Kỳ cuối: Chính quyền địa phương có bao che?

(Baonghean) - Thực trạng Khai thác cát trái phép, công khai trên các dòng sông trong những năm qua, khiến nhiều người đặt câu hỏi phải chăng chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, hay có sự bao che cho hoạt động này?

>>Kỳ 1: “Cát tặc” hoành hành

Tại bến cát “khổng lồ” của ông Trần Văn Nhưng ở khối Yên Khánh - (Nam Đàn) chỉ cách UBND Thị trấn Nam Đàn và UBND huyện Nam Đàn chưa đầy 600m, tàu sắt hàng ngày vẫn về xả cát nhộn nhịp. Thế nhưng chúng tôi chẳng thấy bóng dáng lực lượng chức năng của Thị trấn hay UBND huyện Nam Đàn đến kiểm tra, kiểm soát. Ông Nhưng đang ngồi trước căn nhà chốt chặn phía trước để thu tiền mỗi khi xe ô tô chở cát từ trong bến ra. Bến cát này chưa được UBND tỉnh cấp phép khai thác mỏ,  vi phạm hành lang của 2 công trình cầu Nam Đàn và cống ba ra Nam Đàn, nhưng không hiểu sao lại được UBND huyện Nam Đàn cấp “Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa” vào ngày 20/3/2013 do ông Lê Khánh Hòa - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn ký tên.

Ông Nhưng còn khoe: Hợp đồng kinh tế bến cát sỏi của UBND Thị trấn Nam Đàn do ông Trần Văn Nhưng trúng thầu từ 28/11/2002. Với tổng diện tích bến 1362m2, hình thức thanh toán bằng tiền mặt tổng toàn bộ 6 triệu đồng cho thời hạn 30 năm là 180 triệu đồng, Ông Nhưng thẳng thừng tuyên bố rằng: Chúng tôi không khai thác cát, mà chỉ kinh doanh vật liệu xây dựng theo hợp đồng kinh tế bến cát.

Tại bến cát của ông Hà Văn Đình ở Thị trấn Nam Đàn cũng đang hoạt động rất náo nhiệt: Ông Đình cũng đưa ra một “Hợp đồng giao khoán bến kinh doanh cát sạn” của UBND Thị trấn Nam Đàn ngày 1/1/2012, thời gian sử dụng 6 năm, mức giao khoán 8,3 triệu đồng. Có thể nói rằng lợi dụng vào “bảo bối” là Giấy phép hợp đồng giao khoán bến cát kinh doanh của UBND Thị trấn Nam Đàn và “Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa” của UBND huyện Nam Đàn, hầu hết các bến cát nơi đây hoạt động công khai. Thậm chí đa số các bến cát đều có tàu thuyền hoạt động khai thác nhưng dựa trên giấy tờ thì họ chỉ nói là thu gom cát chứ không khai thác.

Trao đổi về vấn đề cống ba ra Nam Đàn là công trình trọng điểm nhưng hàng chục tàu khai thác cát làm nơi neo đậu và chui qua cống để lưu thông, trong khi Trạm quản lý cống ba ra Nam Đàn ở sát bên cũng chẳng thấy ai kiểm tra. Ông Trung - Trưởng Trạm quản lý cống ba ra Nam Đàn cho rằng: Tàu thuyền neo đậu ở Trạm không ảnh hưởng gì. Thời điểm tháng 5 đến tháng 7, UBND huyện yêu cầu chúng tôi đóng cửa cống không cho tàu thuyền lưu thông, nay hết hạn chúng tôi lại mở.

“Đối với bến cát của ông Trần Văn Nhưng đang nằm trong hành lang của cầu Nam Đàn và cống ba ra Nam Đàn. Thế sao UBND huyện vẫn cấp “Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa” cho ông Trần Văn Nhưng”? Chúng tôi hỏi Ông Lê Khánh Hòa - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn lảng tránh không trả lời, mà ông khoe rằng: “Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, huyện đã thành lập đoàn kiểm tra, từ ngày 23/5 tổ chức đi kiểm tra, rà soát, phạt được 2 tàu thuyền, về cơ bản đã đình chỉ tuyệt đối rồi”. Thế tại sao tình trạng khai thác cát vẫn hoạt động công khai và quy mô lớn trên địa bàn Nam Đàn? Tôi hỏi tiếp. Ông Hòa lý giải: “Xong đợt kiểm tra thì họ lại khai thác”… Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND Thị trấn Nam Đàn lại tỏ ra tự tin: Các bến cát này đều có từ xa xưa theo lịch sử để lại, các bến đều có giấy phép của huyện và hợp pháp.

Được biết địa bàn Nam Đàn có 19 bến cát, trong đó mới có 1 công ty được UBND tỉnh cấp phép khai thác, chủ yếu các bến hoạt động theo giấy phép “Hợp đồng giao khoán bến kinh doanh cát sạn” của UBND Thị trấn Nam Đàn, trong đó có 4 bến cá nhân hợp đồng qua đất nông nghiệp xã viên. Địa bàn Nam Đàn hiện có 52 tàu khai thác cát đã được đăng kiểm, mới đây Thị trấn Nam Đàn đã thành lập HTX Lam Sơn Đại Thành, có trên 60 thành viên, chủ yếu kinh doanh cát sỏi. Hiện HTX này đang làm thủ tục xin được cấp phép mỏ, tuy nhiên trong thời gian làm thủ tục thì các thành viên của HTX đang hoạt động khai thác cát trái phép...

Trả lời về vấn đề khai thác cát trái phép bát nháo trên sông Lam đoạn qua Đô Lương. Ông Trần Kim - Phó Trưởng phòng Tài nguyên Đô Lương lấp lửng: Không có phương tiện để đẩy đuổi khó lắm, mà có xử lý cũng không đưa được lên bờ. Đến thời điểm này địa bàn Đô Lương mới chỉ duy nhất có một doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp phép khai thác mỏ cát.

Bãi cát ở Tràng Sơn (Đô Lương).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài các đối tượng khai thác cát trái phép, thì tại các địa phương “mọc” lên nhiều doanh nghiệp trình cơ quan chức năng xin được làm thủ tục cấp mỏ khai thác cát. Trong quá trình chờ thủ tục được cấp phép các doanh nghiệp này đã đầu tư máy móc, thiết bị cơ giới như tàu hút cát, cần trục, máy xúc lật, máy múc, ô tô vận tải để khai thác cát trái phép với quy mô lớn. Điển hình tại Bồi Sơn - Đô Lương, là doanh nghiệp Bảo Ngân, doanh nghiệp Hoa Bình. Kế tiếp là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hải An khai thác cát ở Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) nhiều năm qua thủ tục chưa xong nhưng đã đầu tư hàng tỷ đồng sắm thiết bị máy móc đào khoét làm sạt lở bờ sông, gây bức xúc trong dư luận.

Ông Nguyễn Duy Châu - Chủ tịch UBND xã Bồi Sơn cho biết: Xã đang tăng cường quản lý khoáng sản,  triển khai mời các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện khai thác ký cam kết. Trong khi người dân đang bức xúc vấn nạn lở đất do khai thác cát làm thay đổi dòng chảy thì ông Châu nói thêm: Đoạn sông ở xã Bồi Sơn không hút cát thì sẽ dễ bồi lấp.

Để ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép bừa bãi, thiết nghĩ các lực lượng chức năng cần phải mạnh tay và kiên quyết. Trước tiên đối với bến cát của ông Trần Văn Nhưng ở khối Yên Khánh -Thị trấn Nam Đàn hiện nằm trong hành lang các công trình xung yếu (cầu Nam Đàn và cống ba ra Nam Đàn) nên cần phải dẹp bỏ khẩn trương bến cát này để bảo vệ 2 công trình thiết yếu. Cần phải có biện pháp kiểm soát ở 2 đầu là khai thác và tiêu thụ. Đối với khai thác cát thì các đoàn liên ngành huyện, tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra xử lý kiên quyết đối với trường hợp các doanh nghiệp không phép, hoặc đã được cấp phép nhưng chưa đủ điều kiện khai thác. Đối với đầu ra, tiêu thụ cát, cấp chính quyền, lực lượng Công an cần kiểm tra, xác minh làm rõ nguồn gốc cát, truy thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…

Nhu cầu về cát hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên số mỏ cấp trên địa bàn tỉnh rất hạn chế, chưa đầy 10 mỏ cát được cấp phép. Như Đô Lương 1 mỏ, Tân Kỳ 1 mỏ, Nam Đàn 1 mỏ… Một vị  lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường cho biết: Nguyên nhân cấp mỏ chậm là do áp dụng luật mới của Nhà nước từ ngày 1/7/2011 vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ Tài chính về (thu tiền cấp quyền) nên các mỏ cát chưa được cấp phép. Đến thời điểm này tỉnh đã quy hoạch được các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở hàng chục điểm. Như tại Nam Đàn có 5 khu vực, Thanh Chương 5 khu vực, Đô Lương 5 khu vực, Tân Kỳ 5 khu vực, Con Cuông 2 khu vực, Tương Dương 2 khu vực…

Bài, ảnh: Minh Hà

tin mới

Kiểm ngư Nghệ An tuyên truyền và nhắc nhở 1 chủ tàu cá vi phạm khi đánh bắt

Nhiều tàu cá Nghệ An còn bị mất kết nối VMS trên biển

(Baonghean.vn) - Đó là một trong những vấn đề được nêu tại hội nghị trực tuyến sáng nay (28/9) do Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức với sự tham gia của các bộ, ngành và các tỉnh ven biển.

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

(Baonghean.vn) - Trong đợt mưa lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An các ngày 26 - 27/9 thì huyện Quỳ Châu là địa phương thiệt hại nặng nề nhất, với hơn 1.000 hộ dân bị ngập. Sau khi nước rút, nhiều công trình, hoa màu trên địa bàn bị hư hỏng nặng, tài sản của người dân chìm trong bùn đất.

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

(Baonghean.vn) - Trong khi thị trường bất động sản nhiều biến động, không có nguồn cung mới, lượng hàng bán ra “nhỏ giọt", Ecopark vẫn thanh khoản nhanh chóng, nhiều dự án được bàn giao, đưa vào vận hành. Năm 2023 là năm đánh dấu sự lấn sân của nhà sáng lập Ecopark trên thị trường cả nước.

Nông dân xã Quỳnh Liên (Hoàng Mai) thu hoạch củ cải chạy lụt. Ảnh: Thanh Yên

Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch rau chạy lụt

(Baonghean.vn) - Diện tích lúa mùa và cây trồng vụ đông bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn đang tăng từng giờ. Tính đến 17h ngày 27/9, Nghệ An đã có gần 6.780 ha cây trồng các loại bị ngập úng , hư hỏng. Nông dân đang ra đồng thu hoạch rau chạy lụt. 

Tính biển của Vinh!

Tính biển của Vinh!

(Baonghean.vn) - Chắc chắn không lâu nữa, thành phố Vinh sẽ bao gồm cả thị xã Cửa Lò và một số xã phía Nam giáp sông Lam của huyện Nghi Lộc. Lúc ấy, Vinh sẽ có biển làm mặt tiền của thành phố. Vinh sẽ là thành phố biển. Nhưng từ rất lâu, Vinh đã có tính sông nước, tính biển.

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

(Baonghean.vn) - Thực hiện Lệnh vận hành hồ chứa Thuỷ điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ cho hạ du số 173 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ đã tiến hành điều tiết, cắt giảm 60% cơn lũ, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du. 

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở thành phố Vinh đã có những bứt phá mạnh mẽ. Qua đó, đã khai thác được tiềm năng vùng ven đô, tạo sinh kế cho lao động các địa phương và phục vụ du lịch.

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

(Baonghean.vn) - Bệnh cúm gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Do vậy, chính quyền địa phương các cấp, người chăn nuôi không thể chủ quan, lơ là với bệnh dịch nguy hiểm đến sức khỏe con người và vật nuôi này.

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

(Baonghean.vn) - Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, các lực lượng Công an, Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ, từng bước phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.