Miền trung du…

(Baonghean.vn) - Tưởng như điều nói ấy sẽ thừa; bởi ở đâu mà không có vườn nhà. Nhưng vườn nhà trung du khác đấy! Ít nhất là ở miệt trung du Thanh Chương quê tôi. Ví như, nói đến Thanh Chương là nói đến đặc sản nhút mít. Nói đến vùng nguyên liệu chè Nghệ An là phải kể đến “thủ phủ” chè xanh Thanh Chương. Mà, nói đến vườn chè, sao không nói đến vườn tro (một loài cọ) nhỉ?

Đồi chè Ngọc Lâm (Thanh Chương). 	Ảnh: Cao Đông
Đồi chè Ngọc Lâm (Thanh Chương). Ảnh: Cao Đông

Vườn nhà trung du Thanh Chương “giàu” nắng gió với cữ hè này miên man gió Lào, đông Trường Sơn hun hút khí nóng; đất mấy tầng có sỏi đá, có bzan chia sẻ cái khắc nghiệt cùng người quê cần cù, lam lũ. Những mít, chè, tro ấy là những loài cây chịu nắng, thân thiết trong vườn nhà trung du quê tôi tự bao giờ, vừa giữ cái khí ẩm cho những đời cây, đời người kế tiếp sinh sôi. Chợt nhớ tựa đề ca khúc của nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn “Trung du miền quê em” viết về trung du phía Bắc; ca từ lai láng trữ tình ấy vận vào trung du quê tôi là ẩn đi những nhọc nhằn, vật lộn với thiên nhiên để hát lên khát vọng xanh sự sống. Vườn nhà trung du thuở đời bần dân sống trong chế độ phong kiến, thì sự nẩy lộc, đơm hoa kết trái của của mít, của tro, chè xanh đã gắn bó, mật thiết với mưu sinh hàng ngày rồi! Trái mít chín, bó chè xanh hay mớ quả tro mỗi sáng mẹ tôi tất tả về chợ quê, sẽ là những kim chỉ, dầu đèn, muối gạo, sách vở học hành… cho lũ con đông đúc. 

Và đâu chỉ có thế! Ấm chè xanh vườn nhà hãm mới là nơi để hàng xóm láng giềng quây quần thâm tình chuyện nông trang, nhắc nhớ đạo lý sống dân quê bao đời thuần hậu trong lũy tre làng. Ngả trái mít chín thơm mời khách quý, rồi hạt mít phơi khô thành lương thực ăn dè bù cái đói ngày Ba, tháng Tám, xơ mít dưới bàn tay tảo tần của người mẹ thành món nhút mà từ thức ăn kẻ nghèo nhà quê nay đã trở thành đặc sản trung  du trên những bàn tiệc phố phường. Và quả tro, cứ vào giữa tháng Tám âm lịch hàng năm, được hái xuống đem chà sạch vỏ rồi đem om hoặc muối để ăn dần. Những thức ấy từ cây lá vườn nhà mà mỗi lần đi xa hoài niệm lại nhớ thương đến thắt lòng, như một người con Thanh Chương đi xa từng viết “mộc mạc, dân dã nhưng chứa đầy tình cảm của người mẹ dành cho gia đình và con cái…”. 
Những kỳ lũ trẻ chúng tôi nghỉ hè, vườn nhà trung du râm ran tiếng ve. Nhựa mít gắn đầu cần tre là để bắt ve, đôi khi bẫy cả con sẻ sẻ. “Cọ (tro) xòe ô che nắng”, dưới bóng cây tro tốt vượt mái nhà, là nơi chúng tôi ngả giấc trưa, mơ màng về tuổi hoa niên đẹp đẽ. Vườn chè sóng sánh đêm trăng mẹ tranh thủ cắt hái cho gánh tảo tần sớm mai buổi chợ. Tiếng cười con trẻ đuổi bắt nhau loang trên vườn chè giục mẹ nhanh tay… Mỗi khi xa làng rồi về lại, từ tít đầu con đê dày vệ cỏ may mềm, đã nhận ra vườn nhà mình nhờ tán mít, tàu tro thân thiết. Cây cũng như người, biết lưu luyến tiễn đưa, biết vẫy gọi ta trở về…    
Quê hương đổi thay mấy bận. Tường bao xây mới thay cho những bìa rậm, khóm tre xanh. Vườn nhà lồ lộ lên nhà xây mái ngói có cả cao tầng, thưa dần bóng tro, bóng mít, không ít người tha hương chợt nhớ bầu không khí tình quê tối lửa tắt đèn quây quần bên ấm chè xanh vườn nhà thơm ngát, để gắng sống tốt lên nhằm báo đáp ơn quê nơi có mẹ cha, anh em, bạn hữu láng giềng. Và rồi, khi một ngày đi xa biền biệt mưu sinh về lại, bước vào con ngõ giữa vườn nhà mình xưa, rưng rưng nhớ mẹ cha đã khuất, chợt lại được an ủi phần nào khi nơi góc vườn vẫn có cây mít ngọt buông quả, có tán tro dường như đang ứ nhựa vươn cao; đến khi người thân kịp om ấm chè xanh mới, cất tiếng quê mời láng giềng có người là bạn bắt ve, bẫy sẻ xưa sang uống mừng đón ta trở về, thì nước mắt ta đã ròng trên má – dòng nước mắt xúc động, hạnh phúc như của tuổi thơ ta. Ấy là tôi đã có những khoảnh khắc hạnh phúc như thế, khi trở về với những hình bóng cảnh sắc thân thuộc của vườn nhà Thanh Chương trung du của tôi!
Anh Vũ

tin mới

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

(Baonghean.vn) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thích hợp để các gia đình đi du lịch cùng nhau. Nếu chưa biết dịp lễ này đi đâu, sau đây là một số điểm đến không thể bỏ qua tại Nghệ An mà quý vị có thể tham khảo.

Thác Hồng Sơn ở Tân Hợp cao hơn 100m, chảy dài theo triền đá, ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa. Ảnh: Cẩm Tú

Hấp dẫn du lịch Tân Kỳ

(Baonghean.vn)-  Với Km số 0 - nơi khởi đầu đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, những dãy núi trùng điệp, những hang động, thác nước cùng phong tục đặc sắc của đồng bào đã giúp Tân Kỳ hội tụ yếu tố để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng. 
Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Khi thực dân Pháp bị đánh bại, những đồn điền rộng lớn tại khu vực Phủ Quỳ đã bị tịch thu. Riêng hàng me được trồng từ ngày người Pháp đặt chân lên đây vẫn được giữ lại, trở thành một tài sản xanh độc đáo cho vùng đất TX.Thái Hòa ngày nay…