Lịch Tết

(Baonghean) - Mấy năm nay, đường ngoại nhà mình dường như bỏ thói quen mua lịch Tết. Chả là bác Hữu, ở cùng xóm, giữ một chức vụ gì đó kha khá trên huyện.
Thú thực, cũng ít người biết cụ thể cái ghế của bác ấy đang ngồi ở vị trí nào, nhưng vẫn cứ xì xầm kháo nhau rằng, “đỉnh” lắm! Cho dù cán bộ thuộc hàng “có số có má” nhưng bác Hữu được cái là rất gần gũi với bà con lối xóm. Khách khứa xa gần qua lại nhà bác tất nhiên nhiều. Quà cáp đơn sơ kiểu như hoa quả, bánh kẹo chất tủ lạnh không hết, bác cho người giúp việc mang biếu bà con. Tuy nhiên, món quà “phổ thông đầu hộ” nhất, đồng thời làm bà con “sướng về tinh thần” nhất vẫn là lịch Tết.  
Năm nào cũng vậy, hễ cứ đến dịp Tết là cả xóm đằng ngoại nhà mình, cứ trong vòng bán kính cỡ năm trăm mét đổ lại thì hầu hết đều được hưởng lịch Tết nhà bác Hữu. Chỉ có điều là chả lịch nhà nào giống lịch nhà nào. Thứ thì to, thứ thì nhỏ, thứ thì in hình diễn viên thứ thì lại khảm nổi danh lam thắng cảnh… Đặc điểm chung duy nhất là tất thảy đều trang trọng in tên đơn vị đã “Chúc mừng năm mới” lên... trang nhất. Cái thì xí nghiệp gạch ngói A, cái thì công ty chế biến muối ăn B, rồi thì trường cao đẳng C, Trung tâm phục hồi chức năng D, Hợp tác xã vận tải E… vân vân và vân vân. Nhà cô Nụ nghèo nhất xóm mà vẫn trang trọng treo quyển lịch mang tên “Tổng giám đốc Tập đoàn TTK kính biếu”. Còn hiệu cầm đồ Vinh Long thì được “Hội người tàn tật chúc mừng”. Vui đáo để! Thôi thì nghĩa cử bác Hữu biếu lịch cũng là sự gắn kết giữa bà con với bà con, giữa bà con với bác ấy. Coi như nó là một sự phân phối lại cho một sự phân phối bất hợp lý trước đó. Bác không dùng hết thì đem biếu lại bà con, bỏ nó phí đi. Cảm ơn bác Hữu. 
Lịch được phát minh từ thời cổ đại. Phải nói, cùng với thời gian cuốn lịch trong mỗi gia đình cũng thay đổi không ngừng. Ngày xưa, mỗi dịp Tết về, dù khó khăn đến mấy mỗi nhà cũng cố gắng mua cho được một lốc lịch mới. Nó chỉ to chừng bàn tay, được in đen trắng trên những tờ giấy mỏng tang. Nội dung trình bày trên mỗi tờ lịch ngày ấy cũng giản đơn đến mức mộc mạc. Phía trên là tháng, ngày dương lịch, phía dưới là ngày tháng, âm lịch. Hết. Chỉ có chủ nhật hay ngày lễ trọng mới được in màu đỏ. Rất chân phương mà cũng đầy dung dị. Nhiều người có thói quen những ngày nào có sự kiện đáng nhớ thì xé cất tờ lịch ấy đi để làm kỷ niệm. Bây giờ thì khó mà tìm được một lốc lịch “quê mùa” kiểu ấy nữa. Bề thế của một lốc lịch ngày nay khác nhiều lắm. To gấp cả chục lần. Đã thế, mỗi tờ lịch lại còn được in màu vô cùng công phu. Nào là hình ảnh trang trí, nào là danh ngôn, rồi thì ghi rõ từng ngày lễ, từng tiết mùa. Những chi tiết như giờ Tý, ngày Mùi hay tháng Sửu đều được trình bày cụ thể bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Hán, thậm chí còn cả tiếng Anh. Giờ hoàng đạo, sao tốt, sao xấu thống kê bằng hết. Thỉnh thoảng còn  xen cả thơ nữa.
Lịch là công cụ đếm thời gian, giá trị đích thực, cổ điển và cốt lõi của nó có lẽ cũng chỉ nằm ở đấy. Nhớ không nhầm thì từng có câu chuyện kể về người đàn ông sống lưu lạc một mình trên đảo, mỗi lần mặt trời lặn ông đã thắt những nút dây để tính ngày tính tháng. Rất thô sơ nhưng sợi dây thắt nút ấy mới là “cuốn lịch” thực sự có ý nghĩa. Ngày nay, ngoài những giá trị phát sinh như quảng cáo hay trang trí, có khi, có nơi, có người thì lịch còn là một thứ quà tặng nhằm “chuyên chở” những quà tặng khác. Trong chiếc túi có một cuốn lịch, và trong cuốn lịch lại có… một chiếc túi! Thật tế nhị, kín đáo và không thiếu văn minh. “Văn minh đi Tết”! Năm hết tặng nhau cuốn lịch thì còn gì hợp lý bằng. Vừa là thông điệp thời gian, vừa là một hình thức “điểm danh” khôn khéo khi trên lịch không bao giờ thiếu thông tin công khai đủ danh phận người tặng. 
Tặng quà, chúc Tết là một tập quán đẹp đã tồn tại cả ngàn năm nay. Tuy nhiên, hễ cứ đến Tết là lịch, ai cũng tặng lịch và cơ quan nào cũng in lịch, thậm chí có đơn vị dùng không hết còn “ưu tiên” bán cho nhân viên, coi đó như là một thứ quà mang giá trị quảng bá thương hiệu đơn vị mặc định cho năm mới thì có nên không nhỉ? Trở lại câu chuyện của bác Hữu xóm ngoại nhà mình, dù đã phân phát từ đầu đến cuối làng, nhưng nhiều năm bác ấy vẫn buộc phải bỏ phí không ít lịch vì người ta mang đến cận ngày quá. Tiếc! 
Có thể coi lịch như một thứ đồng hồ đo thời gian ở trạng thái tĩnh. Lịch không chỉ có giá trị giúp chúng ta nhớ ngày không quên tháng mà còn nhắc nhở con người về ý thức sử dụng thì giờ như thế nào. Các Mác từng nói: “Mọi sự tíết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng: mọi sự lãng phí suy cho cùng cũng là lãng phí thời gian, tất nhiên kể cả lãng phí lịch. Bao giờ thì lịch không còn tấp đống ở nhà bác Hữu nữa? Tại sao đến nhà thầy chúc Tết bằng phong bì thì cứ nói thẳng là phong bì, cứ vòng vo “Bọn em có tờ lịch thăm thầy”? Oan cho lịch quá!
Chỉ có điều xin được nói thêm: Lịch - Calendar bắt nguồn từ tiếng La-tinh calendarium (tiếng La Mã cổ) có nghĩa là “sổ nợ”. 
Nguyễn Khắc An

tin mới

Ảnh đại diện Biến đặc sản thành hàng hóa

Biến đặc sản thành hàng hóa

(Baonghean.vn) - Nghệ An nổi tiếng với rất nhiều loại đặc sản ở khắp các vùng, miền. Tuy nhiên, việc biến đặc sản trở thành hàng hóa, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân bản địa thì vẫn đang dừng lại ở dạng tiềm năng...
mục đích cuối cùng

Mục đích cuối cùng

(Baonghean) - Suy cho cùng, người ta bán hàng đểu hay đánh thuế kiểu tận thu cũng đều nhắm tới một cái đích duy nhất là túi tiền của người dân.
Phòng thủ

Phòng ngự

(Baonghean.vn) - Phá đi “sự phòng ngự” chính là “vượt qua chính mình”, tự khẳng định mình và thể hiện vai trò, trách nhiệm, lương tâm, tình cảm của mình với Đảng, với Nhân dân.
báo chí điện tử đăng tải liều lượng mặt trái, mặt xấu

Liều lượng!

(Baonghean) - Phải có những hình thức phê bình, kiểm điểm, đánh giá và nhận xét xác đáng đối với những tờ báo, những địa chỉ báo chí điện tử đăng tải liều lượng mặt trái, mặt xấu.
Người tiêu dùng ở huyện Tương Dương hiện đang chỉ được một chọn lựa duy nhất là dùng xăng A95. Ảnh: Hồ Phương

Xăng E5 không lên núi?

(Baonghean.vn) - Ngược huyện núi 30a Tương Dương dịp này, lạ kỳ khi thấy ở các cửa hàng xăng dầu vắng bóng xăng sinh học E5. Chỉ duy nhất xăng A95 được bán với giá ngất ngưởng 20.690 đồng/lít.
Kiềm chế 'nhân tai'

Kiềm chế 'nhân tai'

(Baonghean) - Đợt mưa lũ đang diễn ra đã gần ở mức thảm họa; bởi diện ảnh hưởng rộng lớn từ miền Trung ra tới miền Bắc, thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đau đớn nhất là có gần 100 người chết và mất tích.
Đôi điều về ý thức 'chung tay'

Đôi điều về ý thức 'chung tay'

(Baonghean.vn) - Ở quê, sau bão người dân tự giác dọn dẹp, mọi thứ đều sạch sẽ, gọn gàng. Ở phố, có nơi người dân chung tay thì công nhân môi trường bớt mệt, có nơi họ coi đó là việc của người khác.
Đi thảo cầm viên

Đi thảo cầm viên

(Baonghean) - Ngày lễ 2/9 vừa qua, gia đình mình không đi đâu xa mà chỉ loanh quanh trong thành phố. Cứ nghĩ mọi người đi chơi hết nên thành phố sẽ vắng, mọi người quyết định đưa bé Bim đi thảo cầm viên chơi. 
'Góp gió' để thành 'bão'

'Góp gió' để thành 'bão'

(Baonghean) - Nhiều người nói là công cuộc phòng chống tham nhũng của ta chưa khi nào làm mạnh và đạt được kết quả to lớn như thời gian vừa qua, ông thấy thế nào?
Để 'tàu 67' không rỉ

Để 'tàu 67' không rỉ

(Baonghean) - Phải nói ngay rằng: Nghị định 67 của Chính phủ về việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép để đánh bắt xa bờ là một chủ trương đúng khi tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp. Vấn đề là trong khi chúng ta không hề thiếu những chuyên gia hàng hải được đào tạo bài bản, nhưng suốt từ ngày có Nghị định 67, chưa hề thấy một chuyên gia nào cảnh báo về việc chuyển từ tàu thuyền đánh cá truyền thống sang tàu vỏ sắt thì sẽ như thế nào?
'Vô tính'

'Vô tính'

(Baonghean) - Trong đội ngũ có không ít người sống kiểu 'mũ ni che tai” phó mặc tất cả. Ai muốn làm gì thì làm, đúng hay sai mặc kệ miễn là không ảnh hưởng đến cá nhân mình. 
'Trích ngang' có quan trọng?

'Trích ngang' có quan trọng?

(Baonghean) - Có một thời quá nặng về “chủ nghĩa lý lịch”, dẫn đến một số địa phương, một số cơ sở… thực hiện “chủ nghĩa lý lịch” một cách máy móc, làm cho không ít người gặp khó khăn, vướng mắc.
Để nông nghiệp tỉnh nhà vượt qua thách thức hội nhập

Để nông nghiệp tỉnh nhà vượt qua thách thức hội nhập

(Baonghean) - Là một địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, dân số đông, phần lớn sống ở nông thôn và còn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp, những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Nghệ An đạt được những tiến bộ cả về sản lượng, năng suất, chất lượng. Tuy vậy, nhìn chung, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Nghệ An chưa cao, chưa có thương hiệu mạnh, sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, xuất khẩu ra thị trường ngoài nước còn yếu.
Thi nhau… nhận khuyết điểm!

Thi nhau… nhận khuyết điểm!

(Baonghean) - Tránh tình trạng thi đua nhận khuyến điểm, nhưng sau đó là im lặng, các khuyết điểm không những không hạn chế, khắc phục, mà lại có nguy cơ tăng thêm.
Để huyện quê Bác phát triển xứng tầm, bền vững

Để huyện quê Bác phát triển xứng tầm, bền vững

(Baonghean) - Để Nam Đàn phát triển, cần phải thay đổi tư duy, tầm nhìn tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch; cùng đó là cần có cơ chế, thể chế để thay đổi “đẳng cấp” cho Nam Đàn, Tiến sỹ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.
Tẩu tán nhân sự

Tẩu tán nhân sự

Trong lịch sử tư pháp của nước ta, có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe đến cụm từ “tẩu tán nhân sự”.
Hãy vì đại cục

Hãy vì đại cục

(Baonghean) - Đề xuất của Bộ Nội vụ về việc sáp nhập một số sở, ngành trong dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố đã trở thành tâm điểm của dư luận.
Tội phạm 'chống lưng'

Tội phạm 'chống lưng'

(Baonghean) - Cách đây hơn một tuần, trong hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng chí Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực nội chính đã yêu cầu xử lý nghiêm những hành vi bảo kê, “chống lưng” cho tội phạm. Nhưng qua những sự việc xảy ra gần đây cho thấy, cũng cần xử lý kiên quyết những hành vi “chống lưng” cho sai phạm.
Cần có cơ quan độc lập giám định quỹ BHYT

Cần có cơ quan độc lập giám định quỹ BHYT

(Baonghean) - Giải trình vấn đề thông tuyến khám chữa bệnh BHYT trước Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trong ngày 1/3/2017, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh đã nêu lên một thực trạng buồn về sự cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở khám chữa bệnh (KCB), nhất là các cơ sở tư nhân như khuyến mãi, thu hút người bệnh bằng quà tặng, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật... khiến nhu cầu KCB tăng ảo. 
Phát triển doanh nghiệp gắn với nông nghiệp

Phát triển doanh nghiệp gắn với nông nghiệp

(Baonghean) - Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay doanh nghiệp là cơ sở, là một trong những động lực quyết định tốc độ và chất lượng của phát triển. Nguyên lý này càng có ý nghĩa đối với tỉnh Nghệ An, hay nói cách khác, phát triển doanh nghiệp gắn với kinh tế nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn cần thiết trong chiến lược phát triển của Nghệ An.