Mồ hôi trẻ thơ trên đất lạc

(Baonghean) - Em Nguyễn Thị Diệu ở xóm 2, xã  Nghi Vạn (Nghi Lộc), sau khi được nghỉ hè, liền theo bạn bè trong xã đi gặt lúa thuê, nhổ lạc, mót lạc trên những cánh đồng của huyện. Diệu bùi ngùi: Cha bỏ em ngay từ nhỏ, quanh năm mẹ đi làm thuê cho em đi học, thấy mẹ vất vả em chẳng dám xin mẹ cho đi học thêm.

Mùa hè năm nay, là năm thứ ba em đi gặt lúa, nhổ lạc, phơi lạc thuê, rải rơm và cả mót lạc nữa. Ai thuê gì làm nấy, nhưng không làm quá sức mình, sợ đổ bệnh mẹ lại khổ thêm. Mới 5 giờ sáng cùng với chiếc liềm, cái cuốc và môi hành trình cho một ngày kiếm sống. Diệu nói: "Liềm dùng gắt lúa nếu có người thuê, môi và cuốc dùng để mót lạc, chủ yếu em gắt lúa thuê và nhổ lạc thôi".

Những ngày đầu không quen, Diệu thấy người mình đau ê ẩm, đôi tay mỏi nhừ. Mỗi ngày cũng kiếm được 50 đến 70 ngàn đồng nên em cố gắng kiếm tiền đỡ đần cho mẹ. Mấy hôm nay, sáng nào Diệu tranh thủ ra đồng từ tinh mơ nhổ lạc thuê được cho 3 gia đình, nên ngày nào cũng kiếm được gần trăm nghìn. Mùa lạc năm ngoái, chưa tính tiền công nhổ lạc, rải rơm, chỉ tính số lạc đi mót cũng đến gần 50 ký… Mắt Diệu sáng niềm vui khoe với tôi.

Với Mai Anh, cũng ở xã Nghi Vạn, vừa nghỉ hè được một ngày, Mai Anh theo bạn đi nhổ lạc thuê. Anh thổ lộ: Sáng sớm, có mặt ở những cánh đồng lạc thể nào cũng có người mướn. Công việc của em là sau khi lạc đã nhổ, em buộc thành từng bó, bốc lạc lên xe, tiền công trả theo giờ, mỗi giờ 20 nghìn đồng, khi về còn được chủ nhà cho thêm bó lạc mang về nữa. Mai Anh kể: Nhà em đất đai ít, không có đất trồng màu, nên lạc là món thức ăn giữ trữ cho những ngày mưa lụt. Lạc em mót được đủ ăn quanh năm.

                                   Tâm cùng bạn trong nhóm phơi lạc thuê.

Còn em Phan Thị Tâm, lớp 6, Trường THCS Nghi Ân, lúc đầu bố mẹ không cho đi làm, nhưng thấy em năn nỉ quá đành chấp nhận. Ước mơ của Tâm là kiếm đủ tiền mua chiếc xe đạp đi học. Vậy hết mùa lạc, các em làm gì? Tâm trả lời: “Loanh quanh cánh đồng lạc cũng hết tháng 7, chị ạ. Nhổ lạc, vặt lạc, phơi lạc, rồi bóc lạc cho những gia đình buôn bán lạc, sợ không đủ sức mà làm thôi. Khoảng nửa tháng 8 là chuẩn bị ôn bài cho năm học mới rồi, khi đó thu nhập có cao hơn, bố mẹ cũng không cho đi nữa”.

Diệu, Mai Anh, Tâm và một số trẻ em mưu sinh trên những cánh đồng lạc với mong ước sẽ kiếm được chút ít tiền để con đường đến trường  của mình đỡ nhọc nhằn hơn. Xung quanh ta, vẫn còn không ít trẻ em mưu sinh trong kỳ nghỉ hè như vậy!

Thu Hương

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.