Loay hoay bài toán nâng cao giá trị keo lai

(Baonghean)-Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp tại các huyện miền núi được sử dụng trồng keo phục vụ chế biến gỗ dăm xuất khẩu. Song, hiệu quả kinh tế từ cây keo mang lại cho người dân trong vài năm trở lại nay đang đi xuống. Bài toán nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp bằng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn vẫn chưa tìm được lời giải.
Người dân xã Châu Thái (Quỳ Hợp) nhận keo giống về trồng.
Người dân xã Châu Thái (Quỳ Hợp) nhận keo giống về trồng.
Là một tỉnh có tiềm năng đất lâm nghiệp, Nghệ An xác định phát triển kinh tế rừng là hướng đi quan trọng để nâng cao đời sống cho người dân và thay đổi bộ mặt của các huyện miền núi. Hiện cả tỉnh có trên 600.000 ha đất rừng sản xuất thì trong đó có gần 120.000 ha được người dân trồng keo. Trung bình, diện tích keo mỗi năm toàn tỉnh tăng thêm 10.000 . Tại các huyện miền núi, hầu như những gia đình có đất rừng đều trồng keo. Nhà ít cũng vài ngàn m2, nhà nhiều thì đến cả 10 ha. Cây keo là một cây trồng dễ tính, chi phí thấp và có thời gian khai thác ngắn nên thích hợp với điều kiện sản xuất của người dân. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, giá trị kinh tế của cây keo đã không còn lớn như trước. Nguyên do là giá thu mua như xe “xuống dốc” không phanh khiến cho đời sống của người dân lao đao. 
Đến địa phương nào, hỏi về hiệu quả kinh tế của cây keo cũng nhận được cái lắc đầu ngán ngẩm. Hiện toàn huyện Qùy Châu có hơn 13.000 keo, trong đó chủ yếu tập trung tại các xã Châu Hạnh, Châu Hội. Được đánh giá là cây xóa đói, giảm nghèo của địa phương nên diện tích trồng keo trên toàn huyện ngày một tăng. Tuy nhiên, điều đáng buồn là hiệu quả kinh tế không tăng lên. Ngày trước, mỗi một ha keo cho thu nhập từ 50-60 triệu đồng/ha thì nay chỉ còn từ 20-30 triệu đồng/ha. Gia đình ông Vi Văn Chấn, xã Châu Phong huyện Qùy Châu có 2 ha keo. Sau 6 năm chăm sóc, ông thu về được 42 triệu đồng. Ông Chấn giải thích: Thương lái thường mua quạ theo từng vạt, từng đám rừng. i cả thì do họ quyết định chứ mình không chủ động được nên thường bị ép giá. Không chỉ ép giá, thương lái còn thu hơn 10 triệu đồng/xe tiền công khai thác, công chở. Cộng thêm chi phí giống, phân bón đầu tư ban đầu khoảng 7 triệu đồng/ha, mỗi ha, người dân chỉ thu về được khoảng 15 triệu đồng. Tính ra một năm, cây keo mang lại cho người dân không quá 2,5 triệu đồng.
Vì điều kiện kinh tế khó khăn, đa phần người dân tại các huyện miền núi thường bán keo non, khi keo chỉ đạt từ 3-5 tuổi. Thu hoạch non dẫn đến năng suất đạt thấp chỉ từ 40-50 tấn/ ha. Như vậy, hiệu quả kinh tế trên mỗi ha keo đã giảm sút rất nhiều. Bên cạnh đó, đường giao thông phục vụ khai thác và vận chuyển nguyên liệu ở nhiều địa phương còn khó khăn. Có nhiều nơi, xe chở keo không vào được đến tận rừng nên phải tăng bo nhiều chuyến. Lợi dụng điều này, thương lái ra sức ép giá làm cho giá keo xuống thấp. Người dân không còn cách nào khác, phải ngậm đắng để bán cho thương lái với giá rẻ mạt. “Vì thế, tính giá trị mỗi ha keo có từ 6 năm tuổi thương lái chỉ mua với giá 25-30 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ, nông dân chẳng thu đáng là bao sau ngần ấy năm, nói người trồng keo có làm mà không có ăn là thế”, ông Chấn cho biết thêm.
Tại huyện Qùy Hợp, tổng diện tích keo của huyện là có 11.000 ha keo, trong đó diện tích keo của người dân đã chiếm hơn 9.300 ha. Được đánh giá là cây trồng chủ lực để người dân trên địa bàn huyện thoát nghèo nhưng những gì đang diễn ra khiến cho chính quyền không khỏi lo lắng. Trung bình mỗi năm, trên địa bàn huyện khai thác khoảng từ 1.500 – 2.000 ha keo. Nếu cây keo phát triển đủ chu kỳ của nó thì mỗi ha, người dân có thể thu hoạch được khoảng 70 tấn, với giá keo là 1,2 triệu đồng/ tấn thì người dân thu về hơn 80 triệu đồng/ha. Nhưng đó là lý thuyết. Vì đa phần, người dân trên địa bàn huyện đều bán keo non khi keo chỉ mới được 4-5 tuổi. Vì keo chưa sinh trưởng hết chu kỳ nên sản lượng khai thác kém, chỉ được khoảng 40-45 tấn/ha. Ông Hoàng Văn Thái – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Mặc dù cây keo vẫn được đánh giá là cây trồng có vai trò lớn đối với cuộc sống người dân nhưng phải khẳng định rằng, vai trò đó đang càng ngày càng giảm đi. Nguyên nhân là do đường giao thông vận chuyển còn khó khăn nên người dân bị ép giá. Với những vùng này, để có cây trồng thay thế là chưa tìm ra được bởi nếu trồng cây bạch đàn thì không phù hợp. 
Một nguyên nhân khác dẫn đến giá keo chưa đạt được giá trị cao là vì hiện nay, keo chủ yếu chỉ phục vụ xuất khẩu gỗ dăm. Đây hiện vẫn là đầu ra duy nhất cho cây keo trên địa bàn tỉnh ta. Một tấn gỗ dăm trên thị trường có giá 500.000 đồng, trong khi 1 tấn gỗ xẻ cho giá cao gấp 4 lần. Nhưng do thiếu vốn nên người dân phải khai thác cây gỗ sớm, băm ra để lấy gỗ dăm xuất khẩu thay vì trồng thêm vài năm để lấy gỗ xẻ có giá trị cao hơn gấp nhiều lần. Trong khi đó, với ngành sản xuất giấy, dăm gỗ là một dạng nguyên liệu thô, có giá trị thấp hơn rất nhiều nếu chọn hướng xuất khẩu nguyên liệu giấy và bột giấy. Việc xuất khẩu ồ ạt dăm gỗ không chỉ ảnh hưởng đến tổng cầu nguyên liệu gỗ trong tương lai mà còn ảnh hưởng đến cả ngành chế biến gỗ và sản xuất giấy.
Nâng cao hiệu quả đất lâm nghiệp tại các huyện miền núi đang là một bài toán nan giải cho cả các cơ quan chức năng và đối với người dân. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách giúp người dân địa bàn các huyện này chuyển đổi cây trồng phù hợp. Nhiều cây trồng đã được đưa vào nhằm thay thế cây keo như cây quế, cây sở, cây mận tam hoa... nhưng tất cả đều thất bại. Bà Lang Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Qùy Châu là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn, trên 72.000 ha, trong đó có 23.000 ha rừng sản xuất. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, huyện đã đưa một số cây trồng mới vào như cây quế, cây sở nhưng đều không mang lại hiệu quả. Trước mắt, huyện đang tập trung tuyên truyền người dân và các đơn vị phục hồi các cây bản địa như lim, lát, trám, vàng tâm ở các vùng rìa xung quanh diện tích keo.
Nguyên nhân là vì chưa đánh giá kỹ điều kiện chất đất, khí hậu, tập quán canh tác của người dân nên khi đưa vào, những đối tượng cây trồng này đều không phát triển tốt. Đặc biệt, đầu ra cho sản phẩm luôn là nỗi lo lắng của người dân và chính quyền địa phương khi điệp khúc, được mùa - rớt giá cứ không hẹn mà kéo nhau về. Đối với cây cao su, đây là hướng đi còn đang có nhiều lo ngại. Bởi thực tế, chi phí đầu tư để trồng cao su cao gấp nhiều lần so với trồng keo. Kỹ thuật chăm sóc phức tạp, thời gian cho thu hoạch trên 6 năm, cộng với sự đòi hỏi khó tính về chất đất, thời tiết, giá mủ cao su cũng đang xuống thấp nên người dân đang còn e ngại.  Còn đối với cây sắn do đầu ra bấp bênh nên tỉnh không khuyến khích mở rộng. Một số diện tích trồng keo chủ yếu là đất đồi, đất xấu, giao thông khó khăn... nên việc tìm kiếm một cây trồng khác phù hợp hơn cây keo vẫn đang rất khó khăn.
Ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp cho biết: Thực tế, bản thân cây keo là có giá trị kinh tế khá cao và có thể giúp cho đời sống người dân được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ cây keo mang lại cho người dân trong những năm vừa qua đang đi xuống. Nguyên nhân chính là các nhà máy sản xuất thu mua giá keo thấp, đầu tư hạ tầng đường lâm sinh không có nên khi người dân khai thác keo từ rừng ra đến ô tô là mất hết vốn, còn trách nhiệm đầu tư xây dựng đường lâm sinh để phục vụ vận chuyển nguyên liệu thuộc về Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại các huyện miền núi bằng cây trồng phù hợp, có giá trị cao, Sở đang tiến hành nghiên cứu, đánh giá để tham mưu cho tỉnh. Tại các huyện, người dân đang tiến hành trồng cây lim, trám và một số cây bản địa khác dưới tán rừng keo. Tuy nhiên, do chi phí cao hơn, thời gian dài hơn nên chỉ phù hợp với những hộ có điều kiện chứ khó có thể trồng đại trà được. Như cây mét, cây mây nhưng kỹ thuật thâm canh thì phức tạp hơn.
Trong lâu dài có thể thay thế cây keo nhưng cũng chỉ một số diện tích vì dù sao keo vẫn là keo nguyên liệu để phục vụ chế biến của các nhà máy. Muốn nâng cao hiệu quả cây keo là phải đầu tư nâng cấp giao thông để vận chuyển nguyên liệu khi khai thác, giảm giá thành. Cơ quan Nhà nước phải nghiên cứu để nâng cao chất lượng giống để có giống tốt. Đẩy nhanh công tác quy hoạch chế biến để nâng cao giá thu mua nguyên liệu cho người dân. Đây là 3 giải pháp chính để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây keo nguyên liệu. Để hạn chế tình trạng người dân bán keo non, trước hết phải tạo việc làm cho người dân. Khi người dân có thu nhập ổn định thì sẽ giảm bớt tình trạng thiếu tiền và khai thác keo để bán. Phải có chế tài là giao cho các đơn vị Hạt kiểm lâm và chính quyền địa phương là khuyến cáo người dân không nên chặt keo non vì hiệu quả thấp, xây dựng mô hình trồng rừng keo lấy gỗ thay thế trồng rừng keo lấy dăm…
Bài, ảnh: Phạm Bằng

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.