Mẹo tránh xa các bệnh tiêu hoá ngày hè

04/07/2015 10:50

Ăn uống ngoài trời trong thời tiết nắng nóng hay nấu nướng tại nhà đều là những niềm vui thú vị trong ngày hè. Nhưng nếu không cẩn thận, có thể thành thảm hoạ cho người tham dự.

Khi đi picnic:

Tránh xa món bò tái: Bởi vi khuẩn, vi rút có thể sống ở bề mặt và có thể lan vào sâu trong thịt khi bạn dùng xiên để lật thịt. Và xúc xích cũng vậy.

“Cách tốt nhất để kiểm tra xem thịt chín chưa là dùng thiết bị đo nhiệt độ thịt. Bên trong thịt cần đạt ít nhất 72oC. Nếu bạn không có thiết bị đo nhiệt độ thịt thì có thể quan sát nước thịt chảy ra. Cắt giữa miếng thịt để xem còn màu hồng không. Nếu có thì bạn cần nấu tiếp đến khi thịt chín hẳn.

Làm sạch vỉ nướng: Những tấm sắt dùng nướng thực phẩm thường được xem là an toàn do chúng được đặt trên lửa nóng nhưng thực tế chúng rất bẩn và hoàn toàn có thể gây ngộ độc thực phẩm.

BS Lisa Ackerley, một chuyên gia sức khỏe, cho biết: “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng E.coli có thể sống sót 28 ngày trên các bề mặt thanh thép vì vậy hãy giữ chúng sạch sẽ”.

Luôn làm chín gà trước khi nướng: Vi khuẩn salmonella thường có trong thịt lợn, trứng, sữa chưa thanh tiệt trùng, thịt và nước và có thể gây ngộ độc. Trong đó thịt gà là môi trường sống ưa thích của loại vi khuẩn này”, BS Hargin.

Do đó, tốt nhất trước khi nướng gà, bạn nên cho thịt gà vào lò để nước thịt chảy hết (thời gian bỏ lò là khoảng 20 phút với nhiệt độ 180 độ C)

Đừng ngồi bệt lên cỏ: Những bãi cỏ xanh trông thật mời gọi nhưng những khu vực công cộng như thế này thường ẩn chứa rất nhiều vi trùng gây hại mà có thể rơi ra từ động vật hay có sẵn trong đất.

Vi khuẩn Toxoplasmosis hiếm khi gây triệu chứng cho sức khỏe nhưng trong 1 số trường họp chúng có thể gây chứng sưng nề, đặc biệt là ở họng hay cẳng tay. Những biểu hiện này giống như triệu chứng cúm.

Vi khuẩn Campylobacter gây ngộ độc thực phẩm nhiều nhất, dẫn đến mệt mỏi, tiêu chảy và những hậu quả lâu dài đối với sức khỏe

“Tôi không muốn nói rằng đừng ai ngồi xuống đất nhưng tốt hơn là hãy trải một thứ gì đó trước khi ngồi xuống vì lý do vệ sinh”, chuyên gia y tế khuyến cáo.

Khi ở trong bếp

Kem đã chảy không cho vào tủ lạnh: “Kem cần được ăn ngay khi lấy ra khỏi tủ lạnh và nếu nó đã bị chảy thì một là bạn ăn luôn còn không thì hãy bỏ đi bởi môi trường đường sữa rất lý tưởng cho vi trùng phát triển. Và khi bạn đặt kem đã chảy vào tủ lạnh, vi khuẩn sẽ kịp sinh sôi trước khi ngủ đông và gây hại cho bạn khi bạn ăn chúng”, GS Oxford nói.

Không để sữa bên cánh tủ lạnh: Tốt nhất không nên để sữa ở cánh tủ lạnh, đặc biệt khi thời tiết nóng.

Tủ lạnh thường làm hạ nhiệt thực phẩm nhanh chóng xuống 1,6-5 độ C nhưng thực phẩm để ở cánh tủ sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với không khí nóng khi mở tủ lạnh vì vậy sữa sẽ dễ bị hỏng trước khi hết hạn sử dụng.

Giặt khăn bếp với nước nóng: Các miếng bọt biển trong bếp thông thường chứa tới 10 triệu vi khuẩn trên mỗi 2,5cm2, bẩn gấp 200 ngàn lần so với bệt trong toilet.

Theo BS Ackerley, trong khăn bếp có chứa hàng tỉ vi khuẩn, bao gồm cả khuẩn E.coli gây tiêu chảy nặng.

Theo dantri.com

Mới nhất

x
Mẹo tránh xa các bệnh tiêu hoá ngày hè
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO