Lặng lẽ với nghề
(Baonghean)- Phải qua mấy lần hẹn, tôi mới gặp được ông, bác sỹ - Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Xuân Túc. Căn phòng làm việc đơn sơ, vóc dáng thấp nhỏ của ông như khuất lấp trong núi công việc đồ sộ hiển hiện bằng những dòng chữ trên tấm bảng treo phía sau. Ít ai nghĩ rằng, đó là nơi làm việc của ông, Giám đốc Trung tâm Chống phong - da liễu tỉnh, một người đã từng khoác áo thầy thuốc quân đội, lặn lội trên nhiều nẻo chiến trường.
(Baonghean)- Phải qua mấy lần hẹn, tôi mới gặp được ông, bác sỹ - Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Xuân Túc. Căn phòng làm việc đơn sơ, vóc dáng thấp nhỏ của ông như khuất lấp trong núi công việc đồ sộ hiển hiện bằng những dòng chữ trên tấm bảng treo phía sau. Ít ai nghĩ rằng, đó là nơi làm việc của ông, Giám đốc Trung tâm Chống phong - da liễu tỉnh, một người đã từng khoác áo thầy thuốc quân đội, lặn lội trên nhiều nẻo chiến trường.
ác sỹ Nguyễn Xuân Túc sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Ông cụ thân sinh là lão thành cách mạng. Bà thân sinh cũng tham gia hoạt động cách mạng và được Nhà nước tặng Bằng có công với nước. Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Y Hà Nội, bác sỹ Túc quyết định khoác ba lô, gia nhập quân đội. Lúc đầu, ông được về công tác tại Viện 7E mặt trận 479. Đây là mặt trận Bắc Campuchia, gồm các tỉnh Xiêm Riệp, ốt Đô Miên Chay, Bat Đom Boong. Mặt trận 479 được thành lập ngày 14/4/1979, tại Thị xã Xiêm Riệp, với nòng cốt là Tiền phương Quân khu 7 (được bổ sung thêm một số đơn vị của Quân khu 5). Sau một thời gian, ông được điều động đến Tiểu đoàn D31 Quân y, Sư đoàn 309 cũng ở chiến trường Campuchia.
Bác sỹ Nguyễn Xuân Túc (hàng sau, thứ 4 từ phải sang) cùng đoàn y, bác sỹ TƯ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân phong ở Nghi Lộc năm 1982
Mỗi lần Sư đoàn 309 mở chiến dịch, ông lại được cử làm đội trưởng đội phẫu khoác balô hành quân tăng cường cho tuyến trước phục vụ chiến dịch. Trong một lần đi tăng cường, ông gặp trường hợp một chiến sỹ bị thương hỏng mắt cần phải khoét bỏ nhãn cầu, nhưng chưa một ai biết cách phẫu thuật này. Là một bác sỹ tuyến trên nhưng không ngần ngại, không giấu dốt, ông đã nhờ một y tá mở sách phẫu thuật đọc từng phần cách mổ để thao tác theo, với tâm niệm bằng mọi giá cố gắng giữ lại những gì có thể được, nhằm giúp người chiến sỹ đó sau này có điều kiện lắp mắt giả đảm bảo mỹ thuật.
Nhờ những đóng góp trong màu áo trắng quân y của những tháng năm đó, ông đã vinh dự được trao tặng Huân chương Chiến công hạng Ba.
Trở về với thời bình, ông được chuyển ngành về Bệnh viện Hữu nghị Việt
Năm 1986, ông được bầu vào Đảng ủy viên khóa 17 Đảng ủy Bệnh viện. Vừa đảm nhiệm công tác khám bệnh tại bệnh viện vừa kiêm Phó trưởng Trạm Da liễu. Lúc này, nhiệm vụ chính của ông là phải tham gia chỉ đạo công tác phòng chống phong và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Trong thời kỳ những năm 80, cán bộ tuyến tỉnh bên cạnh việc đi xuống tận nhà bệnh nhân phong, để điều trị còn phải tổ chức khám hết dân số trong xã nhằm phát hiện người mới mắc bệnh phong vì vậy rất tốn thời gian. Khi xem xét kỹ, ông đã đề xuất giải pháp. Sau khi tập huấn cho cán bộ y tế hiện có tại thôn bản, giao trách nhiệm cho họ trong 1 thời gian nhất định phải khám hết số dân hiện có, lập danh sách những người mắc bệnh ngoài da và những người nghi ngờ bị bệnh phong, hẹn thời gian để tuyến tỉnh xuống khám kiểm tra xác định bệnh, lúc đề xuất giải pháp này cũng có một vài ý kiến phản đối. Với cương vị trạm phó, ông đã trực tiếp tham gia thực hiện giải pháp này tại một xã của huyện Nghi Lộc. Ông đã được cố GS Lê Kinh Duệ ủng hộ và đã phổ biến áp dụng thực hiện cho đến hiện nay.
Khi rời khỏi bệnh viện, chuyển hẳn về Trạm Da liễu, ông thường xuyên có mặt tại cơ sở để tập huấn cho mạng lưới chuyên khoa và đến tận nhà bệnh nhân phong tìm hiểu thêm về bệnh tật. Thời bấy giờ sự kỳ thị với bệnh phong còn rất lớn. Không quản nề hà, ông đến tận từng nhà, khám cho từng người. Dấn thân vào những nơi có nhiều bệnh nhân nhất, "3 cùng" với họ. Để từ đó, ông đưa ra giải pháp phổ biến kiến thức về bệnh phong cho từng gia đình bệnh nhân, giúp người trong gia đình tự theo dõi và báo nhanh những diễn biến bất thường của người bệnh để nhân viên y tế xử lý kịp thời. Đây cũng là một giải pháp ngăn ngừa tàn tật có hiệu quả đã được PGS - TS. Phạm Văn Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Da liễu Quốc gia đánh giá là giải pháp có hiệu quả cao.
Hiện nay, Trạm Da liễu được đổi tên là Trung tâm chống Phong-Da liễu. Với cương vị là Giám đốc Trung tâm, bác sỹ Nguyễn Xuân Túc vẫn hàng ngày bám sát bệnh nhân và tham gia đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ chuyên ngành, những ai đã dự lớp đào tạo đều không quên những câu chuyện vui liên quan đến bài học xen kẽ của ông đã giúp học viên tiếp thu và nhanh nhớ nội dung bài học, những cống hiến trong công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe người lính một thời đã qua và nhân dân hôm nay, ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú.
Trần Hải