Kỳ 23: Điều trị triệu chứng hạ đường huyết

05/04/2013 19:07

(Baonghean) - Biến chứng hạ đường huyết nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến có những hậu quả khá nặng nề, vì vậy phải nghiêm túc và có thái độ xử trí kịp thời tùy theo tình huống cụ thể.

1. Bệnh nhân còn tỉnh:

- Uống các thức uống chứa đường cho đến khi cải thiện triệu chứng.

- Không được uống các loại đường hóa học (sacharinate de sodium, saccharineate d’ammonium) dành cho người đái tháo đường.

2. Bệnh nhân hôn mê:

Điều trị cấp cứu.

2.1. Dung dịch Glucose 30% hoặc 50%.

Bơm trực tiếp tĩnh mạch một lượng glucose như sau: Lượng Glucose = [ Trọng lượng (kg) X 0,2 ] x [ Gbt - Gh ] .Trong đó Gbt là nồng độ glucose huyết tương cần đạt ví dụ G =1 g/l, Gh là nồng độ glucose máu lúc bị hạ đường máu ví dụ Gh = 0,2 g/l. Như vậy một bệnh nhân nặng 50 kg, lượng glucose cần bơm lúc đầu là: 50 x 0,2 x (1 x 0,2) g = 8g glucose.

Không nên truyền nhỏ giọt mà phải bơm trực tiếp tĩnh mạch để đạt nồng độ glucose máu tăng nhanh và cao.

2.2. Glucagon (ống 1 mg):

Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều 1-2 mg, có thể lập lại sau 10-20 phút (thời gian bán hủy ngắn). Không sử dụng glucagon ở đối tượng nghiện rượu nặng do dự trữ glycogen ở gan kém, hoặc bệnh nhân nhịn đói đã lâu không còn glycogen dự trữ ở gan. Bệnh nhân ĐTĐ týp 1 lâu ngày cũng ít đáp ứng với glucagon.

2.3. Hydrocortisone: 100mg tiêm tĩnh mạch.


Bác sỹ Nguyễn Văn Hoàn (Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Nghệ An)

Kỳ 23: Điều trị triệu chứng hạ đường huyết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO