Mong ước của em...

(Baonghean) - Những chuyến đi về miền biển, đồng bằng, miền núi, đã giúp chúng tôi cảm nhận rõ hơn những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương cũng như các thế hệ trước dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Nhưng cũng trăn trở hơn với những giấc mơ dẫu là nhỏ nhoi của các em chưa thành hiện thực...

Rong ruổi mục đồng.
Rong ruổi mục đồng.
Về với phố biển Cửa Lò trong dịp hè này, chúng tôi gặp em Hoàng Văn Bông (8 tuổi), ở khối 3, phường Nghi Thuỷ. Những ngày hè Bông không được thả đam mê theo trái bóng tròn, hay trò chơi thả diều, bơi biển mà ngày nối ngày Bông theo bà, theo mẹ đi làm thêm kiếm tiền để khi bước vào năm học có thể mua thêm quyển sách, tấm áo. Đã là năm thứ 3, Bông theo bà bóc tôm thuê cho một chủ lò chế biến hải sản ở địa phương. Mỗi ngày làm việc cật lực của Bông tính ra được khoảng 30-40 nghìn tiền công. Hỏi chuyện có mệt không?, Bông cười: “Vui chứ không mệt ạ. Cháu vui vì góp phần giúp bố mẹ, ông bà đỡ vất vả hơn”.
Phía sau niềm vui đó là những nỗi niềm, những khát khao, mong ước, đặc biệt khi Bông nhìn bạn bè cùng trang lứa đang cùng gia đình bố mẹ đi du lịch, vui đùa dưới sóng biển xanh. “Cháu mong bố mẹ ở nhà với cháu nhiều hơn, mong ngày nào cũng được ăn cơm cùng bố mẹ. Ngày 1/6 này, cháu muốn được bố mẹ đưa đi công viên, chơi trò đu quay, xe điện, được bố mẹ mua cho đồ chơi”. Ước mơ giản dị ấy khó thành hiện thực với Bông. Mùa du lịch về, bố mẹ Hoàng Văn Bông đang tất tả, bận rộn với công việc đánh bắt, kinh doanh dịch vụ du lịch. Cuộc mưu sinh vất vả, kéo dài từ sáng đến tận khuya nên bữa cơm Bông ăn hàng ngày không mấy khi đầy đủ các thành viên trong nhà; bố mẹ Bông cũng đã vô tình quên đi ước mơ con trẻ.
Vui cùng trái bóng tròn.
Vui cùng trái bóng tròn.
Thế giới tuổi thơ của nhiều em nhỏ ở Thành phố Vinh bị bó hẹp theo một quy trình học và học. Các em thèm được bố mẹ dẫn đi công viên, đi đến các khu giải trí, ước ao những ngày hè sôi động, đi bơi, về quê thả diều, đá bóng với bạn bè. Em Nguyễn Văn Minh (10 tuổi), ở phường Vinh Tân ngoài thời gian học thêm thì suốt ngày quẩn quanh ở nhà. “Thế giới mùa hè” của Minh vây kín bởi những khối bê tông, bắn bi cũng ở đó, đá bóng cũng ở đây. Món quà mà Minh mong ước trong ngày Quốc tế Thiếu nhi là: “Cháu mong được bố mẹ cho về quê chơi, được đi chăn trâu trên đồng, câu cá, bắn chim, đá bóng, đi thả diều cùng các bạn vào buổi chiều. Bố mẹ cháu hứa rồi, được học sinh giỏi thì cho về quê và đi du lịch nhưng chưa thấy”. Lời hứa chưa thành bởi bố mẹ Minh chưa sắp xếp được thời gian, những ngày hè của Nguyễn Văn Minh là các lớp bồi dưỡng tiếng Anh và những giờ học Toán, tiếng Việt. Khái niệm “nghỉ hè” đang dần trở nên xa lạ với trẻ em thành thị...
Nghỉ hè những đứa trẻ ở miền núi vẫn phải lên rẫy phụ giúp bố mẹ. Những giây phút hiếm hoi ở nhà, cô bé Hấp Thị Minh (9 tuổi) ở bản Xốp Cháo cùng các bạn lại tìm đến những tán cây to, có bóng mát để chơi đồ hàng, hái hoa dại ghép thành những hình yêu thích. Minh ước ao: “Cháu chán ăn xôi với bù luộc rồi; chỉ muốn ăn xôi chấm chẻo - chẻo có nhiều cá, thịt hơn”. Còn chị gái Minh là Hấp Thị Hoa (13 tuổi) lại mong được nhiều người đến cho thêm sách, báo để đọc, biết thế giới bên ngoài, biết thêm những thứ chỉ có ở miền xuôi. 
Chiều cuối ngày, trên đường ra bến sông nằm giữa xóm 3 và xóm 4, xã Nam Tân, huyện Nam Đàn, chúng tôi gặp anh Nguyễn Thành Cường và anh Quốc Đàn đang làm xích đu cho các cháu nhỏ chơi. Anh Cường chia sẻ việc làm của mình: “Cuộc sống còn nhiều khó khăn, sân chơi các em còn thiếu. Chúng tôi nghĩ mình nên làm một cái gì thêm để các cháu vui chơi giải trí phù hợp trong mỗi dịp hè”... Những suy nghĩ, cách làm như của anh Cường và Quốc Đàn thật đáng quý. Hãy lắng nghe trẻ em nói, hãy chia sẻ những ước mơ giản dị đó của trẻ thơ, hãy dành những quan tâm và yêu thương cho trẻ để trẻ phát triển toàn diện cả về tâm hồn lẫn thể chất.
Thanh Sơn - Đinh Nguyệt

tin mới

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những Trung thu rộn ràng, ấm áp đã được tổ chức hướng về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Để giữa bộn bề cuộc sống, các em nhỏ vẫn có những khoảng trời trong trẻo, hồn nhiên và ấm áp theo cách riêng của mình...

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

(Baonghean.vn) - Những ngày này, không khí náo nức, vui vẻ của Tết Trung thu đã và đang tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, từ thành thị đến miền núi cao... Thế nhưng ở xóm chài nhỏ dưới chân cầu Yên Xuân, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, các em vẫn lặng lẽ như thường ngày.

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

(Baonghean.vn) - Hầu hết những người Nghệ đang sinh sống, làm việc, công tác tại thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đều chịu thương chịu khó làm ăn, đoàn kết tốt, coi Vũng Tàu là quê hương thứ hai nhưng không bao giờ quên quê hương Nghệ An - nơi họ đã sinh ra từ đó.

Mang Trung thu lên bản Huồi Mới

Mang Trung thu lên bản Huồi Mới

(Baonghean.vn) - Ngày 22/9, Báo Nghệ An phối hợp cùng Team Bạch Mã (trực thuộc CLB Xe Bán tải địa hình Việt Nam) và Đồn Biên phòng Tri Lễ tổ chức Trung thu và tặng quà cho học sinh mầm non và tiểu học tại bản người Mông Huồi Mới, xã Tri Lễ (huyện Quế Phong).