Năng động Nam Cát

05/08/2015 18:50

(Baonghean.vn) - Về đích nông thôn mới vào tháng 12/2014, những năm gần đây, đời sống người dân Nam Cát (Nam Đàn) ngày càng phát triển nhờ xuất khẩu lao động, nhờ người dân năng động trong phát triển kinh tế, xây dựng nhiều mô hình cho thu nhập cao, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động tại địa phương.

Nhờ vậy sau hơn 3 năm xây dựng NTM, Nam Cát đã huy động được gần 150 tỷ đồng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó nhân dân đóng góp 117 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM. Bên cạnh đó, xã cũng đã chọn mũi tăng tốc để về đích sớm xây dựng NTM bằng chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, theo đó nhanh chóng triển khai chuyển đổi ruộng đất, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh chất lượng cao và đi trước một bước trong việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí đầu vào đi đôi với phát triển nhanh ngành nghề, dịch vụ thương mại, tạo nên một bức tranh NTM phát triển năng động, toàn diện và vững chắc, đưa thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 28 triệu đồng/ năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,8%, hộ khá và giàu tăng nhanh.

Những mô hình kinh tế giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân tại Nam Cát:

Chị Nguyễn Thị Thanh Phương (sinh năm 1959) ở xóm Quy Đức
Chị Nguyễn Thị Thanh Phương (sinh năm 1959) ở xóm Quy Đức - một trong những tấm gương vượt khó thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng của Nam Cát. Trước năm 2008 chị Phương là một trong những hộ nghèo của xã, bản thân chị bị tật liệt một chân, chồng bị bệnh thường xuyên không giúp được gì cho vợ. Năm 2008, chị Phương đã tham gia chương trình "Vượt lên chính mình" và cuộc đời chị cũng thay đổi từ đây. Nhờ có vốn từ chương trình, chị không những trả được nợ cho ngân hàng mà còn có vốn để mở rộng chăn nuôi gà, vịt và nhất là thu gom chế biến lươn đi nhập cho các nhà hàng. Nhờ chịu thương, chịu khó, năm 2010 chị chính thức thoát nghèo, xây được ngôi nhà trị giá 500 triệu đồng, nuôi các con ăn học thành đạt.
Với chị
Không vất vả như chị Phương, chị Hoàng Thị Biển (sinh năm 1971) xóm Quy Đức ngoài 3 mẫu ruộng, chị còn thuê đất của UBND xã làm trang trại chăn nuôi vịt đẻ, vịt thịt kết hợp ao cá. Hiện tại mỗi năm tổng thu nhập của chị Biển 200 triệu đồng. Chị Biển cho biết: 10 năm phát triển kinh tế trang trại chị chỉ nuôi vịt và cá. Và vịt của chị chưa bao giờ bị dịch bệnh bởi chị có rất nhiều kinh nghiệm trong cách chăm sóc: đó là khi thời tiết thay đổi phải cho vịt uống thuốc ngay, sưởi ấm cho vịt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo bằng cách rải vôi bột và rơm để vịt đủ ấm.
 Bên cạnh phát triển chăn nuôi, ở Nam Cát còn xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế giỏi tiêu biểu như cơ sở sản xuất đồ
Bên cạnh phát triển chăn nuôi, ở Nam Cát còn xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế giỏi tiêu biểu như cơ sở sản xuất đồ mộc của vợ chồng anh chị Lê Ngọc (xóm Đa Cát). Hiện nay cơ sở giải quyết việc làm thường xuyên cho 7 lao động chính với mức lương 500 ngàn đồng/ngày/người.
Cơ sở sản xuất nhôm kính Hoàng Thuyên (sinh năm 1987)
Cơ sở sản xuất nhôm kính Hoàng Thuyên (sinh năm 1987) - một trong những gương điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi được đi báo cáo tại huyện. Hoàng Đăng Thuyên cho biết: học xong cấp 3 em không thi đại học như bao bạn bè cùng trang lứa mà quyết định xuống Vinh học nghề làm nhôm kính và về quê để phát triển kinh tế. Đến nay em đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề nên khách hàng của em chủ yếu là khách quen ở Vinh, Nam Đàn, Hưng Nguyên... Ngoài phát triển kinh tế giỏi với thu nhập 200 triệu đồng/năm, Thuyên còn giải quyết việc làm cho 3 thanh niên trong xã với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng.
Cơ sở sản xuất nhôm kính Hoàng Thuyên (sinh năm 1987)
Cơ sở sản xuất táp lô do chị Nguyễn Thị Nguyệt (sinh năm 1965 làm chủ) giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên với mức lương 3 triệu đồng/người/tháng. Chị Nguyễn Thị Hoa - công nhân làm tại cơ sở cho biết: ngoài làm ruộng thì mỗi tháng ở quê chừng ấy thu nhập cũng đủ để chị trang trải thêm tiền điện, tiền học phí cho các con.
 Thu mua cua đồng
Cơ sở thu mua cua đồng của bà Nguyễn Thị Lam (sinh năm 1954, xóm Đa Cát). Bà Lam cho biết: mỗi ngày bà thu mua khoảng 2 tạ cua đồng cho người dân trong xóm (chủ yếu vẫn là chị em phụ nữ tranh thủ thời gian rỗi đi bắt cua đồng về bán cho bà Lam với giá thời điểm hiện tại là 60 - 80 nghìn đồng/kg). Cua đồng của bà Lam được nhập đi các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng... Mỗi năm trừ chi phí bà thu về khoảng 150 triệu đồng.
Từng đi xuất khẩu lao động
Từng đi xuất khẩu lao động ở Angola một thời gian, sau khi có được số vốn kha khá, anh Phan Văn Long (sinh năm 1969, xóm Đa Cát) quyết định trở về quê mở cửa hàng xay xát gạo, cám phục vụ bà con trong xóm. Anh Long cho biết: ngoài 6 sào ruộng lúa, gia đình anh có thêm nghề phụ, nhờ vậy thu nhập của anh cũng ổn định hơn (mỗi năm trừ chi phí anh thu về 70 triệu đồng), có điều kiện nuôi hai con ăn học đại học thành đạt (hiện hai con của anh Long một đang làm việc tại Nhật Bản, một đang làm việc tại Sài Gòn.

Thanh Thủy

Mới nhất
x
Năng động Nam Cát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO