Lính "cắm bản" ở Huồi Sơn

04/03/2011 11:44

Xã Tam Hợp (Tương Dương) là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện, phải vượt biết bao trắc trở trên những cung đường chênh vênh bên vực mới vào thấu nơi. Huồi Sơn lại là một bản khuất nẻo lưng chừng, nên nơi đây trong suốt nhiều năm đã có không ít chuyện phức tạp: di dịch cư trái pháp luật, mua bán, tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý... cuộc sống đồng bào Mông ở đây bởi vậy có mấy lúc bình yên, no đủ.

Xã Tam Hợp (Tương Dương) là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện, phải vượt biết bao trắc trở trên những cung đường chênh vênh bên vực mới vào thấu nơi. Huồi Sơn lại là một bản khuất nẻo lưng chừng, nên nơi đây trong suốt nhiều năm đã có không ít chuyện phức tạp: di dịch cư trái pháp luật, mua bán, tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý... cuộc sống đồng bào Mông ở đây bởi vậy có mấy lúc bình yên, no đủ.


Chiến sỹ Đồn BP 551 và dân bản Huồi Sơn (Tam Hợp - Tương Dương) dựng nhà Đại đoàn kết. Ảnh: Hải Thượng


Đầu năm 2007, BCH BĐBP Nghệ An đã xây dựng "bản điểm" Huồi Sơn với một tổ công tác "cắm bản" do Thượng uý Nguyễn Ngọc Cẩm làm đội trưởng.

"Cắm bản" cũng có nghĩa là phải "5 cùng" với bà con (cùng ăn, cùng ở, cùng bàn, cùng làm, cùng tiếng nói đồng bào"). Tổ công tác Huồi Sơn đã xây dựng thành một mô hình mẫu để đồng bào "mắt thấy, tay sờ". Hàng ngày, lính biên phòng cũng trở thành những nông dân thực thụ khi trực tiếp tăng gia sản xuất, chăn nuôi lợn, gà, đào ao thả cá, đào mương dẫn nước, làm thuỷ điện nhỏ

Thấy gần bản có một khoảnh đất bằng phẳng trên chục ha tương đối màu mỡ, gần nguồn nước, Nguyễn Ngọc Cẩm đã tham mưu cho UBND huyện đầu tư xây một đập tích nước, làm con mương dài gần 500m để khai hoang phục hoá diện tích nói trên. Khi đã có nước, anh tiếp tục đề xuất BCH BĐBP tỉnh tổ chức các đợt CB, CS của tiểu đoàn huấn luyện - cơ động hành quân dã ngoại giúp dân khai hoang thành các thửa ruộng có thể trồng trọt.


Các hộ dân của bản cũng đã được hướng dẫn ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất chăn nuôi. Đến nay, nhiều gia đình trong bản đã trồng trọt, chăn nuôi nhiều sản phẩm có giá trị hàng hoá như gừng, khoai sọ, gà đen, lợn đen... Từ những cách làm trên, trong 2 năm (2008-2009) anh và tổ công tác đã giúp 10/47 hộ dân ở Huồi Sơn thuộc diện đói nghèo vươn lên.


Tổ cắm bản còn tích cực vận động bà con thực hiện chương trình "Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới". Chỉ trong một thời gian ngắn (12/2008), toàn bộ 47 hộ của bản đã được vận động, hướng dẫn để khai thác vật liệu tại chỗ, kết hợp với chương trình di dân của huyện để có thêm kinh phí cho đồng bào. Những người lính biên phòng cũng đã thành lập một tổ thợ "xắn tay áo" giúp bà con làm nhà. Đến 19-5-2009, 47 hộ người Mông ở Huồi Sơn đã có 47 căn nhà ấm áp, vững chắc.


Giờ đây, Huồi Sơn đã khác xưa nhiều lắm. Nhà cửa được kiên cố hoá. Đường sá mở rộng, nhiều công trình công cộng được mọc lên. Lính biên phòng "cắm bản" đã thành người bạn thân thiết của người Mông Huồi Sơn.


Nhiệm vụ các anh chỉ hoàn thành khi người dân đã thực sự ấm no, hạnh phúc.


Trần Hải

Mới nhất

x
Lính "cắm bản" ở Huồi Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO