Luật KHCN: Lời giải “bài toán” về phát triển khoa học

Luật Khoa học công nghệ sửa đổi được kỳ vọng sẽ đem lại nguồn sinh khí mới, để đưa khoa học công nghệ thực sự trở thành chìa khóa để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến băn khoăn...

Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện riêng với tiến sĩ khoa học Nghiêm Vũ Khải, Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ để làm rõ hơn vấn đề này trước khi Luật Khoa học công nghệ sửa đổi được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 18/6.

Ứng dụng thành công công nghệ sinh học trong nhân giống cây nông nghiệp. (Nguồn: TTXVN)

Chỉ nghiên cứu khi có đầu ra

- Thưa Thứ trưởng, tại sao Bộ Khoa học công nghệ lại chọn thời điểm này để sửa đổi Luật Khoa học công nghệ?

Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Luật Khoa học công nghệ lần đầu tiên được ban hành vào năm 2000, có hiệu lực từ năm 2001. Sau 13 năm thực hiện, Luật Khoa học công nghệ tuy có nhiều thành công song cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần sửa đổi , bổ sung cho phù hợp với yêu cầu và tình hình mới.

Cũng trong thời gian qua, ngành Khoa học công nghệ cũng có 7 đạo luật chuyên ngành như Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Luật chuyển giao công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ, Luật công nghệ cao… Bên cạnh đó, các luật của ngành khác như thuế, đất đai, tài nguyên, lao động… đều có chỉnh sửa, bổ sung. Bởi thế, rất cần có sự sửa đổi Luật Khoa học công nghệ để tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Nghị quyết TW6 về KHCN cũng đề ra những nhiệm vụ trọng tâm phát triển Khoa học công nghệ. Do đó, Luật Khoa học công nghệ cần phải sửa đổi để thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển Khoa học công nghệ như một quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất cho việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và của nền kinh tế.

Thời gian qua, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam rất mạnh mẽ và sâu rộng. Chúng ta phải có những chính sách hợp lý để tận dụng cơ hội hợp tác quốc tế phát triển khoa học công nghệ.

- Được biết, Luật Khoa học công nghệ sửa đổi sẽ tập trung mạnh mẽ vào chính sách đầu tư và cơ chế tài chính; Cơ chế tổ chức và hoạt động khoa học công nghệ; Đào tạo và trọng dụng nguồn nhân lực khoa học công nghệ, xin Thứ trưởng nói rõ hơn về vấn đề này?

Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Về chính sách đầu tư, luật sửa đổi khẳng định rõ chi 2% ngân sách hàng năm cho KHCN. Ngoài ra, những dự án quan trọng đặc biệt của quốc gia sẽ áp dụng cơ chế đầu tư đặc biệt đặc biệt.

Có một thực tế là ở Việt Nam, việc đầu tư cho khoa học công nghệ chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong khi đó, ở các nước việc xã hội hóa đầu tư vào khoa học công nghệ rất cao. Luật Khoa học công nghệ sửa đổi sẽ đưa ra các chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư để đổi mới công nghệ trong sản xuất và kinh doanh.

Trước đây, cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ là quyết toán hàng năm, song trong dự thảo Luật sửa đổi, việc giao kinh phí sẽ áp dụng cơ chế khoán, cơ chế Nhà nước đặt hàng và cơ chế quỹ để triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Như vậy, Luật Khoa học công nghệ sửa đổi sẽ cụ thể hóa tư tưởng chỉ đạo nêu trong Nghị quyết số 20-NQ/TW: Ưu tiên tập trung mọi nguồn lực để phát triển Khoa học công nghệ; ưu tiên đầu tư trước một bước để phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngoài ra, cơ chế tổ chức hoạt động khoa học công nghệ cũng được đổi mới. Các cơ quan phải xác định nhiệm vụ trúng và đúng với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Sau đó, phải tuyển chọn ra đúng tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khoa học; việc đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu phải căn cứ vào hiệu quả ứng dụng.

Cũng theo Luật sửa đổi, những đề tài, chương trình khoa học công nghệ phải có địa chỉ nơi ứng dụng. Nghĩa là trước khi nhiệm vụ khoa học công nghệ được phê duyệt thì trong thuyết minh phải nêu và kiểm định được tính khả thi và địa chỉ ứng dụng. Cách làm này sẽ giúp cho việc sử dụng nguồn lực nhà nước có hiệu quả, theo quy hoạch; khắc phục tình trạng nhiều đề tài nghiên cứu xong lại không triển khai ứng dụng trong thực tế.
Máy bay không người lái do Viện Công nghệ không gian chế tạo. (Nguồn: HTI)

Sẽ có nhà khoa học nhân dân?

- Còn việc trọng dụng nguồn nhân lực…?

Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải:
Về nguồn nhân lực, Luật sửa đổi quy định một chương riêng và nhiều điều khoản khác để quy định cơ chế cụ thể khuyến khích hoạt động dào tạo và trọng dụng nhân lực khoa học công nghệ. Điều 23 của dự thảo Luật quy định chế độ ưu đãi, trọng dụng nhân tài, nhất là đối với các nhà khoa học đầu đàn, nhà khoa học đang đảm đương nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng yếu của quốc gia và các nhà khoa học trẻ tài năng.

Luật Khoa học công nghệ sửa đổi sẽ đãi ngộ nhà khoa học trên 3 phương diện: môi trường nghiên cứu, sáng tạo; đãi ngộ về thu nhập và điều kiện sống; được tôn vinh.

Về việc tôn vinh, Luật Khoa học công nghệ sửa đổi dẫn chiếu nội dung này để Luật Thi đua khen thưởng quy định. Còn có ý kiến khác nhau, nhưng chúng tôi cũng đang đề nghị quy định phong danh hiệu Nhà khoa học nhân dân, Nhà khoa học ưu tú cho những nhà khoa học không chỉ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, ứng dụng mà còn có vai trò như tấm gương về tinh thần tận tụy cống hiến cho khoa học, vai trò lan tỏa, dẫn dắt quần chúng, nhất là thế hệ trẻ lao động sáng tạo để chấn hưng nền khoa học nước nhà.

- Có một số ý kiến của các nhà khoa học tỏ ra “không mấy tin tưởng” vào Luật Khoa học công nghệ sửa đổi bởi nhiều năm nay chúng ta vẫn nói tới việc đãi ngộ, đổi mới cơ chế tài chính cho khoa học song tình hình vẫn không mấy cải thiện. Ông nghĩ nguyên nhân là ở đâu, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Thực tế cho thấy, đến nay việc triển khai những cơ chế, chính sách hiện hành để thực hiện chủ trương phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu còn nhiều bất cập. Như Nghị quyết số 20-NQ/TW đã nhận định, công tác lãnh đạo chỉ đạo, đầu tư, bố trí nguồn lực… chưa đúng tầm “quốc sách hàng đầu.”

Chính sách trọng dụng đối với các nhà khoa học chưa triển khai được, hoặc triển khai rất hạn chế. Chưa thực sự có môi trường khuyến khích lao động sáng tạo, sự đãi ngộ, tôn vinh vẫn chưa xứng đáng. Điều đó đã khiến một số nhà khoa học mất dần sự tự tin, hoài bão, động lực cống hiến. Mặt chính sách đúng quy định trong Luật là điều kiện cần, nhưng chưa đủ bởi công tác triển khai, quản lý, điều hành có vai trò quyết định thực thi luật.

Tôi vẫn cho rằng, mặc dù còn những tồn tại nhưng chúng ta vẫn đang có một đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ được Đảng, Nhà nước giao nếu chúng ta thực hiện nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao trước nhân dân và đất nước.

- Thưa thứ trưởng, Luật Khoa học công nghệ đã được thảo luận tại Quốc hội và đã nhận được những ý kiến góp ý. Cảm nhận của ông về những đóng góp ấy như nào?

Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải: Các đại biểu Quốc hội rất tâm huyết với sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, coi đó là một trong những động lực quan trọng nhất phục vụ phát triển bền vững của đất nước.

Tôi chưa thấy có ý kiến nào của đại biểu quốc hội xem nhẹ vai trò của khoa học công nghệ hay là phản đối việc ban hành cơ chế ưu tiên đầu tư, trọng dụng nhân tài… Thậm chí còn yêu cầu có những cơ chế mạnh mẽ, khả thi hơn. Thật sự là cảm động. Qua đó, nhà khoa học và những người quản lý khoa học công nghệ càng phải nhận thức sâu sắc hơn để hoàn thành tốt nhất trách nhiệm của mình.

- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Theo (Vietnam+) - V.T

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.