Lợi ích của bú sữa mẹ

Những bé bú mẹ có thị giác tốt hơn, làn da đẹp hơn, mùi dễ chịu hơn và rất nhiều đặc quyền khác so với bé bú bình.

1. Bé bú mẹ có mùi dễ chịu hơn

Khi trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì trong quá trình đi tiêu, phân của bé bú mẹ có mùi dễ chịu hơn rất nhiều. Vì thế, việc thay tã cho bé bú mẹ không phải nhiệm vụ quá khó khăn, ngay cả khi hầu hết bé bú mẹ đi tiêu trên 1 lần trong ngày.
Không những thế, mùi cơ thể của bé bú mẹ cũng thơm tho và đáng yêu hơn do mùi thơm từ sữa mẹ tỏa ra.

2. Bé bú mẹ có làn da đẹp hơn

Nhiều bác sĩ nhi khoa khẳng định rằng, làn da ở bé bú mẹ có sự khác biệt với làn da bé bú bình. Họ có cảm nhận da của bé bú mẹ thường mượt mà hơn. Ngoài ra, các hợp chất béo dưới da ở bé bú mẹ cũng ít gây các chứng bệnh về da, đồng thời giữ cho da luôn trơn mượt. Làn da của bé bú sữa bột có xu hướng bị khô, giống như giấy nhám, với nhiều nơi sần sùi, bong tróc.

Bé bú mẹ còn có làn da săn chắc hơn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, chất béo ở sữa mẹ và sữa bột có thành phần thực sự khác nhau.

3. Bé bú mẹ có thị giác tốt hơn

Sữa mẹ không chỉ giúp xây dựng bộ não và cơ thể khỏe mạnh mà còn cực kỳ giá trị với thị giác của bé. Nghiên cứu so sánh giữa bú mẹ và sữa công thức cho thấy, bé phát triển thị giác vượt trội hơn khi được bú mẹ. Phát hiện này đặc biệt đáng chú ý ở bé sơ sinh thiếu tháng. Sự hiện diện của DHA có thể là một trong những lý do của kết luận này (DHA là một trong những thành phần cấu trúc chính của võng mạc).

Bạn càng cho con bú mẹ thì các tế bào thị giác càng phát triển và duy trì chức năng tốt. Đó là lý do vì sao những bé bú mẹ có cuộc sống khỏe mạnh hơn về sau.

4. Bé bú mẹ được thử nghiệm nhiều mùi vị hơn

Nếu như những bé bú bình thường chỉ được nếm một mùi vị duy nhất và không đổi của sữa thì những bé bú mẹ lại có trải nghiệm phong phú hơn.

Đơn giản là vì người mẹ trong thời gian cho con bú cần thêm khoảng 500kalo mỗi ngày, có nghĩa là họ cần ăn uống đa dạng và cân bằng. Nhóm bé bú mẹ cũng được nếm nhiều mùi vị thức ăn khác nhau từ mẹ thông qua sữa mẹ. Mùi vị khác nhau phụ thuộc vào những thứ người mẹ ăn vào.

5. Bé bú mẹ có xúc giác tốt hơn

Nhiều người mẹ yêu thích khoảnh khắc cọ xát làn da giữa hai mẹ con khi cho con “ti mẹ”. Sự tiếp xúc này làm tăng cảm xúc giữa mẹ và bé. Sự tiếp xúc làn da mẹ - làn da bé cũng giúp bé phát triển xúc giác tốt hơn.

6. Bé bú mẹ có khả năng phòng tránh nhiễm trùng cao hơn

Chất kháng thể có trong sữa mẹ giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng tai, tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm màng não. Ngoài ra, sữa mẹ còn củng cố hệ miễn dịch cho bé, bảo vệ cơ thể bé khỏi vi khuẩn và virus gây bệnh.

Sữa mẹ rất có lợi cho bé sinh non và bảo vệ bé sinh non khỏi các bệnh như dị ứng, hen suyễn, tiểu đường, béo phì, đột tử ở bé khi ngủ (SIDS).

Theo Trí thức trẻ - P.C

tin mới

Chương trình livestream 'Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả'

Đón xem chương trình livestream '20h Bác sĩ đây rồi' ngày 20/5: Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả

(Baonghean.vn) -Chương trình “20h Bác sĩ đây rồi” ngày 20/5 với chủ đề: “Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả”, Bác sĩ CKI Vi Thị Ngân, Chuyên ngành da liễu - Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện ĐKTP Vinh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh lý này...

Thay đổi thói quen sinh hoạt thế nào để giảm cholesterol có hại?

Thay đổi thói quen sinh hoạt thế nào để giảm cholesterol có hại?

Một trong những tác động đáng lo ngại nhất của cholesterol đến sức khỏe là hình thành các mảng xơ vữa trong thành động mạch. Các mảng xơ vữa này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều chỉnh một số thói quen hằng ngày sẽ giúp giảm cholesterol có hại, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.

Khoa Tiêu hóa – Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đang là nơi điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Ảnh: Hoàng Yến

Xây dựng ‘mái nhà chung’ của bệnh nhi tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Khoa Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) đang là nơi theo dõi và điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Hàng tháng, các bệnh nhi phải nhập viện định kỳ để duy trì sự sống. Khoa hiện là ngôi nhà thứ hai của các bệnh nhi này.