chí, Nghệ An cần phải làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, gắn tăng trưởng với bảo vệ môi trường?
Đồng chí Chu Thế Huyền: Chủđề Ngày Môi trường đã thể hiện rõ, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hướng tới nền Kinh tế Xanh, cần đến vai trò của bạn, tôi và tất cả chúng ta. Mỗi người, bằng một hành động nhỏ, thiết thực chung tay để bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống. Thực hiện sự chỉđạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp và sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung đẩy mạnh các nhiệm vụ trọng tâm: Tăng cường và đa dạng hóa nhiều hình thức truyền thông về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng...;
Tiếp tục triển khai tốt chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015; Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trên địa bàn tỉnh; Khuyến khích và có chính sách ưu tiên lựa chọn các công nghệ thân thiện với môi trường đểđầu tư vào Nghệ An. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, quản lý năng lượng. Sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; hạn chế sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ...
Khuyến khích đầu tư vào các nguồn năng lượng bền vững, năng lượng tái sinh và năng lượng sạch như: địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, năng lượng gió; năng lượng mặt trời... Lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong việc lập quy hoạch của các ngành, lĩnh vực và các địa phương; giám sát việc thực hiện theo đúng quy hoạch đã được duyệt. Đẩy nhanh việc thực hiện và xử lý các vấn đề môi trường bức xúc trên địa bàn tỉnh.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Minh Chi (thực hiện)