Lương tăng, giá tăng - Ai tăng hơn ai?

(Baonghean) - Từ ngày 1/7/2013, lương tối thiểu tăng từ 1.050.000 đồng lên 1.115.000 đồng, sau rất nhiều hội thảo, bàn bạc và "tính toán" của các cơ quan hoạch định chính sách và sau bao chờ đợi của hàng chục triệu người làm công ăn lương cùng những người thân của họ, nhất là với những người về hưu, gia đình chính sách - những đối tượng khó khăn nhất, thiệt thòi nhất trong thực tế đời sống mà chính sách "lương tối thiểu" đã quá lạc hậu, vấn đề giá cả gần như buông lỏng cùng lạm phát đã tạo nên những cơn "bão giá" hoành hành khủng khiếp hàng ngày!

Có gì đang diễn ra sau "ngày tăng lương" này? Người "được" tăng lương đang nghĩ gì và người không "được" tăng lương đang nghĩ gì? Và những nhà hoạch định chính sách liệu có biết và suy nghĩ nghiêm túc về những gì đang xảy ra?

Đã từ lâu, người ta đều biết rằng chính sách "lương tối thiểu" ở ta đã quá lạc hậu và càng tệ hơn khi “bão giá” thời lạm phát luôn hoành hành. Ở những hội nghị cấp cao nhất bàn về lương, người ta đều khẳng định lương tối thiểu chỉ đảm bảo được khoảng 40% mức sống tối thiểu, chưa có khoản đầu tư cho văn hóa, cho những yêu cầu bình thường của nghi lễ làm người, cho tái phục hồi sức lao động; chưa kể "đầu tư cho tương lai"... Như vậy, lương tăng nhỏ giọt bình quân vài ba trăm nghìn cho mỗi lao động làm công ăn lương cùng những người thân bấu víu vào họ chả thấm tháp vào đâu. Đấy là khi giá cả được giữ vững, ổn định, giá trị thực của đồng tiền ổn định...

Nhưng vấn đề lại là khi Chính phủ vừa công bố tăng lương, lập tức có hàng chục ngành kinh tế, cơ quan quản lý công bố tăng giá, hoặc "sắp sửa" tăng giá, mà toàn những "mặt hàng" thiết yếu như: xăng dầu, điện, giá viện phí, giá học phí... Ở ngoài đường, từ ông xe ôm, chú taxi đến bà bán rau, ông giữ xe đều tuyên bố tăng giá. Đặc biệt, sự tăng giá của ngành điện, một số trường học và bệnh viện. Không biết từ bao giờ, các ngành phục vụ công mang theo mầm mống "độc quyền" này tự cho phép mình đưa ra lý thuyết "tăng giá phải đủ bù chi" và so sánh giá trong nước còn rất "khiêm tốn" so với giá cùng mặt hàng ở nước ngoài? Tại sao, người ta không nghĩ: lương của những người làm công ăn lương ở ta quá thấp so với lương của người nước ngoài? Không thể so sánh kiểu ấy được!

Đáng lẽ ra, khi đồng lương trả cho người lao động chưa đủ sống, chưa bàn đến sự "hòa nhập thế giới" về lương thì trong chính sách an sinh vĩ mô, các cơ quan hoạch định chính sách phải nghĩ đến việc giữ vững giá cả, đảm bảo giá trị đồng lương thực tế cho người lao động và quản lý chặt việc tăng giá, nhất là quản lý các mặt hàng thiết yếu, các ngành phục vụ lợi ích công từ trước đến nay, như: học phí, viện phí, giá điện, giá xăng dầu, dịch vụ giao thông... Tất cả những mặt hàng này tăng giá, và tăng với tốc độ chóng mặt là một cách gây khó, làm ảnh hưởng đến nồi cơm của mỗi gia đình.

Vô hình chung, việc tăng giá vô tội vạ không chỉ "góp phần" vô hiệu hóa chính sách tiền lương, làm cho mỗi đợt tăng lương không còn ý nghĩa nhân văn và khoa học như ý tưởng ban đầu của Chính phủ, mà nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ chính sách vĩ mô về an sinh xã hội. Đã từ lâu lắm rồi, cái bài "lương tăng thì giá cũng tăng" lặp đi lặp lại nhiều lần, đã bao lần làm giảm ý nghĩa của việc tăng lương, của chính sách tiền lương. Nếu như tăng lương mà giá cả không được giữ vững, không ổn định thì chỉ là một cách "đánh bùn sang ao", đời sống người lao động không bao giờ được cải thiện, khó khăn lại thêm khó khăn...

Đã đến lúc khi bàn về chính sách tiền lương, khi có dịp tăng lương, các nhà hoạch định chính sách, quản lý xã hội phải có ngay biện pháp quản lý giá cả, có "luật" về sự tăng giá, chứ không phải ai muốn tăng đến đâu thì tăng, muốn tăng vào lúc nào thì tăng...

Thạch Anh (Hà Nội)

tin mới

Người chăn nuôi bò sữa ở Nghệ An đang thực hiện công đoạn hút sữa. Ảnh: Việt Long

Khoảng trống thông tin

(Baonghean.vn) - Việc chạy theo thông tin mạng xã hội, đưa tin thiếu sự đào sâu, tìm hiểu về Clip người đàn ông đổ sữa là còn thiếu trách nhiệm với doanh nghiệp, với người chăn nuôi bò sữa, và với độc giả.
Ảnh đại diện Biến đặc sản thành hàng hóa

Biến đặc sản thành hàng hóa

(Baonghean.vn) - Nghệ An nổi tiếng với rất nhiều loại đặc sản ở khắp các vùng, miền. Tuy nhiên, việc biến đặc sản trở thành hàng hóa, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân bản địa thì vẫn đang dừng lại ở dạng tiềm năng...
mục đích cuối cùng

Mục đích cuối cùng

(Baonghean) - Suy cho cùng, người ta bán hàng đểu hay đánh thuế kiểu tận thu cũng đều nhắm tới một cái đích duy nhất là túi tiền của người dân.
Phòng thủ

Phòng ngự

(Baonghean.vn) - Phá đi “sự phòng ngự” chính là “vượt qua chính mình”, tự khẳng định mình và thể hiện vai trò, trách nhiệm, lương tâm, tình cảm của mình với Đảng, với Nhân dân.
báo chí điện tử đăng tải liều lượng mặt trái, mặt xấu

Liều lượng!

(Baonghean) - Phải có những hình thức phê bình, kiểm điểm, đánh giá và nhận xét xác đáng đối với những tờ báo, những địa chỉ báo chí điện tử đăng tải liều lượng mặt trái, mặt xấu.
Người tiêu dùng ở huyện Tương Dương hiện đang chỉ được một chọn lựa duy nhất là dùng xăng A95. Ảnh: Hồ Phương

Xăng E5 không lên núi?

(Baonghean.vn) - Ngược huyện núi 30a Tương Dương dịp này, lạ kỳ khi thấy ở các cửa hàng xăng dầu vắng bóng xăng sinh học E5. Chỉ duy nhất xăng A95 được bán với giá ngất ngưởng 20.690 đồng/lít.
Kiềm chế 'nhân tai'

Kiềm chế 'nhân tai'

(Baonghean) - Đợt mưa lũ đang diễn ra đã gần ở mức thảm họa; bởi diện ảnh hưởng rộng lớn từ miền Trung ra tới miền Bắc, thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đau đớn nhất là có gần 100 người chết và mất tích.
Đôi điều về ý thức 'chung tay'

Đôi điều về ý thức 'chung tay'

(Baonghean.vn) - Ở quê, sau bão người dân tự giác dọn dẹp, mọi thứ đều sạch sẽ, gọn gàng. Ở phố, có nơi người dân chung tay thì công nhân môi trường bớt mệt, có nơi họ coi đó là việc của người khác.
Đi thảo cầm viên

Đi thảo cầm viên

(Baonghean) - Ngày lễ 2/9 vừa qua, gia đình mình không đi đâu xa mà chỉ loanh quanh trong thành phố. Cứ nghĩ mọi người đi chơi hết nên thành phố sẽ vắng, mọi người quyết định đưa bé Bim đi thảo cầm viên chơi. 
'Góp gió' để thành 'bão'

'Góp gió' để thành 'bão'

(Baonghean) - Nhiều người nói là công cuộc phòng chống tham nhũng của ta chưa khi nào làm mạnh và đạt được kết quả to lớn như thời gian vừa qua, ông thấy thế nào?
Để 'tàu 67' không rỉ

Để 'tàu 67' không rỉ

(Baonghean) - Phải nói ngay rằng: Nghị định 67 của Chính phủ về việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép để đánh bắt xa bờ là một chủ trương đúng khi tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp. Vấn đề là trong khi chúng ta không hề thiếu những chuyên gia hàng hải được đào tạo bài bản, nhưng suốt từ ngày có Nghị định 67, chưa hề thấy một chuyên gia nào cảnh báo về việc chuyển từ tàu thuyền đánh cá truyền thống sang tàu vỏ sắt thì sẽ như thế nào?
'Vô tính'

'Vô tính'

(Baonghean) - Trong đội ngũ có không ít người sống kiểu 'mũ ni che tai” phó mặc tất cả. Ai muốn làm gì thì làm, đúng hay sai mặc kệ miễn là không ảnh hưởng đến cá nhân mình. 
'Trích ngang' có quan trọng?

'Trích ngang' có quan trọng?

(Baonghean) - Có một thời quá nặng về “chủ nghĩa lý lịch”, dẫn đến một số địa phương, một số cơ sở… thực hiện “chủ nghĩa lý lịch” một cách máy móc, làm cho không ít người gặp khó khăn, vướng mắc.
Để nông nghiệp tỉnh nhà vượt qua thách thức hội nhập

Để nông nghiệp tỉnh nhà vượt qua thách thức hội nhập

(Baonghean) - Là một địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, dân số đông, phần lớn sống ở nông thôn và còn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp, những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Nghệ An đạt được những tiến bộ cả về sản lượng, năng suất, chất lượng. Tuy vậy, nhìn chung, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Nghệ An chưa cao, chưa có thương hiệu mạnh, sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, xuất khẩu ra thị trường ngoài nước còn yếu.
Thi nhau… nhận khuyết điểm!

Thi nhau… nhận khuyết điểm!

(Baonghean) - Tránh tình trạng thi đua nhận khuyến điểm, nhưng sau đó là im lặng, các khuyết điểm không những không hạn chế, khắc phục, mà lại có nguy cơ tăng thêm.
Để huyện quê Bác phát triển xứng tầm, bền vững

Để huyện quê Bác phát triển xứng tầm, bền vững

(Baonghean) - Để Nam Đàn phát triển, cần phải thay đổi tư duy, tầm nhìn tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch; cùng đó là cần có cơ chế, thể chế để thay đổi “đẳng cấp” cho Nam Đàn, Tiến sỹ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.
Tẩu tán nhân sự

Tẩu tán nhân sự

Trong lịch sử tư pháp của nước ta, có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe đến cụm từ “tẩu tán nhân sự”.
Hãy vì đại cục

Hãy vì đại cục

(Baonghean) - Đề xuất của Bộ Nội vụ về việc sáp nhập một số sở, ngành trong dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố đã trở thành tâm điểm của dư luận.
Tội phạm 'chống lưng'

Tội phạm 'chống lưng'

(Baonghean) - Cách đây hơn một tuần, trong hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng chí Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực nội chính đã yêu cầu xử lý nghiêm những hành vi bảo kê, “chống lưng” cho tội phạm. Nhưng qua những sự việc xảy ra gần đây cho thấy, cũng cần xử lý kiên quyết những hành vi “chống lưng” cho sai phạm.
Cần có cơ quan độc lập giám định quỹ BHYT

Cần có cơ quan độc lập giám định quỹ BHYT

(Baonghean) - Giải trình vấn đề thông tuyến khám chữa bệnh BHYT trước Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trong ngày 1/3/2017, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh đã nêu lên một thực trạng buồn về sự cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở khám chữa bệnh (KCB), nhất là các cơ sở tư nhân như khuyến mãi, thu hút người bệnh bằng quà tặng, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật... khiến nhu cầu KCB tăng ảo. 
Phát triển doanh nghiệp gắn với nông nghiệp

Phát triển doanh nghiệp gắn với nông nghiệp

(Baonghean) - Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay doanh nghiệp là cơ sở, là một trong những động lực quyết định tốc độ và chất lượng của phát triển. Nguyên lý này càng có ý nghĩa đối với tỉnh Nghệ An, hay nói cách khác, phát triển doanh nghiệp gắn với kinh tế nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn cần thiết trong chiến lược phát triển của Nghệ An.