Mỹ-Cuba bình thường hóa quan hệ sau nửa thế kỷ lạnh nhạt

Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Cuba tuyên bố hai nước bình thường hóa quan hệ sau nửa thế kỷ lạnh nhạt do lệnh cấm vận và các biện pháp cô lập của Mỹ.
Kênh CNN của Mỹ bình luận, sự thay đổi quan hệ giữa Washington và La Habana đánh dấu bước ngoặt quan trọng giữa hai nước sau nửa thế kỷ ngừng quan hệ ngoại giao. Lệnh cấm vận và các biện pháp cô lập Cuba do Mỹ áp đặt sẽ được dỡ bỏ.
Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố thay đổi chính sách với Cuba sau nửa thế kỷ cấm vận
Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố thay đổi chính sách với Cuba sau nửa thế kỷ cấm vận
Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Mỹ Obama nói: "Tôi không tin rằng chúng ta có thể tiếp tục làm những điều tương tự như những gì đã có suốt hơn nửa thế kỷ qua".
Tuy nhiên, ông Obama cũng nói thêm rằng ông 'không mong đợi' việc bình thường hóa quan hệ, mở cửa lại đại sứ quán giữa hai nước có thể 'thay đổi Cuba trong một đêm'.
Phát biểu của ông Obama được truyền thông Mỹ đưa tin lúc 12h00 ngày 17/12 (giờ địa phương), trong khi Chủ tịch Cuba Raul Castro cũng có bài phát biểu về việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vào cùng thời điểm ông Obama phát biểu.
Truyền thông Mỹ đưa tin ông Raul Castro ca ngợi quyết định của Washington là thay đổi mang tính lịch sử. Ông Castro cũng gửi lời cảm ơn đến Tòa thánh Vatican vì đã làm trung gian cho các cuộc hội đàm giữa hai nước.
Nhận định về các lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Cuba thời gian qua, ông Obama nói Mỹ sẽ thay đổi 'cách tiếp cận lỗi thời' với Cuba bằng việc nới lỏng cấm vận trong thời gian tới.
Hãng thông tấn Reuters bình luận, sự thay đổi chính sách của Nhà Trắng với Cuba sẽ mở cửa cho kinh tế, du lịch giữa hai nước. Hiện tại, khách du lịch từ Mỹ đến Cuba gặp nhiều trở ngại về thủ tục pháp lý.
Dấu hiệu bình thường hóa quan hệ giữa hai nước bắt đầu từ việc điệp viên Alan Gross của Mỹ được thả sau 5 năm ngồi tù tại Cuba. Một điệp viên khác làm việc cho Mỹ cũng được Cuba thả sau 20 năm giam cầm, nhưng danh tính người này chưa được tiết lộ, theo tường thuật của Reuters. Đổi lại, Mỹ cũng đã thả ba điệp viên Cuba bị bắt tại Mỹ, giới chức Mỹ cho biết.
Quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã đóng băng từ cuộc cách mạng tại Cuba năm 1959, khi người anh trai của Chủ tịch Cuba đương nhiệm Raul Castro là ông Fidel Castro lên nắm quyền. 
Mỹ đã duy trì các lệnh trừng phạt và cấm vận Cuba kể từ đó cho tới nay. Trong bài phát biểu được mô tả là mang tính lịch sử, ông Obama vẫn nhắc lại rằng Mỹ mong muốn thấy được sự cải cách dân chủ ở Cuba.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro bắt tay năm 2013, khi tới tham dự lễ tang Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro bắt tay năm 2013, khi tới tham dự lễ tang Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Một quan chức Mỹ nói với Reuters rằng nhiều người tại Nhà Trắng tin rằng các lệnh cấm vận áp đặt lên Cuba hơn 50 năm qua đã không còn tác dụng. "Nếu có bất cứ chính sách đối ngoại nào của Mỹ đã lỗi thời, thì đó chính là chính sách cấm vận Cuba", quan chức này nói.
Tuy nhiên, phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama đã gặp phải chỉ trích từ phía một số người Mỹ gốc Cuba. Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa tại Florida - nơi có đông người Mỹ gốc Cuba nói quyết định của ông Obama là 'không thể giải thích được'.
Ông Rubio tuyên bố sẽ dùng quyền và ảnh hưởng của mình tại Ủy ban quan hệ quốc tế trong Thượng viện Mỹ để ngăn chặn quyết định mà ông cho là 'có lợi cho chính quyền Castro'.
Tổng thống Mỹ cũng bị chỉ trích khi quyết định thả ba nhân viên tình báo Cuba để đổi lấy tự do cho các điệp viên Mỹ bị bắt tại Cuba.
Trước khi có bài phát biểu về việc thay đổi chính sách với Cuba, Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đã có cuộc điện đàm kéo dài một tiếng đồng hồ. Đây là cuộc điện đàm nhà nước đầu tiên giữa lãnh đạo hai bên kể từ năm 1959.
Theo VTC News

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.