Ký ức tháng Tư
(Baonghean) - Những ngày cuối tháng Tư, khi hoa phượng lấp ló những nụ đỏ, bằng lăng tím một góc đường, thì những người lính tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lại rạo rực một nỗi niềm. Ký ức những tháng ngày kề vai sát cánh cùng đồng đội chiến đấu lại ùa về trong tâm trí những người lính xưa.
(Baonghean) - Những ngày cuối tháng Tư, khi hoa phượng lấp ló những nụđỏ, bằng lăng tím một góc đường, thì những người lính tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lại rạo rực một nỗi niềm. Ký ức những tháng ngày kề vai sát cánh cùng đồng đội chiến đấu lại ùa về trong tâm trí những người lính xưa.
Bài ca không quên
"Bài ca tôi đã hát, với quê hương, với bạn bè, với cả cuộc đời. Tôi không thể nào quên...". Lời bài hát "Bài ca không quên" vang lên từ chiếc đài bán dẫn nằm ở góc phòng của gia đình ông Chu Văn Lan (khối 5, phường Cửa Nam - TP. Vinh) khiến những ai có mặt ởđó như nghẹn lại. Kỷ niệm đã đi qua 37 năm nhưng với ông, nó như vừa đến từ hôm qua. Những ngày tháng Tư, ngôi nhà nhỏ của ông không lúc nào vắng khách. Lũ trẻ tới đểđược nghe ông kể chuyện về trận đánh Xuân Lộc - Long Khánh (Đồng Nai) mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; đồng đội cũđến ôn lại những năm tháng "súng bên súng, đầu sát bên đầu", và có cả những người bạn già đến để nghe ông kể chuyện đời lính.
Đại tá Trần Nguyên (ngoài cùng, bên phải) cùng đồng đội ở Sài Gòn sau ngày giải phóng.
Sinh năm 1950, tại Hưng Yên (Hưng Nguyên), tròn 18 tuổi, học xong cấp 2, chàng trai trẻ Chu Văn Lan xung phong lên đường nhập ngũ với hừng hực khí thế. Anh được biên chế vào Cục Hậu cần B5 Quảng Trị tham gia vận tải bộ. Đến năm 1973, anh được cửđi học trường sỹ quan võ bị Trần Quốc Tuấn, sau đó được điều động về làm Chính trị viên Phó Đại đội 5, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 270, Sư 341. Thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đại đội của Chu Văn Lan được coi là đại đội chủ lực của trung đoàn, được giao nhiệm vụ gian nan nhất, ác liệt nhất: đánh trận Xuân Lộc - Long Khánh mở cửa cho quân ta tiến vào Sài Gòn. Đại đội đánh một trận duy nhất vào ngày 9/4/1975, do bịđịch chống trả quyết liệt nên tổn thất rất nhiều, chỉ còn lại mấy người. Sau ngày hôm đó, đại đội được sáp nhập vào đại đội khác trong Quân đoàn 4 tiếp tục đánh vào Trảng Bom - Hố Nai (Biên Hòa), mở cánh cửa thép vào Sài Gòn. Đến ngày 27/4 thì tôi bị thương nặng và được chuyển về hậu cứđiều trị". Sau chiến thắng 30/4/1975, ông Lan quay trở lại Sài Gòn làm nhiệm vụ quân quản, đến năm 1977 lên đường gia nhập đoàn quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chếđộ diệt chủng. Sau đó, ông lại cùng đồng đội ngược lên bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1990, ông về nghỉ chếđộ với quân hàm Thiếu tá.
Vốn là trợ lý tham mưu Tiểu đoàn 18, Sưđoàn 341 trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Giải phóng, Huy chương Kháng chiến... hàng năm vào ngày 30/4, Đại tá Trần Nguyên (khối Yên Sơn, phường Hà Huy Tập) lại cùng với những người lính Sưđoàn 341 anh hùng năm xưa gặp mặt, ôn lại thời khắc huy hoàng của đất nước. "17h ngày 26/4/1975, cuộc tiến công của ta trên hướng Đông
Còn với ông Phạm Bá Trường, Nguyên trợ lý thông tin Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66, Sư 304 thì "giây phút chạm vào cổng Dinh Độc Lập là thời khắc không thể nào quên". Sau khi giải phóng Đà NΩng, đơn vị của bác cùng đội hình Sư 304 tiến vào Sài Gòn. Chiều ngày 29/4/1975, sau khi thống nhất kế hoạch tại rừng cao su ông Lãnh, sưđoàn triển khai đội hình vừa đi vừa chiến đấu. Mờ sáng ngày 30/4 đánh địch ở cầu Xa Lộ nhanh chóng làm chủ thế trận, tiếp tục tiến quân. Vào đến cửa ngõ Sài Gòn thì được dân quân dẫn đường đến Dinh Độc Lập. "Khoảng 11h15 phút ngày 30/4/1975, xe tăng của ta húc đổ cổng Dinh Độc Lập, xe của chúng tôi chỉ vào sau xe tăng mấy phút. Lúc đó tình hình trong Dinh Độc Lập rất lộn xộn. Đơn vị chúng tôi được giao nhiệm vụ trinh sát, kiểm soát không để nguỵ bắn lén. Chúng tôi tập trung lính nguỵ lại, bắt chúng giao nộp quân trang, vũ khí và giám sát chúng để các đơn vị khác dẫn Dương Văn Minh về trụ sởĐài Phát thanh tuyên bốđầu hàng... Chiều hôm đó, cờ hoa rực rỡ khắp các nẻo đường, góc phố Sài Gòn, nhân dân đổ ra đường chào đón bộđội, reo hò ăn mừng chiến thắng. Chúng tôi ở lại Sài Gòn 2 ngày rồi rút quân về Tân Mai nhận nhiệm vụ mới".
Những cựu binh hôm nay
Ngồi trước mặt tôi là người lính già, mái tóc đã điểm bạc. Những năm tháng chiến tranh gian khổ, rồi khi trở về quê hương với biết bao lo toan của của cuộc sống thường nhật đã khiến ông già đi. Chiến tranh có thể lấy đi tất cả mọi thứ, nhưng ý chí và niềm tin vào một ngày mai đất nước hòa bình, độc lập của những người lính như ông thì không bao giờ tắt. Đó cũng là lý do vì sao khi rời quân ngũ, cựu chiến binh, thương binh nặng Nguyễn Ngọc Minh (xóm 11A, Hưng Long, Hưng Nguyên) vẫn cố gắng mưu sinh lo cho cuộc sống gia đình. Đồng đội, bạn bè ông có người đã lên cấp tá, cuộc sống đầy đủ, còn ông vẫn là người lính với nỗi lo rất đời thường là làm sao để 3 con được ăn học đầy đủ, có tiền mua thuốc cho cả 2 vợ chồng.
Ông kể, sau những năm tháng lăn lộn trong chiến trường, hai lần bị thương nặng, ông được chuyển vềđiều dưỡng tại Trại điều dưỡng thương binh thuộc Đoàn 200. Năm 1980, ông lập gia đình, đứa con trai đầu lòng cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui của đôi vợ chồng trẻ. Nhưng, hạnh phúc "ngắn chẳng tày gang", đứa con bị nhiễm chất độc da cam gầy yếu, không bình thường. 4 năm sau, 2 đứa con lành lặn lần lượt ra đời, nhưng vợ lại đổ bệnh. 3 đứa con thơ dại, vợ lại ốm đau thường xuyên, mọi chi tiêu chỉ biết trông chờ vào khoản phụ cấp hàng tháng của ông. Nghĩ cảnh nhà túng quẫn, nằm trong trại điều dưỡng thương binh, bao đêm ông trằn trọc không sao chợp mắt. Năm 1986, ông quyết định viết đơn xin về với gia đình. Với bản chất người lính Cụ Hồ, ông tìm cách vượt khó vươn lên, tạo dựng cho gia đình một cuộc sống ấm no. Từ gia trại chăn nuôi tổng hợp, ông chuyển đổi sang làm mộc dân dụng, tạo việc làm ổn định cho 14 lao động với mức thu nhập 2-3 triệu đồng/tháng, trung bình mỗi năm lãi ròng hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo, từ thiện, hỗ trợ vốn, bày cách xóa nghèo cho các hộ khó khăn. Ông vinh dựđược bình chọn là điển hình sản xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân tổ chức, được Bộ LĐTB&XH tặng Bằng khen...
Còn với Đại tá Trần Nguyên, sau khi về hưu, người lính tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh năm xưa tiếp tục cống hiến cho công tác địa phương. Ông được nhân dân trong khối tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ khối. Những năm tháng lăn lộn ở chiến trường, cán bộ quân đội, ông luôn nhiệt tình với công việc, biết lắng nghe dân nói và làm cho dân tin. Nhờđó, chi bộ Yên Sơn (phường Hà Huy Tập) luôn đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động, liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, bác sỹ Nguyễn Duy Đào, nguyên Chuẩn uý, bác sỹ, Đại đội phó Đại đội Quân y của Trung đoàn 48, phụ trách đội quân y phục vụ mặt trận Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh... chuyên làm nhiệm vụ tải thương, chăm sóc, điều trị cho thương binh. Thiếu thốn về thuốc men, dụng cụ y tế, nhưng với cái "tâm" của người bác sỹ, tình đồng đội, đồng chí đã trở thành động lực để bác sỹ trẻ Nguyễn Duy Đào vượt qua. Sau giải phóng, ông lại hăm hở lên đường tham gia chiến dịch Tây Nam (1979), chiến tranh biên giới Tây Bắc. Năm 1980, ông học tiếp chuyên khoa thần kinh tại Học viện Quân y. Từ năm 1981-2005, bác phụ trách chuyên khoa thần kinh, Bệnh viện Quân y 4. Năm 2005, bác về hưu với quân hàm Đại tá.
Chiều đầu hạ, nắng vàng rực, bầu trời cao và trong xanh. Những người lính, ngực lấp lánh những huân, huy chương, gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi. Kỷ niệm xưa ùa về, hình ảnh cờ Tổ quốc tung bay trên Dinh Độc Lập, chính phủ Ngụy tuyên bốđầu hàng, tiếng reo hò, niềm vui ngày đất nước thống nhất, miền Nam hoàn toàn giải phóng... cứ thế bồi hồi. Tại các nghĩa trang liệt sỹ, mùi hương lan tỏa trong gió, những bông hoa đặt ngay ngắn trên hàng mộ, những đồng đội xưa đang thành kính nhớ về những người đã ngã xuống trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đâu đó lại vang lên lời bài hát "Bài ca không quên". Bài hát ngợi ca những người như ông Lan, ông Nguyên, ông Đào đã sống, chiến đấu bằng tất cả sức mạnh của tuổi trẻ, lòng can đảm của người lính Cụ Hồ và hơn thế là một khát vọng độc lập.
Thanh Phúc