Lễ hội Lam Kinh: Phục dựng năm trò diễn Xuân Phả

Lần đầu tiên tại Lễ hội Lam Kinh 2012 đã phục dựng toàn bộ năm trò diễn Xuân Phả nổi tiếng “Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống” - một đỉnh cao của nghệ thuật múa dân gian Việt Nam.

Ngày 7/10, tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2012 nhân kỷ niệm 594 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 584 năm vua Lê Thái tổ đăng quang và 579 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi)
Phần Lễ đã tái hiện nhiều sự kiện trọng đại và mang đậm nét văn hóa thời Lê. Mở đầu là đoàn rước kiệu Lê Lợi, kiệu Bát cống, kiệu Lê Lai, quân kiệu, quân cờ... xuất phát từ Đền thờ Lê Thái Tổ, theo đúng nghi thức cổ truyền về trước sân điện Lam Kinh. 

 Biểu diễn trò Xuân Phả nổi tiếng tại Lễ hội Lam Kinh 2012. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN). 
 
Điểm nổi bật trong phần Lễ chính là những nghi thức tế lễ với những bài chúc văn, tế cáo mang đậm tính nhân văn qua các đời vua Lê truyền lại, đây là những nét đẹp truyền thống về văn hóa tâm linh trong Lễ hội Lam Kinh.
 
Trước đó, các lễ dâng hương tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vua Lê, các tướng sỹ và nhân dân có công trong lịch sử dựng nước và giữ nước đã được tổ chức tại các điểm di tích theo nghi thức cổ truyền và bảo đảm nếp văn hóa, văn minh, lành mạnh.

Phần Hội diễn ra với chương trình nghệ thuật sân khấu hóa, trang trọng, gọn nhẹ. Đây cũng là năm đầu tiên ngành văn hóa Thanh Hóa phục dựng và đưa toàn bộ năm trò diễn Xuân Phả nổi tiếng có tên “Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống” - được ví như một đỉnh cao của nghệ thuật múa dân gian Việt vào nội dung của Lễ hội Lam Kinh với các điệu múa Ai Lao, Ngô Quốc, Chiêm Thành, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung.

Trò diễn Xuân Phả, với những đạo cụ dân gian như mũ loóng (bằng tre), mặt nạ gỗ hình bà cố, mặt nạ mẹ, mặt nạ con, mặt nạ nửa mặt, hình béo mập, mắt bằng lông công, xênh tre... cùng những "diễn viên" người làng Xuân Phả (Thọ Xuân) qua nhiều động tác múa, tuyến múa, đội hình múa, làm tôn nên sắc thái văn hóa lúa nước, vẻ duyên dáng, tinh tế, kín đáo nhưng cũng rất mạnh mẽ của người Việt.

Với trò Xuân Phả, du khách thập phương được hiểu biết thêm về mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong các thời kỳ lịch sử.

Trong phần Hội còn có các trò chơi, trò diễn dân gian mang đặc trưng vùng, miền ở xứ Thanh và gắn chặt với Lễ hội Lam Kinh. Lễ hội thể hiện tính trang trọng, thiết thực, mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống xứ Thanh.

Phần Hội kết thúc với các chương trình nghệ thuật hiện đại, ca ngợi đất nước, quê hương và con người xứ Thanh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Lễ hội Lam Kinh 2012 diễn ra trong ba ngày, từ 6-8/10/2012 (tức ngày 22 và 23/8 âm lịch) tại khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam) và thị trấn Lam Sơn (huyện Thọ Xuân) và khu vực đền thờ Trung túc vương Lê Lai (xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc)./.

(Theo Vietnam+) – LC

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.