Mỹ sẽ giúp Nhật bảo vệ Senkaku?

Ngoại trưởng Nhật Bản cho rằng, Nhật và Mỹ đều hiểu rằng quần đảo nằm trong phạm vi Hiệp ước An ninh chung giữa hai nước.

Ngày 17/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã đến Nhật Bản, chặng dừng chân đầu tiên trong khuôn khổ chuyến thăm 3 nước châu Á - Thái Bình Dương, gồm Nhật Bản, Trung Quốc và New Zealand.

Chuyến thăm Nhật Bản lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Panetta được đánh giá là để thể hiện những cam kết của Mỹ tăng cường hợp tác với quốc gia đồng minh số một của Mỹ tại Châu Á, đồng thời trấn an người dân Nhật trước những lo ngại về sự an toàn của các hoạt động quân sự Mỹ tại Nhật.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto (Ảnh: AFP)

Tại thủ đô Tokyo, ông Leon Panetta đã hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto. Chuyến thăm Nhật Bản của ông Panetta diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung - Nhật đang trở nên căng thẳng do tranh chấp liên quan chủ quyền một quần đảo, phía Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Tại các cuộc hội đàm, hai bên trao đổi ý kiến về quan hệ đang bị thử thách giữa Nhật Bản và Trung Quốc thời gian gần đây và nhất trí tăng cường hợp tác song phương để tránh làm cho quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc bị xấu hơn sau các tranh chấp lãnh thổ hiện nay. Phát biểu tại cuộc họp báo sau các cuộc hội đàm với giới chức Nhật Bản, ông Panetta nêu quan điểm của Mỹ về các tranh chấp lãnh thổ hiện nay giữa hai cường quốc châu Á:

“Chúng tôi lo ngại về căng thẳng liên quan tranh chấp chủ quyền đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Thông điệp của tôi là tất cả các bên phải bình tĩnh và kiềm chế. Nhật Bản và Trung Quốc nên duy trì quan hệ tốt đẹp và tìm ra giải pháp tránh làm cho tình hình thêm căng thẳng. Đó cũng là vì lợi ích của hai nước và của khu vực và thế giới”, ông Panetta nói.

Trong khi đó, phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết: “Tôi không mang vấn đề ra thảo luận trong hôm nay song cả hai phía Nhật và Mỹ đều hiểu rằng quần đảo nằm trong phạm vi Hiệp ước”.

Nếu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được xác định thuộc phạm vi của Hiệp ước Hợp tác và An ninh song phương Mỹ - Nhật, Washington sẽ bảo vệ Tokyo trong trường hợp xảy ra xung đột tại quần đảo tranh chấp.

Phát biểu được đưa ra vào thời điểm căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Nhật xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, kích động các cuộc biểu tình chống Nhật tại hàng chục thành phố Trung Quốc vào cuối tuần qua.

Tại cuộc hội đàm giữa ông Panetta với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto, hai bên đã thảo luận việc huy động máy bay Osprey của Mỹ tại một căn cứ thủy quân lục chiến ở Okinawa, một kế hoạch đã gây sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương. Hai bên nhất trí thúc đẩy các cuộc đàm phán song phương về đảm bảo an toàn cho máy bay Osprey, như tránh các chuyến bay tầm thấp ở những khu vực đông dân cư.

Nhật Bản hiện đang đàm phán với Chính phủ Mỹ để đảm bảo an toàn cho hoạt động của máy bay MV-22 Osprey nhằm trấn an người dân tỉnh Okinawa về độ an toàn của loại máy bay này sau hai sự cố hồi đầu năm nay. Hồi tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Morimoto và ông Panetta đã gặp nhau tại Mỹ. Trong cuộc gặp này, hai bên đã nhất trí rằng Mỹ sẽ không huy động máy bay vận tải tới Nhật Bản trước khi đảm bảo độ an toàn cho hoạt động này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết các quan chức Mỹ và Nhật đã đồng ý về việc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa thứ hai ở Nhật.

Địa điểm chính xác của trạm radar thuộc hệ thống phòng thủ vẫn chưa được xác định. Theo các quan chức, trạm radar sẽ được đặt ở phía nam nước Nhật song không thuộc đảo Okinawa.

Mỹ đã triển khai một hệ thống radar cảnh báo sớm trên biển ở châu Á - Thái Bình Dương. Hệ thống thứ hai tại Nhật sẽ cho phép mở rộng phạm vi hoạt động của tàu bè Mỹ để bảo vệ những khu vực khác tại châu Á - Thái Bình Dương.

Sau chuyến thăm Nhật Bản, ông Panetta sẽ tới Trung Quốc, và có cuộc gặp với người đồng cấp Lương Quang Liệt. Sau đó, ông Panetta sẽ thăm Niu Zealand và đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến nước này trong hơn 30 năm qua./.

Theo VOV - ĐT

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.