Nam Đàn phát huy tiềm năng du lịch

(Baonghean) - Là quê hương của Bác Hồ kính yêu, Nam Đàn (Nghệ An) có nhiều lợi thế trong thu hút khách du lịch. Những năm qua, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, phát triển ngành ‘công nghiệp không khói” một cách mạnh mẽ.
 
Về Nam Đàn, nơi đến đầu tiên mà mỗi người dân Việt đều mong mỏi hướng về, đó là Kim Liên- quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về Kim Liên, mỗi người sẽ được cảm nhận không khí bình yên của làng quê Việt Nam, có dịp hiểu thêm về Vị cha già dân tộc. Khu Di tích Kim Liên là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia, nhiều năm qua, Khu dic tích được nhà nước chú trọng đầu tư, hàng năm đón hàng triệu lượt khách cả trong và ngoài nước. Ông Nguyễn Bá Hòe- Giám  đốc Khu di tích Kim Liên cho biết: Năm 2010, Khu Di tích đã đưa vào khai thác thêm một số di tích phụ cận về gia đình Bác, phục vụ nhu cầu tìm hiểu của khách tham quan, như cây đa Làng Sen, Lò rèn cố Điền- nơi Bác thường sang chơi khi Người còn nhỏ, nhà ông Nguyễn Sinh Nhậm- ông nội của Bác Hồ, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ Vương Thúc Quý- nơi được coi là “trường học đầu tiên” của Bác.  

       Mỗi năm, quê Bác đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Cùng Khu di tích Kim Liên, ở Nam Đàn còn có rất nhiều những danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách. Huyện xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, vừa nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa của một vùng quê giàu truyền thống, vừa đem lại nguồn thu về kinh tế. 
 
Để đưa du lịch phát triển, huyện đặc biệt quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư từ nhà nước và nguồn xã hội hóa, nhiều công trình, dự án du lịch đã được đầu tư bảo tồn, tôn tạo, như Nhà lưu niệm cụ  Phan Bội Châu, lăng đền Vua Mai, mộ đồng chí Lê Hồng Sơn v.v. Trong đó, Dự án bảo tồn và tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên đã thực hiện xong giai đoạn 1 và đang tiếp tục được hoàn thành, một số di tích lớn đang được lập dự án đầu tư xây dựng, tôn tạo và phục dựng như đình Hoành Sơn, chùa Viên Quang, Chùa Đại Tuệ với số vốn hàng trăm tỷ đồng. Hiện trên địa bàn huyện hiện có 30 di tích đã được xếp hạng.
 
Nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như QL 46, QL 15A, đường du lịch ven sông  Lam... ngày càng được nâng cấp và mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi về thăm quê Bác. Đồng thời, hệ thống cơ sở dịch vụ ngày càng phát triển, đến nay toàn huyện đã có 15 nhà nghỉ, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư ngày càng đồng bộ.

Bí thư huyện ủy Nam Đàn- ông Trần Đình Hường cho biết: Bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chúng tôi cũng rất chú trọng đến công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Hàng năm, huyện tổ chức thành công các lễ hội lớn như Lễ hội đền Vua Mai, Lễ hội Làng Sen... Huyện trích ngân sách tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các triển lãm, hội chợ, các liên hoan văn hóa ẩm thực v.v. Qua đó, giới thiệu về các di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của Nam Đàn đến với du khách, góp phần kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, quy hoạch các vùng, các điểm phục vụ du lịch. Nhờ đó, lượng khách đến với Nam Đàn luôn tăng nhanh, một số nhà đầu tư đã đến Nam Đàn tìm kiếm cơ hội đầu tư.
 
Đặc biệt, các ngành kinh tế phục vụ phát triển du lịch cũng ngày càng phát triển ở Nam Đàn. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển biến tích cực, nhiều sản phẩm như tương Nam Đàn, sắn dây, hồng Nam Anh, chanh vùng Năm Nam đã trở thành những sản phẩm hàng hóa đặc trưng của Nam Đàn, được du khách trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Hệ thống trang trại phát triển nhanh, trong đó có các trang trại nuôi các loại đặc sản như baba, ếch cung cấp cho các nhà hàng. Bên cạnh đó là hệ thống các trang trại sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả gắn với việc phát triển du lịch. Đến với Nam Đàn, du khách khó có  thể quên các món ăn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của Nam Đàn  như thịt me Nam Nghĩa, dê Cầu Đòn, hến sông Lam, tương Nam Đàn...
 
Huyện đang tiến hành quy hoạch các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp TTCN) gắn với bảo vệ môi trường, khuyến khích bảo vệ làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ. Hiện đã thu hút đầu tư hình thành các cụm công nghiệp, một số dự án như Nhà máy bia, nhà máy nước, dệt may đã và đang được đầu tư xây dựng, tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch. Sản xuất TTCN có nhiều chuyển biến, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ khách du lịch như khắc tranh đá, đúc tượng Bác Hồ, sản phẩm mỹ nghệ ở Nam Giang, thêu ren tại Nam Thanh. Những ngành nghề này sẽ góp phần phục vụ ngành du lịch phát triển xứng với tiềm năng của địa phương/..

Phú Hương

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.