Kỳ 1: Sơ hở trong quản lý đất đai

(Baonghean) - Dự án đê Cầu Dâu ở xã Tràng Sơn huyện Đô Lương nhằm mục đích di chuyển, nâng cấp đê Cầu Dâu và triển khai xây dựng khu đô thị mới và khu tái định cư cho gần 1000 hộ dân sống ven bờ sông Lam. Quá trình triển khai dự án gặp nhiều vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng bởi sự sơ hở trong quản lý đất đai.
 
Dự án này do Công ty CPXD và DVTH Lam Sơn làm chủ đầu tư nhằm mở rộng thị trấn về phía Bắc của huyện. Theo thiết kế, cùng với việc di dời con đê Cầu Dâu sang vị trí mới, dự án có ba hạng mục trọng điểm là khu đô thị mới và tái định cư; khu siêu thị và trung tâm thương mại; khu biệt thự liền kề. Dự án xây dựng trên tổng diện tích 16.603ha, tổng vốn đầu tư hơn 180 tỷ đồng. Trong đó, người được hưởng lợi trước tiên là hơn 400 hộ dân xã Tràng Sơn đang sống phía trong khu vực đê thường phải sơ tán khi có lũ về. Dự án theo hình thức hợp đồng - xây dựng chuyển giao (BT).

Kỳ 1: Sơ hở trong quản lý đất đai ảnh 1

 Đoạn đê cầu Dâu thi công dở giang.

Thời gian qua, UBND huyện Đô Lương đã thu hồi hơn 85.000 m2 đất nông nghiệp của vùng Phú Thuận, xã Tràng Sơn. Tuy nhiên, xung quanh việc đền bù có nhiều vấn đề chưa thoả đáng. Vì thế, hơn một tuần sau khi niêm yết công khai danh sách đền bù tại UBND xã Tràng Sơn đã có 35 đơn của nhân dân các xóm 11,12,13 kiến nghị, thắc mắc về vấn đề đền bù khi thu hồi đất. Thậm chí, nhiều hộ dân ở xóm 11 do thấy không có tên trong danh sách đã tự ý dựng lán ngay trên con đê đang xây dựng dở dang để ngăn không cho thi công. Bà Nguyễn Nguyên Thuỷ - xóm 11, xã Tràng Sơn, một trong 11 hộ dân phản đối phương án đền bù giải phóng mặt bằng cho rằng: Chúng tôi cũng như một số hộ dân khác trong bãi Phú Thuận không có tên trong danh sách đền bù mặc dù chúng tôi hiện vẫn đang giữ sổ đỏ.
 
Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, năm 1994 nhân dân xóm 11 và hàng trăm hộ khác ở các xã Tràng Sơn, Đông Sơn... được nhà nước giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64 để quy hoạch vùng sản xuất đền Họ Cầu Dâu khu vực ven sông Lam. Việc giao đất này được ghi nhận trong sổ đỏ của các hộ do nhà nước cấp năm 1997. Tuy nhiên, do phần đất của xóm 11 nằm sát với địa bàn khối 1, thị trấn Đô Lương sản phẩm nông nghiệp của bà con làm ra chưa thu hoạch đã bị kẻ xấu phá hoại.
 
Mặc dù vậy, vì tiếc công xây dựng mương và kênh mương nội đồng, cải tạo mặt ruộng nên nhiều hộ dân ở đây vẫn cố bám trụ khoảng 10 năm và thời gian đó họ vẫn nộp sản lượng đầy đủ. Sau đó, do "làm đến đâu bị phá đến đó, nên người dân mới bỏ hoang.
 
Việc nhân dân xóm 11 bỏ hoang đất khi đó được nhiều người xem là lẽ thường tình. Do thấy phần đất trên bỏ không nên chính quyền xã Tràng Sơn cho nhiều hộ khác thuê lại để làm lò gạch và làm trang trại. Người dân thấy đất bỏ hoang của mình nay lại sinh lợi cho xã, cho dân cũng không có ý kiến gì. Cũng chính vì lý do này nên khi dự án di chuyển, nâng cấp đê Cầu Dâu được thực hiện các hộ dân bỏ hoang đất đã không được đền bù, bởi theo như ông Phan Sỹ Hùng - thành viên hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Đô Lương thì: Khi chúng tôi lập phương án đền bù, hỗ trợ thì chỉ đền bù cho những phần đất đang sử dụng còn đất không sản xuất trong thời hạn 12 tháng thì phải bị thu hồi. Không đồng ý với phương án này, ông Phạm Viết Thắng - một hộ dân có sổ đỏ đất tại dự án cho rằng: việc chúng tôi tự ý bỏ đất là có lý do khách quan và bất khả kháng vì sau đó nhiều người khác sản xuất trên đất chúng tôi cũng không thể làm được vì bị phá quá nhiều. Nay trên giấy tờ chúng tôi vẫn là chủ hộ. Xã, huyện cũng chưa từng có một quyết định thu hồi nào.
 
Bà Nguyễn Nguyên Thuỷ - công dân xóm 11 thắc mắc: đất chúng tôi không đủ điều kiện được đền bù thì tại sao có những hộ cũng cùng chung một thửa với chúng tôi, cũng bỏ không sản xuất lại vẫn có tên trong danh sách đền bù? Cụ thể, thửa 804 có 4 hộ là Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đình Chất, Phạm Viết Ngọc thì chỉ riêng hộ Nguyễn Hồng Hà được nhận. Thửa 897 có 3 hộ Nguyễn Thị Tú, Nguyễn Trọng Thanh, Nguyên Nguyên Thủy thì chỉ riêng hộ Nguyễn Trọng Thanh được nhận. Thửa 708, 814 cũng tương tự?

(còn nữa)

Mỹ Hà

Tin mới

Những nông dân của đội tuồng làng Kẻ Gám (Yên Thành) được nhận Giải thưởng Đào Tấn

Những nông dân của đội tuồng làng Kẻ Gám (Yên Thành) được nhận Giải thưởng Đào Tấn

Ngày 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Đào Tấn 2022, tôn vinh 15 tập thể, cá nhân đã có những tác phẩm đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/5

(Baonghean.vn) - Đề nghị công nhận thành phố Vinh mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại I; Xử phạt 660 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm; Hơn 1.900 hồ sơ đăng ký thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu... là những thông tin nổi bật trong ngày 29/5.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hoàng Anh

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền đặc biệt trong thời kỳ mới

(Baonghean.vn) - Ngày 29/5, Đảng uỷ Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 154-CT/ĐUQSTW, ngày 09/4/2008 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương về tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền đặc biệt trong thời kỳ mới.
Chậm tiến độ Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn qua Hưng Nguyên: Có phải vì vướng mặt bằng?

Chậm tiến độ Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn qua Hưng Nguyên: Có phải vì vướng mặt bằng?

(Baonghean.vn) - Gần đây, Công ty CP Đầu tư Phúc Thành Hưng - đơn vị tham gia thi công Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông phản ánh, đoạn qua huyện Hưng Nguyên gặp nhiều vướng mắc ảnh hưởng tiến độ thi công của nhà đầu tư.
Truy tìm nam sinh mất tích đã 5 ngày

Truy tìm nam sinh mất tích đã 5 ngày

(Baonghean.vn) - Một nam sinh tại huyện Yên Thành bị mất tích. Mặc dù, địa phương đã huy động hàng trăm người tìm kiếm nhưng đến thời điểm này, đã 5 ngày trôi qua, vẫn chưa có kết quả.
Trả lời kiến nghị cử tri Nam Đàn về việc cắm mốc chỉ giới giữa rừng đặc dụng và rừng phòng hộ

Trả lời kiến nghị cử tri Nam Đàn về việc cắm mốc chỉ giới giữa rừng đặc dụng và rừng phòng hộ

(Baonghean.vn) - Cử tri xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn phản ánh việc cắm mốc chỉ giới giữa rừng đặc dụng với rừng phòng hộ, rừng sản xuất còn chồng chéo, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra việc tổ chức cắm mốc và thông báo để người dân biết và thực hiện.
Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An thực hiện giám sát tại bếp ăn tập thể trường học trong tỉnh. Ảnh Thành Chung

Xử phạt 660 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

(Baonghean.vn) - Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023, các đoàn công tác liên ngành, chuyên ngành đã thực hiện kiểm tra 6.337 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 781 triệu đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh: Cố gắng tìm ra dư địa phát triển trong tình hình khó khăn chung

Chủ tịch UBND tỉnh: Cố gắng tìm ra dư địa phát triển trong tình hình khó khăn chung

(Baonghean.vn) - Đứng trước những khó khăn, thách thức tác động lớn đến mục tiêu tăng trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị các sở, ngành thường xuyên theo dõi, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, cản trở, ách tắc để tìm ra các dư địa, thúc đẩy phát triển.