Làn sóng bạo lực tại Iraq, hơn 300 người thương vong

Hàng loạt vụ đánh bom xe, đánh bom liều chết và các cuộc đụng độ xảy ra ngày 10/6 tại các khu vực của người Hồi giáo dòng Sunni ở Iraq đã làm ít nhất 70 người thiệt mạng và hơn 230 người bị thương.

Chỉ tính riêng tại thành phố Mosul, cách thủ đô Baghdad 400km và là nơi cộng đồng người Sunni chiếm đa số, đã có ít nhất 29 người thiệt mạng và hơn 80 người bị thương trong năm vụ đánh bom xe và các cuộc giao tranh đẫm máu giữa lực lượng an ninh và các tay súng phiến quân.

Hiện trường vụ nổ bom tại Baghdad. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bạo lực cũng liên tiếp xảy ra tại nhiều thành phố khác của Iraq, trong đó bốn người đã thiệt mạng và 26 người bị thương trong một vụđánh bom xe tại Tuz Khurmatu, trong khi một vụ đánh bom nhằm vào lực lượng an ninh tại Kirkuk khiến ba binh lính thiệt mạng và 12 người bịthương.

Tại Taji, cách Baghdad 20km, một quả bom phát nổ tại một chợ cá đãlàm chết bảy người và khiến 16 người bị thương.

Trước đó, ba vụ đánh bom đã xảy ra tại một chợ rau quả đầu mối tại thị trấn Jedidat, ngoại ô thủ phủ Baquba của tỉnh Diyala, cách Baghdad 65km về phía Đông Bắc, khiến 13 người chết và 39 người bị thương.

Hiện chưa có tổ chức nào nhận đã tiến hành các vụ tấn công trên, song giới chức Iraq cáo buộc các phiến quân Hồi giáo người Sunni có quan hệ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda là thủ phạm các vụ tấn công đẫm máu từ hồi tháng Tư khiến hơn 2.000 thiệt mạng.

Bạo lực bùng phát tại Iraq kể từ khi căng thẳng chính trị nảy sinh giữa cộng đồng người Shiite cầm quyền và người Sunni cho rằng họ bịphân biệt đối xử và cô lập kể từ khi chế độ tổng thống Saddam Hussen sụpđổ năm 2003.

Làn sóng bạo lực gia tăng gần đây làm dấy lên quan ngại về khả năng nổ ra một cuộc xung đột phe phái toàn diện hủy hoại Iraq giống như hồi năm 2006 và 2007.

Trong khi đó, cuộc chiến kéo dài tại Syria, giữa quân đội chính phủcủa người Shiite nắm quyền được Iran ủng hộ và các tay súng nổi dậy được sự hậu thuẫn của người Sunni tại các nước Arập vùng Vịnh, cũng tạo sức ép đối với an ninh của Iraq trong việc cân bằng mối quan hệ giữa ba cộng đồng người Shiite, người Sunni và người Kurd vốn có nhiều bấtđồng sâu sắc tại nước này./.
Theo (TTXVN) - ĐT

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?