Kỳ I: Đa dạng bậc nhất về sinh học

(Baonghean) - Vườn quốc gia Pù Mát nằm trên sườn đông của dải Trường Sơn hùng vĩ, vùng lõi có diện tích 91.113 ha, vùng đệm diện tích 86.000 ha. Trong số 164  khu rừng đặc dụng ở Việt Nam, VQG Pù Mát là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm, được xếp hạng giá trị sinh học vào loại bậc nhất của cả nước. 
 
Vườn Quốc gia Pù Mát có chung 61,5 km đường biên giới Việt Lào, với diện tích vùng lõi 91.113 ha, vùng đệm 86.000 ha được phân bố trên 16 xã thuộc 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương. VQG Pù Mát nằm trên dải Trường Sơn có độ cao từ 100-1.841 m so với mực nước biển. Trong đó 90% diện tích của VQG có độ cao dưới 1000m, những khu vực cao nhất nằm sát biên giới Việt-Lào. Đỉnh núi cao nhất VQG Pù Mát 1.841 m, được lấy làm biểu tượng và tên gọi của VQG. Từ đỉnh Đông này, các thung lũng dốc trải dài xuống tạo thành những sườn núi có độ dốc cao. Có rất ít khu vực bằng phẳng ở VQG, các đáy thung lũng có 4 lưu vực sông chính là  Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choăng và Khe Khặng. 

 Gấu ngựa dược cứu hộ tại VQG Pù Mát

Các khám phá gần đây về những loài thú lớn mới ở dải Trường Sơn đã thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà khoa học trên thế giới. Những quan tâm về khoa học đối với khu vực này đã tăng lên nhanh chóng. Điều đó được thể hiện qua sự trợ giúp của các tổ chức đối với Chính phủ Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp bảo tồn rừng và đa dạng sinh học. Hiện tại các nhà khoa học trong và ngoài nước đã xác định ở VQG Pù Mát có 132 loài thú, trong đó có 42 loài có giá trị bảo tồn được liệt kê trong sách Đỏ Việt Nam và 25  loài bị đe dọa cấp quốc tế. Quần thể thú lớn đang bị đe dọa bởi các hoạt động bất lợi của con người, đặc biệt là loài hổ đông dương, sao la, bò tót... Riêng số lượng loài sóc bụng xám đang còn khá nhiều. VQG Pù Mát còn là một trong những nơi sinh sống của quần thể voi Châu Á lớn nhất hiện tại còn lại ở Việt Nam.  Đối với 51 loại thú nhỏ tại VQG, đây là nơi duy nhất về số loài thú ở khu vực Đông Dương. Có 53 loại bò sát trong và 33 loài lưỡng, trong đó có nhiều loài bị đe dọa như rùa ba vạch, rùa hộp trán xanh, rắn lục xanh, rắn hổ chúa. Tất cả các loài lưỡng cư và bò sát tất cả đã được chụp ảnh và bảo quản tiêu bản cho việc nghiên cứu ở Bảo tàng lịch sử thiên nhiên Chicagô, Mỹ. 
 
Về chim: Có 361 loài thuộc 49 họ và 14 bộ bao gồm cả chim bản địa và chim di cư. Trong số đó có 287 loài được liệt kê trong danh lục đỏ của IUCN, gồm 3 loài ở mức sắp nguy cấp (VU), 7 loài ở mức sắp bị đe dọa (NT) và 277 loài ở mức ít lo ngại. Bên cạnh đó, VQG còn có 39 loài dơi, có 7 loài đang trong nguy cơ bị đe dọa, là nơi có cấp độ đa dạng về loài dơi lớn nhất Châu Á, chiếm 50% loài dơi được biết đến ở Việt Nam, 4% số loài dơi được biết đến trên thế giới. Về cá: Có 83 loài thuộc 56 chi, 19 họ. Tiêu biểu có các loài: cá chình, cá lăng, cá mát, cá lấu...Côn trùng xác định được 1084 loài, thuộc 64 họ, 7 bộ.

  Dơi chó ấn  ở Pù Mát (nguồn VQG Pù Mát) 

Thảm thực vật ở đây được chia làm nhiều kiểu phong phú và đa dạng. Dưới chân núi là những vệt rừng sến táu, lên đến độ cao khoảng trên 600 m có những cánh rừng với nhiều thân cây 4-5 người ôm không xuể. VQG Pù Mát còn là nơi lưu giữ 2.494 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 202 họ, trong đó có 70 loài trong sách đỏ Việt Nam và 63 loài trong sách đỏ thế giới. Các loài thực vật quý hiếm ở đây gồm có sa mu, hải nam, sồi... Mới đây, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) đã trao bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho cây sa mu dầu được đánh giá hùng vĩ nhất Việt Nam ở VQG Pù Mát. Với chiều cao hơn 70 mét có chu vi thân đo được 23,7m, đường kính thân 5,5 m, cây sa mu này ước tính khoảng hơn 1000 năm tuổi. Nói chung, 80% diện tích của VQG Pù Mát và vùng đệm có cây che phủ, trong phạm vi VQG nói riêng, 62% rừng nguyên sinh (gần như chưa bị tác động). 
 
Vườn quốc gia Pù Mát là một phần quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, được UNESCO đánh giá những giá trị nổi bật. Đây là khu sinh quyển có diện tích lớn nhất Việt Nam, với tổng diện tích hơn 1,3 triệu ha, trong đó vùng lõi 191.922, vùng đệm 503.270 ha. Hiện có 473.822 người sinh sống trong khu sinh quyển này. Là khu sinh quyển kết nối ba vùng lõi VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống, Pù Hoạt tạo nên một hành lang bảo tồn duy trì tính liên tục cảnh quan và sinh thái, đa dạng sinh học với nhiều loài đặc hữu quý hiếm của khu vực. Khu sinh quyển này thể hiện sự hài hòa giữa cảnh quan tự nhiên và không gian văn hoá với hơn mười sắc tộc cùng chung sống duy trì bản sắc văn hoá.

 Cu li loài linh trưởng cần được bảo tồn (ảnh Trần Xuân Cường)

Khu DTSQ Tây Nghệ An là mô hình cho phát triển bền vững, để lại cho các thế hệ mai sau với phương châm bảo tồn cho phát triển và phát triển để bảo tồn. Khu sinh quyển này đại diện cho các hệ sinh thái, vùng địa lý sinh học có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học tạo điều kiện cho phát triển bền vững, với diện tích lớn thực hiện 3 chức năng; Bảo tồn, phát triển, gìn giữ các giá trị văn hoá với sự tham gia của cộng đồng, thúc đẩy nghiên cứu, giáo dục đào tạo... Điều này đang tạo lợi thế cho khu DTSQ thu hút các chương trình dự án nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, phát triển du lịch sinh thái. Đối với VQG Pù Mát là một khu vực được ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của Quốc gia, đồng thời là khu vực có diện tích rừng tự nhiên rộng lớn nhất phía  bắc Việt Nam và có ý nghĩa nhất trong việc bảo tồn hệ sinh thái của dãy Trường Sơn. VQG tiếp giáp với các khu rừng rộng lớn và nối dài về phía bên kia biên giới Việt –Lào và các khu rừng kéo dài vào phía Nam của dãy Trường Sơn, điều đó làm tăng thêm tầm quan trọng của nó trong khu vực, đặc biệt trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học liên biên giới và nghiên cứu biến đổi khí hậu. Tại đây có đại diện của hầu hết các trạng thái rừng, từ rừng lùn đỉnh núi đến các trạng thái hỗn giao, lá rong, lá kim á ẩm nhiệt đới, lá rông thường xanh nhiệt đới.
 
Vườn quốc gia Pù Mát được đánh giá đa dạng bậc nhất về sinh học của cả nước, điều đó khẳng định qua việc so sánh giữa các VQG trên cả nước: VQG Pù Mát số thực vật nhiều hơn VQG Cúc Phương là 494 loài, số loài thú nhiều hơn 37 loài, số loài chim nhiều hơn 260 loài, cá nhiều hơn 71 loài... Ngoài ra VQG Pù Mát số thực vật nhiều hơn VQG Cát Tiên hơn 1000 loài, hơn 60 loài thú, hơn 41 loài chim... nhiều hơn VQG Yokdon 7 loài bò sát, 121 loài chim, 65 loài thú ...
 
Được biết, VQG Pù Mát được “Dự án lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn Thiên nhiên SFNC”, do cộng đồng Châu Âu và Chính phủ Việt Nam tài trợ điều tra cơ bản về đa dạng sinh học. Chương trình tổng điều tra được tiến hành trong thời gian 3 năm từ năm 1998 đến năm 2000 do các chuyên gia và cán bộ của Khu BTTN Pù Mát, nay là Vườn quốc gia Pù Mát thực hiện, có sự trợ giúp của các nhà khoa học Việt Nam, Anh và Mỹ. Tổng cộng có 55 nhà khoa học trong và ngoài nước, cùng 17 cán bộ của VQG Pù Mát đã tham gia vào công việc.

Ngày 29-4 UNESCO đã công bố quyết định và trao bằng công nhận khu vực Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bao gồm vườn quốc gia Pù Mát nối liền 2 Khu bảo tồn Pù Huống, Pù Hoạt nằm trong địa giới 9 huyện miền núi, tạo thành hành lang xanh lớn nhất Đông Nam Á, kéo dài trên 500 km, với hơn 1,3 triệu ha, gần như phủ kín diện tích rừng tự nhiên Nghệ An. 

Văn Trường

tin mới

Xúc động ca khúc 'Nhớ về Truông Bồn'

Xúc động ca khúc 'Nhớ về Truông Bồn'

(Baonghean.vn) - Những giai điệu đầy xúc động của bài hát 'Nhớ về Truông Bồn' (Sáng tác: NSND Tiến Dũng) đã để lại nhiều dấu ấn trong chương trình nghệ thuật 'Truông Bồn - Dấu chân Anh Hùng' diễn ra tối 29/10 vừa qua.

Chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng trên không tại Chương trình nghệ thuật 'Truông Bồn - Dấu chân Anh hùng'

Chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng trên không tại Chương trình nghệ thuật 'Truông Bồn - Dấu chân Anh hùng'

(Baonghean.vn) - Một điểm nhấn tại Chương trình 'Truông Bồn - Dấu chân Anh hùng' là màn trình diễn nghệ thuật ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái, xếp hình các ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm, tượng trưng cho hàng vạn chiến sỹ anh dũng hy sinh để bảo vệ huyết mạch giao thông.

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngược miền Tây xứ Nghệ, trong tiết trời Thu dịu nhẹ, chúng tôi ghé thăm bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương - nơi duy nhất của cả nước có đồng bào Ơ Đu sinh sống; được thấy, được nghe về những điều mới mẻ trong nếp nghĩ, cách làm của cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Những hình ảnh tuyệt đẹp về công trình giao thông hơn 4.600 tỷ đồng 'mở toang cánh cửa' hướng ra biển ở Nghệ An

Những hình ảnh tuyệt đẹp về công trình giao thông hơn 4.600 tỷ đồng 'mở toang cánh cửa' hướng ra biển ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tuyến đường ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An nằm trong tổng thể quy hoạch đường bộ ven biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông của tỉnh, giảm lưu thông trên Quốc lộ 1A...

Trải lòng của cô giáo cắm bản chốn thâm sơn Nậm Tột

Trải lòng của cô giáo cắm bản chốn thâm sơn Nậm Tột

(Baonghean.vn) - Đối diện với nhiều gian khó, nhưng với lòng yêu nghề, vì sự phát triển của bản làng, các cô giáo cắm bản ở điểm trường Nậm Tột thuộc Trường Mầm non xã Tri Lễ đã vượt qua những cung đường hiểm nguy, gian nan vất vả, lan toả niềm tin và tình yêu tới các em nhỏ ở chốn thâm sơn. 

Người Khơ Mú đan lát để thoát nghèo

Người Khơ Mú đan lát để thoát nghèo

(Baonghean.vn) - Người Khơ Mú được xem là một trong những “ông tổ” của nghề đan lát. Những vật dụng được cộng đồng người Khơ Mú ở bản Đỉnh Sơn 1, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) làm ra vốn chỉ để dùng sinh hoạt trong gia đình, nay đã trở thành hàng hóa giúp cả bản thoát nghèo.

Vinh đó trong thơ...

Vinh đó trong thơ...

(Baonghean.vn) - Với 35 áng thơ gọn gàng, đằm thắm, đôn hậu, đọc “Vinh đó trong tôi”, bạn đọc bình thường vẫn có thể ngẫm ra điều này: Thì đấy, viết về Vinh không nhất thiết cứ phải có “giấy khai sinh” ở Vinh.

Bánh gói - thức quà chiều dân dã của người Vinh

Bánh gói - thức quà chiều dân dã của người Vinh

(Baonghean.vn) - Được làm từ những nguyên liệu dân dã, bánh gói là thức quà chiều quen thuộc đối với nhiều người. Hương vị mộc mạc trong từng chiếc bánh, đượm hương vị của đồng quê đã in sâu vào ký ức của nhiều người con thành Vinh.

Hàng bánh mướt

Hàng bánh mướt 6 đời trên phố

(Baonghean.vn) - Bánh mướt là món ăn gắn bó lâu đời với người dân xứ Nghệ, là nét ẩm thực dân dã như tính cách cần cù, giản dị của con người nơi đây. Ai đi qua thành Vinh, thưởng thức đĩa bánh mướt nóng hổi sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng nhưng rất đỗi thân thuộc của món ăn này.

Cửa Lò trong mắt một ‘ông Tây’

Cửa Lò trong mắt một 'cư dân ngoại quốc'

(Baonghean.vn) - Hơn 3 năm sinh sống và làm việc tại Cửa Lò, ông Kent Wallace xem thị xã biển này như quê hương thứ 2 của mình. Hãy cùng Báo Nghệ An theo chân "cư dân ngoại quốc" đặc biệt này khám phá những điều đáng yêu, thú vị của phố biển quê hương. 

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Trên quê hương vị trung thần Nguyễn Xí

Trên quê hương vị trung thần Nguyễn Xí

(Baonghean.vn) - Tinh thần đoàn kết, hết lòng xây dựng quê hương là một trong những điều đáng tự hào của những người dân xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc - quê hương của Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Trải qua bao thế hệ, tinh thần đó đến nay vẫn được gìn giữ, tiếp nối và phát huy.

Khí thế mới trên quê hương Diễn Châu

Khí thế mới trên quê hương Diễn Châu

(Baonghean.vn) -Tháng 8, chúng tôi tìm về những vùng đất, di tích mang dấu ấn lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Diễn Châu; chứng kiến khí thế chào mừng Lễ Quốc khánh 2/9/2023, hiểu thêm về mảnh đất giàu truyền thống yêu nước đang từng ngày thay da đổi thịt này...

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

(Baonghean.vn) - 78 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Khu Di tích Kim Liên đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Nghệ An, đặc biệt trong ngày lễ Quốc khánh 2/9.

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

(Baonghean.vn) - Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh… 

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...