Một tết thiếu nhi bổ ích
(Baonghean.vn) - Thuở kháng chiến, nhân dân và bộ đội ta đã tạo nên nhũng chiến thắng vĩ đại chỉ với những đồ dùng, vũ khí đơn sơ, giản dị. Những đồ vật đó đã được tìm lại và giữ gìn cho đến tận bây giờ. Và thật may mắn, nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, em đã được các cô, các chú, các bác ở Báo Nghệ An đưa đến tham quan Bảo tàng Quân khu 4 - nơi lưu lại những kỉ vật kháng chiến ở mảnh đất vùng Quân khu 4 xưa.
(Baonghean.vn) - Thuở kháng chiến, nhân dân và bộ đội ta đã tạo nên nhũng chiến thắng vĩ đại chỉ với những đồ dùng, vũ khí đơn sơ, giản dị. Những đồ vật đó đã được tìm lại và giữ gìn cho đến tận bây giờ. Và thật may mắn, nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, em đã được các cô, các chú, các bác ở Báo Nghệ An đưa đến tham quan Bảo tàng Quân khu 4 - nơi lưu lại những kỉ vật kháng chiến ở mảnh đất vùng Quân khu 4 xưa.
Các em báo công trước anh linh các anh hùng, liệt sỹ tại đài tưởng niệm của Bảo tàng về những thành tích đã đạt được sau 1 năm nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện
Từ tòa soạn, chiếc xe chở những “hành khách” đủ mọi lứa tuổi bắt đầu chuyển bánh. Những bạn chưa đi thì háo hức chờ đợi được nhìn ngắm và nghe những câu chuyện về những vị anh hùng, liệt sỹ trong kháng chiến. Những bạn đã đi thì cũng rất hớn hở khi được đến bảo tàng thêm một lần và kể cho các bạn khác nghe về những lần mình đã đến.
Chiếc xe dẫn đi qua nhũng con đường lớn của thành phố và cuối cùng đã đến được với bảo tàng. Sau phần báo công và dâng hương, mặc niệm tưởng nhở các anh hùng liệt sỹ của dân tộc, chúng em được vào thăm quan nhà trưng bày hiện vật kháng chiến. Mỗi hiện vật ở đây đều chứa đựng những sự kiện, những câu chuyện cụ thể đã diễn ra trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, trở thành các giá trị văn hóa vật thể thiêng liêng và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vừa bước vào phòng, em đã thấy một bức tượng có một chú bộ đội trở về bên người thân sau chiến tranh. Phía sau bức tượng là một hình ảnh tượng trưng cho ngọn lửa cách mạng, hai bên là những giọt nước – hai hàng nước mắt của những người thân của các anh hùng, liệt sỹ. Tiếp theo là nhũng tấm bia mộ chỉ có những con số của những chiến sỹ đã khuất, là những tấm ảnh kể về nhũng câu chuyện xúc động thời chiến. Bên cạnh đó còn là những đồ dùng giản dị của những chú bộ đội thời đó.
Chú Hoành – người đã kể cho chúng em nghe những câu chuyện về những kỉ vật từ đầu đến giờ bắt đầu chỉ vào nhũng chiếc máy bay, tên lửa, xe tăng và nói về những chiến thắng trong kháng chiến của dân tộc. Sau đó, chúng em được vào tòa nhà lớn chính của bảo tàng. Vừa bước vào là phòng khánh tiết – nơi chào đón mọi người đến tham quan với một bức tượng Bác và tiêu bản của trống đồng Đông Sơn. Đi vào trong, chúng em và các chú, các cô, các bác được xem những hiện vật, bức ảnh khác. Được tận mắt nghe những câu chuyện và xem những hiện vật mà trước đây em chỉ được học trong sách vở, em cảm thấy vô cũng cảm phục trước tinh thần yêu nước và sự dũng cảm của các cô, các chú. Có những kỉ vật khiến em rất cảm động như là đôi dép cao su mà các chiến sĩ đã dùng để trèo đèo lội suối vô cùng vất vả. Những vật thể có thật đó càng làm cho em thêm biết ơn và tưởng nhớ đến nhũng người đã ngã xuống cho đất nước “nở hoa độc lập, kết trái tự do”.
Chú Hoành - hướng dẫn viên bảo tàng giới thiệu đến các em bức điêu khắc về hình ảnh người lính trở về với người thân sau kháng chiến.
và giới thiệu về các vũ khí tham gia kháng chiến
Đối với em, đây là một chuyến đi đầy bổ ích và đem lại cho em nhiều cảm xúc. Đó là sự thương tiếc cho những người đã hi sinh. Đó còn là lòng yêu đất nước của em đã được củng cố thêm sau chuyến đi này. Ngoài ra , em còn cảm thấy vô cùng biết ơn trước công lao chống giặc và thống nhất đất nước của nhũng vị anh hùng dân tộc Việt Nam. Chúng em có cuộc sống như ngày hôm nay có một phần công lao của các cô, các chú . Vì vậy , để đền đáp công ơn lớn lao của các cô, các chú, em sẽ cố gắng học tập thật tốt và tu dưỡng đạo đức để lớn lên xây dựng non sông Việt Nam ngày càng giàu đẹp ,cũng như các cô, các chú đã cố gắng xây dựng nước nhà để chúng em có cuộc sống như ngày hôm nay.
Đậu Huy Minh ( Trường Tiểu học Lê Mao - TP Vinh)