Móng tay cảnh báo gì về sức khỏe của chúng ta?

Bạn có biết móng tay, móng chân có thể biểu lộ trình trạng sức khỏe của mình không? Móng tay bị ngả màu vàng, trắng, bị sần sùi lồi lõm đều là dấu hiệu của một bệnh nào đó ở gan, phổi, tim…

Hãy thử xem lại móng tay mình xem, bạn nhé:

Móng nhợt nhạt

Móng tay nhợt nhạt trông như bị hóa sừng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng như: thiếu máu, xung huyết tim, tiểu đường, bệnh gan, thiếu dinh dưỡng…

Móng màu trắng

Móng tay hầu như trắng hết phần móng, còn phần da rìa móng sậm màu, da ngón tay bị vàng có thể là dấu hiệu của các bệnh về gan, chẳng hạn như viêm gan. 

Móng màu vàng

Móng tay bị vàng là do bị nhiễm vi nấm, và khi tình trạng nhiễm nấm trầm trọng hơn, móng còn có thể bị rụt lại, dày lên và dễ gãy. Thậm chí, tuy hiếm gặp nhưng cũng có khả năng xảy ra, những chiếc móng bị vàng còn có thể là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng như bệnh tuyến giáp nặng, bệnh phổi, tiểu đường hoặc bệnh vẩy nến. 

Móng màu xanh

Móng tay có màu xanh nhợt nhạt báo hiệu cơ thể đang thiếu oxy – và nguyên nhân chính là do nhiễm trùng phổi, viêm phổi. Ngoài ra, móng tay bị xanh cũng có thể do vấn đề về tim. 

Móng gồ ghề

Bề mặt móng tay bị gồ ghề, lồi lõm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh vẩy nến hay nấm da. Trong trường hợp này, móng còn có thể bị đổi màu, và vùng da dưới móng tay có thể có màu đỏ nâu. 

Móng dễ gãy

Móng khô, giòn, dễ nứt gãy là dấu hiệu có thể có liên quan đến các bệnh về chức năng tuyến giáp. Móng dễ gãy, nứt nẻ kèm theo bị ngả màu vàng là dấu hiệu của bệnh nấm móng. 

Phần da quanh móng bị sưng

Phần da bao quanh móng tay bị đỏ và bị sưng là dấu hiệu của viêm bờ sau móng, có thể do bệnh luput ban đỏ hoặc rối loạn các mô cơ. 

Móng có sọc sậm màu
Nếu chẳng may có những đường sọc đậm màu dưới móng, bạn cần đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt bởi đây có thể là dấu hiệu báo sớm của ung thư da ác tính. 

Móng bị gặm nham nhở

Việc cắn móng tay có thể chỉ là một thói quen ngày xưa còn lại, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng suy nhược và lo lắng kéo dài, thậm chí liên quan đến chứng rối loạn ám ảnh. 

Bạn có thể tự mình khắc phục thói quen xấu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ này bằng cách cắt và giũa thường xuyên để móng tay gọn gàng, sạch sẽ; tìm những thú vui, hoạt động khác để chuyển hướng chú ý của mình, để tay luôn bận rộn và đầu óc không nghĩ đến chuyện đưa tay lên miệng nữa… Trong trường hợp bạn không tự khắc phục được và động cơ của việc cắn móng tay là do tâm lý, bạn nên đến bác sỹ để được chữa trị tận gốc và dứt điểm.

                  

Hãy quan tâm chăm sóc cho móng tay, cũng như toàn bộ cơ thể bạn
(Ảnh: GettyImages)

Mặc dù móng tay của chúng ta thay đổi theo tình trạng sức khỏe, nhưng những dấu hiệu thể hiện trên móng hiếm khi nào là dấu hiệu đầu tiên. Bên cạnh đó, cũng có những bất thường với móng là vô hại, không phải ai móng trắng cũng đều bị viêm gan. Việc của bạn là hãy quan tâm và chăm sóc tốt cho cơ thể mình, nhận ra những bất thường và đến bác sỹ sớm để được xác định bệnh và điều trị phù hợp, kịp thời.

Theo (Webtretho) - PC

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.