Làng nghề đan lát Nghi Thái vượt khó, hướng ra xuất khẩu

29/05/2017 18:05

(Baonghean.vn)- Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An từng là một làng nghề mây tre đan nức tiếng. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, làng nghề gặp khó khăn. Để vượt khó, các nghệ nhân đã tìm ra con đường ngách, hướng các sản phẩm xuất khẩu.

Sản phẩm làng nghề mây tre đan Nghi Thái. Ảnh Quang An

Trước đây, làng nghề mây tre đan Nghi Thái (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) nổi tiếng khắp cả nước. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, làng nghề gặp khó khăn, thị trường bị thu hẹp. Để cạnh tranh, một số dân làm nghề đã đi theo thị trường ngách, chỉ sản xuất các sản phẩm mới tinh xảo như giá sách, đèn treo trang trí, giá treo đèn, giỏ đựng các loại… phục vụ thị trường xuất khẩu. Ảnh: Quang An

Sản phẩm làng nghề mây tre đan Nghi Thái. Ảnh Quang An
Toàn xã Nghi Thái có 11 xóm thì đã có tới 10 xóm làm mây tre đan, thu hút trên 1.000 lao động tham gia. Nghề đan lát không đòi hỏi sức lao động nhiều, nhưng phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ và tâm huyết với nghề để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Quang An
Sản phẩm làng nghề mây tre đan Nghi Thái. Ảnh Quang An
Nguyên liệu chủ yếu để làm nghề đan lát nơi đây là cây lùng, được nhập về từ Quế Phong, Qùy Châu. Sau khi nhập về, người dân sẽ cho vào máy để tạo ra những thanh đan mỏng. Ảnh: Quang An
Sản phẩm làng nghề mây tre đan Nghi Thái. Ảnh Quang An
Các sản phẩm đan lát có giá từ 20.000 - 50.000 đồng tùy loại. Trung bình mỗi hộ dân 3 nhân công có thể đan được khoảng 30 sản phẩm/ngày; trừ chi phí vật liệu, tiền điện... cho thu nhập 150.000 - 200.000 đồng/người/ngày. Ảnh: Quang An
Sản phẩm làng nghề mây tre đan Nghi Thái. Ảnh Quang An
Hiện trong số gần 1000 lao động của 10 xóm thì có khoảng 40 lao động thường xuyên làm các mặt hàng tinh xảo, đòi hỏi tay nghề cao để xuất khẩu đi những thị trường khó tính. Cặp lồng đèn (trong ảnh) được bán với giá 27.000 đồng; mỗi nhân công chỉ làm được từ 3 - 4 cái/ngày vì sản phẩm này đòi hỏi độ tỉ mỉ cao. Ảnh: Quang An

Sản phẩm làng nghề mây tre đan Nghi Thái. Ảnh Quang An
Sản phẩm mây tre đan Nghi Thái với đặc tính được đan hai lớp, hoàn toàn làm bằng tay, màu sắc và nguyên liệu tự nhiên, không xử lý hóa chất, không mối mọt, độ bền từ 10 năm trở lên, thêm vào đó tính tạo hình mỹ thuật cao nên người sử dụng trong nước và đặc biệt là ở nước ngoài rất ưa chuộng. Thường xuất khẩu đi các nước Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước ở Châu Âu. Ảnh: Quang An
 Vỏ đèn lồng loại lớn này có giá 150.000 - 200.000 đồng/cái, là sản phẩm đắt giá nhất. Đây là mặt hàng xuất khẩu nước ngoài chủ lực của làng nghề nhưng mỗi ngày người dân chỉ có thể đan được 2 cái. Ảnh: Quang An
Vỏ đèn lồng loại lớn này có giá 150.000 - 200.000 đồng/cái, là sản phẩm đắt giá nhất. Đây là mặt hàng xuất khẩu nước ngoài chủ lực của làng nghề. Ảnh: Quang An
Sản phẩm làng nghề mây tre đan Nghi Thái. Ảnh Quang An
Hiện tại ở Nghi Thái có 2 công ty thường xuyên thu mua sản phẩm của bà con làng nghề là công ty mây tre đan Toàn Phát và công ty mây tre đan Hoàn Khánh, do đó đầu ra sản phẩm được duy trì ổn định. Các công ty bao tiêu sản phẩm thường xuyên kí hợp đồng với lao động làng nghề và tập trung thu mua định kì hàng tháng. Trung bình mỗi hộ dân xuất đi 3.000 - 4.000 sản phẩm mỗi tháng. Ảnh: Quang An

Sản phẩm làng nghề mây tre đan Nghi Thái. Ảnh Quang An
Ông Nguyễn Quảng Trạch ở xóm Thái Lộc, xã Nghi Thái cho biết: "Tôi làm nghề này hơn 40 năm rồi, thời điểm hưng thịnh của nghề gia đình tôi mỗi ngày có hơn 10 nhân công đến làm, tuy nhiên hiện tại còn khoảng 5 nhân công. Công việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ và chịu khó. Hiện tại mỗi tháng tôi xuất đi hơn 3.000 sản phẩm ra nước ngoài và các địa phương khác. Người làm nghề này cũng kiếm được từ 3 - 5 triệu đồng/tháng, tùy vào số lượng sản phẩm. Ảnh: Quang An


Quang An

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Làng nghề đan lát Nghi Thái vượt khó, hướng ra xuất khẩu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO