Nâng chất lượng hệ thống chính trị vùng tái định cư

(Baonghean) - Toàn tỉnh có 2 vùng tái định cư với số lượng dân đông: tái định cư Thủy điện Bản Vẽ (Thanh Chương) và tái định cư Thủy điện Hủa Na (Quế Phong). Mặc dù các địa phương cấp huyện, xã đã có sự nỗ lực trong việc củng cố hệ thống chính trị cơ sở các vùng này, tuy nhiên, do nhiều lý do nên tại các vùng tái định cư hoạt động của hệ thống chính trị vẫn còn những bất cập, cần được tháo gỡ…

Nỗ lực hòa nhập
Hai xã Ngọc Lâm, Thanh Sơn (huyện Thanh Chương), từ  bộ máy lâm thời khi mới chuyển về khu tái định cư (năm 2007), đến năm 2010 tiến hành Đại hội Đảng khóa I, nhiệm kỳ 2010 – 2015, hệ thống chính trị cơ sở ở 2 xã này mới được kiện toàn, sắp xếp đầy đủ theo quy định. Trong “môi trường”  hoàn toàn mới mẻ, đội ngũ cán bộ vùng lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ (cũ) về khu tái định cư bắt đầu làm quen từ nề nếp làm việc, họp hành, làm báo cáo, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác, xây dựng và ban hành các nghị quyết của Đảng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn...  Đồng chí Lê Thiết Hùng – Phó trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Thanh Chương cho biết, huyện đã rất dày công trong việc củng cố và đưa hệ thống chính trị ở 2 xã tái định cư đi vào hoạt động. Hàng năm  đều tổ chức tập huấn về công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể cho 2 xã này. Nếu như ở các xã khác, mỗi đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy được phân công phụ trách theo vùng thì riêng đối với 2 xã này có 2 đồng chí phụ trách việc lãnh đạo, chỉ đạo. Ở mỗi phòng, ban chuyên môn cấp huyện, kể cả các đoàn thể đều giao cán bộ, chuyên viên phụ trách từng xã để hướng dẫn nghiệp vụ công tác Đảng, điều hành của chính quyền, công tác tuyên truyền, tập hợp hội viên của MTTQ và các đoàn thể. Hàng tháng, Ban Chấp hành Đảng ủy xã sinh hoạt, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy đều về dự và trực tiếp chỉ đạo. Song, điều quan trọng mang yếu tố quyết định vẫn là ở chính cán bộ và hệ thống chính trị tại địa phương.
Thực tiễn ở xã Ngọc Lâm, người đứng đầu cấp ủy và đứng đầu chính quyền đã đoàn kết cộng sự, làm việc đều tay, nhịp nhàng và ham học hỏi. Đồng chí cán bộ Biên phòng tăng cường giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy ở đây rất trách nhiệm hướng dẫn nhiệt tình cho đội ngũ cán bộ xã xử lý tốt mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể. Nhờ đó, hệ thống chính trị xã Ngọc Lâm vận hành tốt.  Đồng chí Vi Văn Phong – Phó Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Lâm chia sẻ: “Về đây được cán bộ huyện hướng dẫn, chỉ vẽ cụ thể, tận tình, tạo sự gắn kết gần gũi, có chi tui không hiểu là gọi điện thoại hỏi cán bộ huyện ngay”.   
Cán bộ xã Thanh Sơn (Thanh Chương) giải quyết hồ sơ thủ tục cho bà con. Ảnh: Văn Đoàn
Cán bộ xã Thanh Sơn (Thanh Chương) giải quyết hồ sơ thủ tục cho bà con. Ảnh: Văn Đoàn
Đến Chi bộ Tạ Xiêng (Ngọc Lâm), chúng tôi được tiếp cận sổ ghi biên bản họp chi bộ năm 2013. Lần giở từ trang biên bản, điều ghi nhận là các kỳ sinh hoạt chi bộ được duy trì đều đặn, nội dung sinh hoạt khá phong phú, bài bản trong nắm bắt theo sát nhiệm vụ của xã để chỉ đạo như: việc chia đất cho người dân; kế hoạch trồng chè, trồng sắn vụ xuân, vụ thu; kế hoạch quy hoạch lại đất vườn các hộ trong bản để cải tạo vườn tạp hợp lý; thống nhất và bàn vận động xây dựng nhà thờ chung của bản; kế hoạch vận động quỹ tiết kiệm đảng viên với 1.000 đồng/người/tháng; công tác bồi dưỡng quần chúng ưu tú, phân công đảng viên kèm cặp, bồi dưỡng cảm tình đảng; chấn chỉnh đảng viên sử dụng chất men phát ngôn không chuẩn mực, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người đảng viên...
Theo Bí thư Chi bộ Vi Văn Bình, ngoài thể hiện vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động ở thôn bản, để nâng cao vị thế, vai trò và sức mạnh của chi bộ, thời gian qua, Chi ủy Tạ Xiêng rất chú trọng công tác phát triển đảng viên. Để tạo nguồn có chất lượng,  thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về và sinh viên học xong cử tuyển từ các trường đại học, cao đẳng chưa tìm được việc làm đều được Chi ủy định hướng giao công việc của thôn bản để họ có cơ hội thể hiện mình, qua đó xuất hiện những nhân tố mới cho đi học cảm tình đảng. Nhờ đó, từ năm 2010 đến nay, Chi bộ Tạ Xiêng đã kết nạp được 8 đảng viên, trong đó có nhiều đảng viên mới đã phát huy tốt năng lực của bản thân, như đảng viên Vi Văn Sơn từ công an viên của bản nay là Trưởng công an xã; hay đảng viên Kha Văn Quang từ bí thư chi đoàn bản nay phó công an; hay đảng viên Vi Văn Tuyển từ đảng viên nay là phó trưởng bản... Không chỉ riêng Chi bộ Tạ Xiêng mà ở 30 chi bộ khối nông thôn 2 xã tái định cư Thanh Sơn và Ngọc Lâm đều quan tâm công tác phát triền đảng, vượt chỉ tiêu phát triển đảng mà huyện giao. Kết quả nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ xã Ngọc Sơn kết nạp được 45 đảng viên, vượt 115% chỉ tiêu đại hội đề ra. 
Còn ở xã Thông Thụ (Quế Phong) mới, tuy mới “chân ướt chân ráo” về khu tái định cư chỉ hơn 1 năm cũng đang cố gắng để thích ứng và đi vào hoạt động. Đồng chí Lương Ngọc Huân, Bí thư Đảng ủy xã Thông Thụ cho biết: Xã có 8 chi bộ thôn bản với 101 đảng viên (chiếm 30% số đảng viên của xã) được tách và thành lập mới sau tái định cư. Sau 1 năm, các chi bộ và đoàn thể đã được kiện toàn và hoạt động tương đối ổn định, các chi bộ bầu thêm 1 bí thư và Đảng bộ xã bầu bổ sung Chấp hành Đảng ủy xã cho 1 đồng chí.
Tương tự, Đảng ủy xã Tiền Phong thành lập 4 chi bộ mới trên cơ sở đồng bào từ xã Đồng Văn ra. Sau kiện toàn đã kịp thời tiến hành đại hội đúng quy định, trên cơ sở đó đảm bảo chế độ tiền lương và các chế độ phụ cấp khác cho bộ máy. Đối với các chi bộ bản ít đảng viên, Đảng bộ xã tăng cường đảng viên thuộc khối chính quyền xuống cùng sinh hoạt hàng tháng để hướng dẫn, giúp đỡ chi bộ mới nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đến bản Piêng Cu 1, xã Tiền Phong, một trong những điểm tái định cư sớm nhất và chi bộ tái định cư của Thủy điện Hủa Na khi được di dời ra từ tháng 11/2011. Bí thư chi bộ Lương Văn Hùng là một trong những bí thư chi bộ trẻ (SN 1979) cho hay: Bản có 75 hộ từ bản Nong Đanh, xã Đồng Văn chuyển ra. Từ khi ra nơi ở mới đến nay, đời sống bà con đã tương đối ổn định; chi bộ có 13 đảng viên và đã kiện toàn đầy đủ các đoàn thể; định kỳ hàng tháng chi bộ sinh hoạt vào ngày mồng 3 hoặc mồng 5.
Cho đến nay, chưa có khảo sát nào đánh giá riêng về chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị vùng tái định cư trên địa bàn tỉnh, nhưng qua theo dõi, giám sát cho thấy, hệ thống chính trị cơ sở tại vùng tái định cư ngoài việc được củng cố kiện toàn đầy đủ, kịp thời về tổ chức thì nề nếp và chất lượng hoạt động đang dần đi vào chiều sâu.
Còn đó những băn khoăn
Mặc dù được củng cố, kiện toàn và đang dần thích ứng, hòa nhập, tuy nhiên hệ thống chính trị cơ sở vùng tái định cư vẫn còn non yếu. Trước hết là bất cập, hạn chế về trình độ. Theo khảo sát của chúng tôi, trong số 12 cán bộ chuyên trách của xã Ngọc Lâm có 5 người chưa qua đào tạo chuyên môn, trình độ văn hóa chỉ bậc THCS, trong đó có cả các chức danh chủ chốt như Chủ tịch UBND xã; 2 Phó Chủ tịch UBND xã, số còn lại chỉ có bằng trung cấp chuyên môn. Tương tự ở xã Thanh Sơn, trong 12 cán bộ chuyên trách có 4 chức danh Bí thư Đảng ủy; Phó Chủ tịch UBND xã; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Ủy ban MTTQ cũng mới dừng lại ở trình độ văn hóa THCS và chưa có bằng cấp chuyên môn. Bí thư Đảng ủy xã Thanh Sơn, Vi Đình Tân, thừa nhận: “Đội ngũ cán bộ chủ yếu là cán bộ cũ, tiếp nối từ Tương Dương chưa nói đến có bằng cấp chuyên môn mà bằng cấp văn hóa cũng chưa có, có nhiều người mới học hết cấp 2, khối đoàn thể ít người có trình độ cấp 3, còn cán bộ thôn bản thì có hơn 80% có trình độ văn hóa cấp 2”. Bí thư Đảng ủy Vi Đình Tân giãi bày, do chưa được học bài bản nên lãnh đạo, chỉ đạo bằng kinh nghiệm thực tiễn là chính mà thực tiễn bây giờ (nơi ở mới) khác trước rất nhiều (nơi ở cũ)… Thực tế do đội ngũ cán bộ không được đào tạo bài bản; làm việc không bao quát, tổng hợp, xâu nối được là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vấn đề nổi lên ở Thanh Sơn trong thời gian vừa qua như sai phạm về quản lý tài chính, quản lý đất đai, giữ gìn an ninh trật tự... 
Cùng với hạn chế về trình độ, bằng cấp và kiến thức thì quá trình tiếp cận cơ sở chúng tôi nhận thấy phong cách, lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cơ sở ở các khu tái định cư còn hời hợt, thiếu trách nhiệm với nhân dân, có tình trạng cán bộ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Đáng lưu  ý là  đội ngũ chủ trì đảng ủy, chính quyền chưa thực sự gương mẫu còn “bớt xén” thời gian quy định vì việc riêng, trong khi đó, chưa có cơ chế giám sát, xử lý trách nhiệm. Phong cách làm việc của cán bộ khu tái định cư vẫn còn nặng “dĩ hòa vi quý”, phong cách “truyền khẩu dụ”, cấp trên giao việc cho cấp dưới chỉ bằng lời nói,  không có văn bản, kế hoạch, không giao trách nhiệm cụ thể. Do vậy, chính người ra chỉ thị, giao việc cũng không thể nhớ để giám sát, đôn đốc, nhắc nhở, dẫn đến công việc ngưng trệ, không được giải quyết. 
Mặc dù ở từng cấp ủy, chính quyền đều có quy chế làm việc nhưng việc chấp hành quy chế đó đến đâu thì khó có ai giám sát khi cả hệ thống chính trị “thống nhất” một ý chí làm việc “được chăng hay chớ”.  Khó khăn nữa là do lịch sử để lại, đội ngũ cán bộ ở hai xã tái định cư đều từ “nguồn” của nhiều xã cũ nên sự thống nhất trong tư tưởng, nhận thức, hành động chưa cao, chưa quyết liệt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết công việc ở địa phương. Tình trạng này dẫn đến ở một xã tái định cư đến khi HĐND xã phát hiện việc thực hiện tài chính sai nguyên tắc, làm thất thoát ngân sách thì đúng ra là phải hoàn trả số tiền thất thoát và xử lý về mặt trách nhiệm, nhưng do không muốn “làm to chuyện” nên chỉ thu tiền là được, mọi chuyện còn lại coi như không có gì, vô hình trung làm mất đi sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở. Hay như ở Thanh Sơn việc giải tỏa đất lấn chiếm tại vùng trung tâm trong nội bộ tổ chức, cán bộ đã không có sự thống nhất, đồng thuận. 
Hai ví dụ trên cho thấy hiệu quả, hiệu lực của hê thống chính trị cơ sở đang còn yếu kém, chưa phát huy được sức mạnh của mình trong việc thực hiên các công việc tại địa phương. Đồng chí Trần Đăng Khoa, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Quế Phong thừa nhận, thực tế chỉ đạo kiện toàn hệ thống chính trị vùng tái định cư có một số vấn đề nổi lên, đó là sau tái định cư, trong đó có sáp nhập, do tính cố kết dòng họ và thói quen di canh, di cư của bà con miền núi nên ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng và tâm lý tự ti trong một số cán bộ, đảng viên tái định cư. Bên cạnh đó, trong quá trình kiện toàn hệ thống chính trị do trình độ không đồng đều nên khi triển khai nhiệm vụ có một số khó khăn; quá trình mới sát nhập, cán bộ, đảng viên mới từ vùng khác về chưa hiểu nhau nên dẫn đến thiếu đồng thuận trong một số mặt; có chi bộ quá ít đảng viên thì nội dung sinh hoạt đơn điệu, nghèo nàn…
Bà con khu tái định cư Bản Vẽ thu hoạch sắn nguyên liệu.
Bà con khu tái định cư Bản Vẽ thu hoạch sắn nguyên liệu.
Thay đổi bắt đầu từ khâu cán bộ
Như vậy, qua khảo sát thực tế chất lượng hệ thống chính trị các vùng tái định cư còn có nhiều vấn đề cần phải giải quyết và đổi mới. Trước hết đó là xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm. Để xây dựng được đội ngũ đảm đương được công việc, theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Chương - Đặng Anh Dũng thì cần phải phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ tại chỗ “lấy sức ta để giải phóng cho ta”, không ai có thể làm thay và huyện cũng không thể làm thay xã được. Trong điều kiện trình độ, bằng cấp đội ngũ cán bộ vùng tái định cư như vậy thì không thể đòi hỏi cán bộ phải nói hay, viết giỏi, năng động, sáng tạo mà vấn đề quan trọng là phải xây dựng đội ngũ có tinh thần trách nhiệm cao, vô tư, trong sáng và thực sự vì dân, cụ thể hóa được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước các cấp ngay ở địa phương. Muốn có cán bộ tốt thì phải phát hiện, tạo nguồn dựa vào tổ chức đảng, đảng viên để phát hiện đội ngũ cán bộ từ thôn, bản; lực lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng trên địa bàn. Tăng cường tập huấn, hướng dẫn, cầm tay chỉ việc cho cán bộ. Đối với những cán bộ làm việc chưa thật sự hết trách nhiệm, quan liêu, liên quan đến đạo đức công vụ thì sẽ đưa vào xem xét để thay thế, bố trí lại.
Riêng với xã Thanh Sơn, Huyện ủy Thanh Chương cũng đã nhận thức rõ những yếu kém trong hệ thống chính trị và đang tổ chức đoàn kiểm tra và có kết luận cụ thể, tiến hành kiểm điểm đưa ra biện pháp về tổ chức bộ máy cán bộ. Tuy nhiên, cái lo lớn nhất hiện nay là việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho nhiệm kỳ tới để đưa vào quy hoạch một cách dân chủ, chính xác là rất khó... Vì vậy, vấn đề quan trọng là chính cán bộ đương nhiệm ở các xã phải thật sự trăn trở, phải thật sự có trách nhiệm chăm lo cho đội ngũ kế cận, chăm lo xây dựng hệ thống chính trị đáp ứng nhiệm vụ đặt ra.
Quá trình tìm hiểu thực tế và qua kiến nghị của một số cơ sở, các cấp, các ngành cần tổ chức khảo sát, đánh giá đầy đủ thực trạng để có giải pháp tích cực và kịp thời hơn, đảm bảo hiệu quả hoạt động hệ thống vùng tái định cư. Việc củng cố chất lượng của hệ thống chính trị vùng tái định cư không chỉ nằm ở việc nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy, cán bộ mà ở đó còn là yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, chính quyền và nhân dân, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; năng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên, góp phần tích cực vào việc đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực ở địa phương. Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, phong cách làm việc của cán bộ và xử lý tốt mối quan hệ với nhân dân. Trách nhiệm của hệ thống chính trị cơ sở cần phải tiếp tục củng cố niềm tin thông qua những việc làm, những hành động và tấm gương cụ thể của mình, “nói đi đôi với làm”, phải thật sự sâu sát cơ sở, gần dân, hiểu dân, trọng dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bởi đây là những con người, là tổ chức gần dân nhất của Đảng.
Mai Hoa - Văn Hải

tin mới

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 5/4, Đảng ủy xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên 50 năm và 65 năm tuổi Đảng. Dự lễ có đồng chí Vi Hòe - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, đoàn thể của huyện.

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

(Baonghean.vn) - Chiều 4/4, Huyện ủy Con Cuông tổ chức Hội nghị Công bố quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc điều động đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bồng Khê giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Môn Sơn nhiệm kỳ 2020-2025.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An ký giao ước phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân với các tỉnh, thành phố phía Bắc

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An ký giao ước phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân với các tỉnh, thành phố phía Bắc

(Baonghean.vn) - Từ ngày 1 - 3/4, trong khuôn khổ các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tại tỉnh Điện Biên đã diễn ra Lễ Ký giao ước chương trình phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân Cụm số 1 năm 2024 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Chính quyền tỉnh U-li-a-nốp (LB Nga) sẽ thăm Nghệ An và khánh thành tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh

Chính quyền tỉnh U-li-a-nốp (LB Nga) sẽ thăm Nghệ An và khánh thành tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Định hướng tuyên truyền tháng 4/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan báo chí cần có nhiều tuyến bài về sự kiện đón Đoàn cấp cao chính quyền tỉnh U-li-a-nốp, Liên bang Nga thăm và làm việc tại Nghệ An, khánh thành Tượng đài V.I.Lênin tại thành phố Vinh.