Kỳ 2: Khổ, lại thêm khó!
Những mảnh đời da cam
Tại các địa phương chúng tôi đã đến, có rất nhiều số phận éo le, đau đớn. Nạn nhân của chất độc da cam/dioxin là cán bộ, bộđội, TNXP, dân công hoả tuyến, dân quân du kích và nhân dân đã từng tham gia chiến đấu, phục vụ trên các chiến trường B,C, K, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Họđang mang trong mình những căn bệnh quái ác, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.
Ở
Phóng viên Báo Nghệ An gặp gỡ người dân tìm hiểu những khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơđể hưởng chếđộ nhiễm chất độc da cam.
Còn ở Tân Phúc (Tân Kỳ), anh Đinh Xuân Lục cũng có hoàn cảnh rất đáng thương. Cả 3 người con của anh đều bị dị tật, trong đó người con lớn năm nay 26 tuổi nhưng mới chỉ cao 90cm. Rồi ông Hoà ở Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu) có 2 con 29 tuổi và 23 tuổi, đến bây giờ vẫn chỉ nằm một chỗ, không thể tự chăm sóc bản thân. Khối 5 thị trấn Anh Sơn có trường hợp bà Nguyễn Thị Năm, chồng thương binh, nay đã mất. Hai ông bà có với nhau 9 người con, nay chỉ còn lại 5, trong đó có đến 3 người bị dị tật, có một người năm nay 26 tuổi nhưng chỉ biết nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc hoàn toàn vào người khác...
Trên đây mới chỉ là một số trường hợp chúng tôi đã gặp, biết đến. Nhưng theo số liệu của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghệ An, toàn tỉnh vẫn đang còn khoảng 23.000 người mất giấy tờ, chứng lý hoặc đang được xét đối tượng chính sách đều chung hoàn cảnh đời sống bất hạnh, bệnh tật liên miên dày vò đau khổ, sinh con dị dạng, dị tật, quái thai, không làm chủđược sinh hoạt cá nhân. Nhiều gia đình đã di truyền đến thế hệ thứ 3.
Cho đến thời điểm hiện tại, Nghệ An vẫn còn khoảng 1.000 cháu cần nuôi dưỡng tập trung và phục hồi chức năng, có 15.000 đối tượng phải thường xuyên khám và chữa bệnh, 2.000 cháu cần được giúp đỡđểđến trường học tập, 5.000 người cần được học nghề, tạo việc làm, 500 gia đình cần được giúp đỡ làm nhà, vốn sản xuất. Dự án xây dựng một trung tâm nuôi dưỡng con em nạn nhân cũng đang được Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh trình lên UBND tỉnh và các ngành chức năng.
Chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân chất độc da cam, rất nhiều các ban, ngành, các tổ chức xã hội đã cùng chung tay đóng góp. Mỗi năm toàn tỉnh tổ chức một đợt quyên góp ủng hộ các nạn nhân nhiễm chất độc da cam (năm 2010 quyên góp được 2 tỷđồng), chỉ tính riêng hơn 1 tháng qua (từ 1/8 đến ngày 8/9/2011) đã có 34 cơ quan, đơn vị vận động và quyên góp ủng hộđược gần 792 triệu đồng. Mới đây, ngày 12/9, trong chương trình "Ước mơ của bé" được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, Ban tổ chức và các nhà tài trợđã dành 1,6 tỷđồng hỗ trợ cho Hội nạn nhân chất độc da cam đến từ 6 tỉnh, thành trên cả nước (tỉnh Nghệ An được hỗ trợ 225 triệu đồng)...
Nhưng bên cạnh đó, những nạn nhân chất độc da cam ở Nghệ An vẫn còn chồng chất những khó khăn. Một trong những vấn đề nan giải nhất là việc giải quyết chếđộ cho họ. Ông Nguyễn Văn Thân ở Nghi Lâm (Nghi Lộc), ông Lê Văn Đức ở Minh Thành (Yên Thành) và rất nhiều hộ dân khác ở các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên đều có chung một nỗi bức xúc khi làm hồ sơ, đó là việc triển khai các hướng dẫn cho dân chưa cụ thể, rõ ràng.
Những người dân đi làm chếđộđều ít am hiểu về giấy tờ, thủ tục, dẫn đến việc hồ sơ sai, thiếu, bị trả về rất nhiều. Điều này đã dẫn đến một thực trạng nhiều người phải bỏ tiền ra nhờ "cò" chạy qua đường dây... Ở một sốđịa phương không tổ chức họp xóm để xác minh nhưng người đi làm hồ sơ vẫn tự soạn thảo biên bản chứng nhận có họp để xác minh trường hợp A, B, C, là đúng sự thực và mang đến nhà bí thư chi bộ, xóm trưởng, thư ký... nhờ ký chứng nhận. Những người này cũng ký vì cùng xóm, cùng thôn, tình làng nghĩa xóm với nhau, ký thì cũng chẳng mất gì mà lại được lòng. Đây là một trong những mắt xích dẫn đến tiêu cực và làm sai lệch hồ sơ.
Ở huyện Yên Thành, thời gian qua có 1.790 đối tượng đã được duyệt hồ sơ hưởng chính sách. Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Xuân, cán bộ phòng LĐ-TB&XH huyện, đến nay vẫn còn 12 xã/39 xã thị trấn chưa tổng hợp số liệu, hồ sơ theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Còn lại có đến 70-80% số hồ sơđang duyệt có sai sót (trên 150 bộ) bị trả lại vì cơ bản bệnh án không hợp lý. Số hồ sơ này nằm ở các xã Minh Thành, Xuân Thành, Viên Thành, Trung Thành, Khánh Thành, Lăng Thành, Sơn Thành. Những hồ sơ bị trả lại trên đều không thấy phản hồi hoặc đến để làm lại. Ở huyện cũng đang còn khoảng 50 hồ sơđang chờ xử lý. Trừ số hồ sơđã duyệt từ tháng 7/2009 trở về trước, gần đây cũng chỉ mới khám được 30 trường hợp ung thư và 7 trường hợp tiểu đường. Như vậy, số nạn nhân da cam chưa được khám và được hưởng hiện vẫn còn rất nhiều.
Ông Nguyễn Hai-Phó Chủ tịch Hội nạn nhân da cam huyện Diễn Châu cho chúng tôi biết, huyện đã giải quyết việc xét duyệt hồ sơ cho 1.323 đối tượng theo QĐ 26 của Thủ tướng Chính phủ và 370 đối tượng theo Nghịđịnh số 54/NĐ-CP đang tập trung giải quyết cho 287 trường hợp khác theo Thông tư 07 của Bộ LĐ-TB&XH. Huyện cũng đã phối hợp với Công an tỉnh thẩm tra bệnh án tại các bệnh viện Đa khoa Nghệ An, BV Tâm thần Nghệ An, từđó phát hiện không ít hồ sơ bị sai lệch. Ngoài ra huyện cũng đã tổ chức 3 đoàn gồm phòng LĐ-TB&XH, MTTQ huyện, Hội CCB và Ban liên lạc TNXP đi thẩm tra tại các xã cũng phát hiện nhiều bệnh án không hợp lý. Số này bị loại ra và tổ chức tư vấn lại cho các đối tượng.
Điều đáng nói là thủ tục và quy trình xét duyệt hồ sơ hưởng chếđộưu đãi cho các nạn nhân hiện nay cũng còn nhiều tranh luận. Đã có chuyện con được hưởng chính sách nhưng cha thì không, chỉ vì cha không thu thập đủ giấy tờ, do thất lạc, đơn vị cũđã giải tán hoặc đổi phiên hiệu không tìm lại được để xin chứng thực thời gian và địa điểm đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
Rõ ràng là cần cách làm mới, thực tế hơn, để thể hiện rõ chính sách "Đền ơn đáp nghĩa" của Đảng, Nhà nước ta, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Nhóm PV