Latvia và hành trình gia nhập Eurozone

(Baonghean) - Trong ngày đầu tiên của năm 2014, Latvia đã chính thức trở thành thành viên thứ 18 của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Đây được xem là cơ hội lớn để Latvia phát triển kinh tế, tuy nhiên, thách thức cũng không phải là ít đối với quốc gia này.

 
Euro đã trở thành đồng tiền chính thức của Latvia kể từ ngày 1/1/2014. Phát biểu trước hàng nghìn người dân Thủ đô Riga, quyền Thủ tướng Latvia Valdis Dombrovskis coi đây là cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước và cũng là hành động làm sâu sắc thêm sự hội nhập với phương Tây. Còn Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso thì chào mừng thành viên mới nhất của Eurozone, đồng thời đánh giá cao các nỗ lực đầy ấn tượng và quyết tâm “sắt đá” gia nhập Eurozone của Latvia.
Thực tế, ngay từ khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU) năm 2004, với mức tăng trưởng kinh tế 10%, Latvia đã ấp ủ tham vọng trở thành thành viên của Eurozone ngay sau đó. Thế nhưng, giấc mộng này đã nhanh chóng tan vỡ sau quãng thời gian tăng trưởng quá nóng, nước cộng hòa nhỏ bé thuộc Liên Xô trước đây đã rơi vào khủng hoảng. Cấp phát tín dụng dễ dàng, tăng lương nhanh là những nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế Latvia bị quá tải. Trong giai đoạn 2008 – 2009, tổng sản phẩm quốc nội của nước này bị giảm tới 25%. Cuối năm 2008, chính quyền Riga đã buộc phải cầu cứu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu và phải chấp nhận thực hiện một kế hoạch thắt lưng buộc bụng nghiêm ngặt chưa từng có đối với quốc gia này. Tuy nhiên, bằng ý chí kiên cường, Latvia đã khiến những “người bảo trợ” phải bất ngờ khi duy trì tỷ giá cố định giữa đồng tiền quốc gia “Lats” và đồng Euro suốt thời gian khủng hoảng. Năm 2010, tăng trưởng của Latvia chỉ là 0%, nhưng liên tiếp trong 2 năm sau đó (2011 và 2012), Latvia đã lao vọt lên dẫn đầu trong số 28 thành viên EU, với mức tăng trưởng cao là 5%. Theo dự báo, tỷ lệ này sẽ là 4% trong năm 2014. Bên cạnh đó, Latvia còn thanh toán nợ cho IMF và EU trước thời hạn tới 2 năm.
Nỗ lực “thần kỳ” vượt khủng hoảng cùng quyết tâm “không lay chuyển” gia nhập Eurozone của Latvia đã được đền đáp vào đầu tháng 6/2013, tức là chỉ 3 tháng sau khi nước này đệ đơn, Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB công nhận Latvia đã đáp ứng được các tiêu chí của Hiệp ước Maastricht, là những yêu cầu về tài chính và kinh tế vĩ mô đối với một nước xin gia nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Sự kiện này không chỉ là niềm vui đối với Latvia, mà với các nhà lãnh đạo của châu Âu, đây còn là bằng chứng quan trọng cho thấy Eurozone vẫn còn sức thu hút dù đang gặp khủng hoảng, đồng thời hy vọng, việc Latvia gia nhập Khu vực đồng euro sẽ mang lại ổn định tài chính cho đất nước, kích thích đầu tư và loại trừ nạn đầu cơ tiền tệ. Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem nhận định, việc kết nạp Latvia vào Eurozone là kết quả của những nỗ lực cải cách kinh tế tài chính của Chính phủ nước này. Còn Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách kinh tế Olli Rehn nhấn mạnh việc Latvia trở thành thành viên thứ 18 của Eurozone chính là câu trả lời cho những ai còn nghi ngờ khả năng tồn tại của Khu vực đồng euro.
Tuy nhiên, rất nhiều người dân ngay trong chính quốc gia nhỏ bé này vẫn tỏ ra hoài nghi sự cần thiết phải gia nhập Eurozone ở thời điểm EU đang chìm trong nợ nần còn Chính phủ Latvia rơi vào khủng hoảng. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây xác nhận khoảng một nửa người dân nước này phản đối việc chuyển đổi đồng tiền. Những người này lo ngại việc gia nhập Eurozone sẽ làm giá cả tăng vọt đồng thời bất bình với những chương trình cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt mà chính quyền Latvia phải thực hiện để đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho việc gia nhập Eurozone. Chính quyền Thủ tướng Dombrovskis cũng thừa nhận việc thực hiện chương trình chi tiêu “có trách nhiệm” nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ sẽ là yếu tố chủ chốt để dẫn đến bất cứ sự thành công nào trong tương lai, một tuyên bố rõ ràng là đề cập đến vấn đề tiếp tục thực thi các biện pháp cắt giảm mạnh các khoản chi. Còn với Eurozone, tình hình kinh tế của nhóm 17 quốc gia sử dụng đồng euro vẫn chưa được cải thiện là bao. Mặc dù liên tục thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt, song các số liệu mới đây cho thấy Eurozone đang ngày một lún sâu hơn vào khủng hoảng, trong khi số nợ công thì ngày một nhiều hơn. Bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp ở châu Âu, đặc biệt là giới trẻ đang ngày một nghiêm trọng hơn. Theo thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở Eurozone hiện nay là 12,2%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ đã vượt quá 50% ở một số quốc gia.
Dù thừa nhận còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, song giới lãnh đạo chính trị Latvia vẫn tin tưởng, việc trở thành thành viên của Eurozone sẽ mang lại lợi ích trong trung hạn và dài hạn đối với những nước nhỏ như Latvia, đặc biệt là khi các nước láng giềng như Phần Lan và Estonia cũng đã gia nhập Eurozone từ năm 2011. Latvia sẽ học hỏi kinh nghiệm của hai nước này để đảm bảo “một sự chuyển đổi êm thấm” từ đồng tiền quốc gia sang đồng euro.
Ngân Giang

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.