Kỳ II: "Nở rộ" điểm tìm kiếm
Điểm chung của tất cả trường hợp mà chúng tôi đã phản ánh trong kì I là những người thân đều khao khát tìm mộ liệt sỹ để đưa về yên nghỉ tại quê nhà. Lợi dụng vào tâm lý này, nhiều người tự nhận mình có khả năng tìm kiếm mộ và các điểm tìm kiếm thời gian qua đã mọc lên "như nấm sau mưa"...
Điểm chung của tất cả trường hợp mà chúng tôi đã phản ánh trong kì I là những người thân đều khao khát tìm mộ liệt sỹđểđưa về yên nghỉ tại quê nhà. Lợi dụng vào tâm lý này, nhiều người tự nhận mình có khả năng tìm kiếm mộ và các điểm tìm kiếm thời gian qua đã mọc lên "như nấm sau mưa"...
Theo Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng của con người Việt Nam, tìm kiếm mộ bằng phương pháp ngoại cảm là có thực tế, khả năng này chỉ có ở rất ít người và kết quả phải được kiểm nghiệm qua thông tin từ những nhân chứng, chứng cứ khoa học và xét nghiệm ADN.
Tuy nhiên, những kết quả mà các điểm tìm kiếm mộở Nghệ An có được đều chưa được kiểm chứng bằng các phương pháp khoa học. Ví như trường hợp của gia đình ông Châu Thái ở xóm 2 xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, bốc mộ liệt sỹở Nghĩa Trang xã Bình Tú, huyện Trang Bình, tỉnh Quảng Nam, trước khi bốc mộđược "vong" thông báo dưới mộ có di vật là chiếc đồng hồđeo tay, khi khai quật mộ cũng có chiếc đồng hồ. Gia đình anh Trần Văn Hùng, cán bộ BCHQS tỉnh, bốc mộ cho anh trai ở nghĩa trang huyện Gio Linh, Quảng Trị, trước khi bốc "vong" báo có di vật là một chiếc võng dù, khi khai quật mộ liệt sỹ lên đúng là có chiếc võng dù...
Tuy nhiên, hai gia đình này chưa tiến hành giám định ADN. Hoặc như trường hợp của gia đình anh Trương Đình Thành ở xã Hưng Long huyện Hưng Nguyên đã từng tìm mộ anh trai là liệt sỹ Trương Đình Dung bằng phương pháp "ngoại cảm" vào năm 1993 và được chỉđịnh mộ liệt sỹ vô danh ở nghĩa trang thuộc xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Từđó đến cuối năm 2010, gia đình anh Thành đã ghi tên và nhận thờ cúng ngôi mộ này. Tháng 12/2010, gia đình có nguyện vọng đưa hài cốt liệt sỹ Trương Đình Dung về quê nhà. Trước khi bốc mộ, gia đình xin Ban quản lý nghĩa trang cho khai quật, lấy 3 chiếc răng làm mẫu ra Viện Khoa học hình sự của Bộ Công an để xét nghiệm ADN, nhưng kết quả lại không cùng huyết thống với những người trong gia đình anh Thành.
Đầu năm 2011, gia đình anh Thành lại đến điểm tìm kiếm mộ liệt sỹ của cô Phan Thị Hạnh ở xã Nam Cát, huyện Nam Đàn đăng ký tìm kiếm mộ và được "vong" liệt sỹốp vào người thân chỉđịnh mộ của liệt sỹ Trương Đình Dung là một ngôi mộ cũng ở nghĩa trang xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nhưng khi vào nhận mộ thì ngôi mộ này đã có gia đình khác thờ cúng cách đây 12 năm rồi...
Chính những thông tin chưa đầy đủ, kết quả chưa được kiểm định về việc tìm kiếm mộ liệt sỹ như trên đã khiến cho nhiều thân nhân liệt sỹ nhầm tưởng và hi vọng sẽ tìm được mộ của người thân. Đó là một trong những nguyên nhân làm "nở rộ" các điểm tự xưng có khả năng tìm mộ. Chỉ trong 6 tháng trên địa bàn tỉnh ta đã xuất hiện tới 15 điểm tự nhân có khả năng tìm kiếm được mộ liệt sỹở các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Đô Lương, Yên Thành, Tp.Vinh.
Bắt đầu từđiểm đầu tiên tự nhận là "trung tâm tìm kiếm mộ liệt sỹ" do cô Phan Thị Hạnh ở xóm Hòa Hội xã Nam Cát (huyện Nam Đàn), hoạt động từ ngày 19/12/2010 thì những tháng gần đây hàng loạt "trung tâm" đã xuất hiện. Sau khi đi tìm mộ liệt sỹ tại điểm cô Hạnh về, cô Lê Thị Hoà ở Xuân Hoà - Nam Đàn tự nhận mình có khả năng tìm mộ do được "vong" liệt sỹ nhập vào và điểm cô Hoà bắt đầu hoạt động từ ngày 20/3/2011; điểm của cô Nguyễn Thị Phương Mai (ủy nhiệm cho anh rể là Trần Văn Vinh chủ trì mở tại nhà Trần Xuân Hạnh (em anh Vinh) ở khối Sa Nam thị trấn Nam Đàn), hoạt động từ tháng 4/2011; cô Nguyễn Thị Sâm, sinh năm 1985, ở xóm 5 xã Nam Trung - Nam Đàn hoạt động từ 18/4/2011; Lê Hoài Nam, sinh năm 1984 ở xóm 1 xã Nam Cường - Nam Đàn hoạt động từ 22/4/2011. Huyện Hưng Nguyên có 4 điểm hoạt động, trong đó chủ yếu ở hai điểm của cô Phạm Thị Thương tại Hưng Đạo và cô Lê Thị Kiều ở thị trấn Hưng Nguyên. Rồi ở Diễn Châu 1 điểm, Đô Lương 2 điểm, TP. Vinh 2 điểm và Yên Thành 1 điểm (thời điểm này ở Yên Thành đã dừng hoạt động).
Tất cả các điểm đều áp dụng hình thức tìm mộ bằng phương pháp tâm linh. Trình tự gồm: Các gia đình liệt sỹđến đăng kí danh sách, để sốđiện thoại lại, khi nào người "chỉ huy" (người tự nhận có khả năng tìm kiếm mộ) làm lễ gọi được "vong" liệt sỹ về thì gọi điện thoại cho gia đình đến lập bàn thờ, cầu "vong" tại các điểm tìm kiếm. Tuỳ theo thời gian, (từ 2-50 ngày) khi nào "vong" của liệt sỹ về nhập vào người nhà và cho phép đi tìm mộ thì gia đình sẽ tiến hành đi tìm. Một sốđiểm còn có "dịch vụ trọn gói", quá trình đi cất bốc mộ hầu hết phải đi xe của các điểm này.
Riêng trường hợp điểm tìm kiếm mộ của cô Lê Thị Kiều ở khối 7 thị trấn Hưng Nguyên thì có nhiều điểm khác, đó là thay vì phải đến cầu ở sân nhà cô, người nhà chỉ cần đăng ký tên liệt sỹ cần tìm mộ. Cô Kiều thắp hương, sau đó gia đình xin chân hương về cầu tại gia.
Tại điểm mộ liệt sỹở xóm 7, xã Diễn Thái, Diễn Châu gần như liên tục có lượng người vào ra tấp nập. Hiện trung bình ởđây mỗi ngày có khoảng trên 100 nhóm người được ngồi theo từng ô, mỗi ô có từ 5 đến 7 người cầu cúng, có những nhóm thì hò hét, cổ vũđể "vong" liệt sỹ nhanh về; có nhóm thì đang ngồi thủ thỉ, động viên để "vong" nói.... Chủ nhà là ông Nguyễn Xuân Nguyệt sinh năm 1962 là một thầy cúng, chỉ kiên trì ngồi và hành lễ cho đến khi có hiện tượng lên đồng, nhập hồn nói chuyện, báo tin và bắt đầu hành trình tìm mộ liệt sỹ. Khi tìm được mộ liệt sỹ thì gia đình sẽ quay lại tạ lễ. Thường mỗi ngày có khoảng 20 trường hợp "nhập đồng" để nói chuyện. Những trường hợp khác, nếu may mắn thì ngồi gần 1 ngày là "nhập vong", còn có gia đình ngồi đến nửa tháng nhưng vẫn chưa gặp được "vong" liệt sỹ.
Thực, hư của các điểm tìm kiếm mộ này cần phải nhiều thời gian và sự kiểm chứng của các nhà chuyên môn cùng các phương pháp khoa học mới có thể lý giải được. Nhưng việc chỉ trong một thời gian ngắn (trong vòng chưa đầy 6 tháng) mà các điểm tìm kiếm mộ với những người tự cho là có khả năng đặc biệt và được giao nhiệm vụđặc biệt nhiều đến vậy xuất hiện là điều không bình thường?
(còn nữa)
Nhóm PV