Náo nức niềm vui đến trường

(Baonghean) - Cùng với học sinh cả nước, sáng hôm nay gần 700 nghìn học sinh ở 1.600 trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An chính thức bước vào năm học mới, làm nên không khí ngày hội vui “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, hướng đến kỳ vọng mới về những kết quả tốt đẹp của năm học 2015 - 2016...

Cô và trò Trường PTCS Hồ Tùng Mậu (xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu) trong ngày khai giảng năm học mới 2015 - 2016. 	Ảnh: Nguyễn Bá Phương
Cô và trò Trường PTCS Hồ Tùng Mậu (xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu) trong ngày khai giảng năm học mới 2015 - 2016. Ảnh: Nguyễn Bá Phương

Tháng 9, miền biên ải Kỳ Sơn chìm trong những cơn mưa đầu mùa. Từ sáng sớm học sinh ở những bản làng xa xôi như Nậm Khiên 1, Nậm Khiên 2, Thăm Hín vượt khe suối, núi đá gập ghềnh để kịp đến Trường THCS bán trú Nậm Càn chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2015 - 2016. Ngày 4/9 là buổi tổng duyệt cuối cùng, học sinh mặc quần áo cổ truyền của dân tộc mình, đội mũ ca-lô, vai quàng khăn đỏ nghiêm ngắn. Chắc ai cũng ý thức hôm nay là một ngày đặc biệt, nên chưa đến 7 giờ sáng, sân trường còn ướt đẫm sương đêm, trời vẫn lất phất mưa phùn nhưng tất cả học sinh đã tập trung đầy đủ. Không khí ngày khai giảng của thầy và trò Trường THCS bán trú Nậm Càn đến sớm hơn...

Văn nghệ là một phần quan trọng trong buổi lễ khai giảng. Do đó từ tối hôm trước, sau giờ ăn tối các bạn nữ đã tập trung tập văn nghệ, hầu hết những bài hát do các em biểu diễn đều mang âm hưởng của đồng bào, dân tộc mình. Trước đó một tuần cô và trò cũng đã tập trung đông đủ tham gia lao động, trang trí lại trường lớp chuẩn bị cho ngày khai trường. Năm học này, Lầu Y Xồng trú bản Nậm Khiên 1 lên lớp cuối cấp. Em cho hay, gia đình có 3 anh em, vì điều kiện khó khăn nên nhà chỉ mỗi mình em được tiếp tục theo học lên lớp cao hơn. Đây thực sự là nhiềm vui lớn đối với cô học trò nhỏ... Và Bá Lâm là một cậu học sinh tương đối nổi bật ở ngôi trường vùng biên này. Lâm là con thứ 9 trong gia đình có đến 12 con. Mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, mỗi tuần 2 lần em phải vượt 8km đường đèo dốc lội bộ đến trường và trở về nhà vào cuối tuần nhưng chưa bao giờ Lâm có ý nghĩ bỏ học. Cách đây hơn 1 tuần, anh trai Lâm vừa nhận được giấy báo đỗ đại học, nên Lâm tự tin nói với tôi rằng: “Em sẽ cố gắng học thật tốt để theo kịp anh và để sau này về làm thầy giáo dạy học trò trong bản, mong muốn góp phần cho cuộc sống của gia đình và bà con bớt khó khăn hơn”.
Trường THCS bán trú Nậm Càn ở địa bàn xã biên giới, cách trung tâm huyện lỵ Kỳ Sơn 60 km. Mặc dù điều kiện của nhà trường và địa phương còn rất nhiều khó khăn, nhưng từ hơn 2 năm trở lại đây, nhà trường đã xây dựng xong dãy nhà ký túc xá, giúp cho gần 120 học sinh ở bản xa được ăn, ở bán trú tại trường. Từ ngày nhà bán trú được đưa vào sử dụng, thầy Đào Hải Lâm, Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng bớt nỗi lo thấp thỏm học sinh bỏ học vào dịp đầu năm học mới. “Học sinh người Mông ở đây nghèo lắm. Trước đây, khi chưa có nhà bán trú, năm nào phụ huynh cũng phải đến dựng lán xung quanh trường cho các con. Có nhiều em vất vả, không đủ ăn nên học một thời gian rồi bỏ học. Giờ thì không phải lo nữa, nhiều em bảo đến trường sướng hơn ở nhà, ngày ba bữa, được ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng”, thầy Lâm phấn khởi chia sẻ...
Năm học mới 2015 - 2016, với cô giáo Võ Thị Lệ Thu, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Công, huyện Nghi Lộc cũng thật sự ý nghĩa, dù đây là năm đầu tiên cô chuyển sang môi trường công tác mới, cách xa nhà gần 7 cây số. Viết thư cho chồng đang công tác tại Trường Sa, cô tâm sự rằng: “Em không còn dạy ở gần nhà nữa nhưng anh không phải lo lắng nhiều đâu, vì trường mới đẹp và khang trang hơn trường cũ rất nhiều. Đồng nghiệp, các em học sinh ở đây cũng rất thân thiện, tạo mọi điều kiện để em nhanh chóng tiếp cận với công việc mới”... Không chỉ cô giáo Lệ Thu mà hơn 500 cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cũng chung tâm trạng ấy, bởi đây là năm học đầu tiên Trường THCS Nghi Công được công nhận trường chuẩn.
Nhìn lại những vất vả trong chặng đường đã qua, cả cô và trò đều cho rằng “đây là một món quà lớn” bởi so với mặt bằng chung trong toàn huyện, thì Nghi Công là một xã còn rất nhiều khó khăn. Nhờ sự quan tâm của phụ huynh, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, nhà trường đã huy động được hàng trăm triệu đồng đầu đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đáp ứng những điều kiện tốt nhất để tất cả học sinh được học một ca... Đứng giữa sân trường rợp bóng cây xanh và cờ hoa rực rỡ, cô giáo Nguyễn Thị Yên, giáo viên dạy Văn chia sẻ rằng: “Bây giờ Trường THCS Nghi Công đã là trường chuẩn, nên chúng tôi càng phải cố gắng hơn nữa để giữ vững danh hiệu và đáp ứng được kỳ vọng của phụ huynh, học sinh. Tôi cũng mong rằng, năm học mới, khóa học lớp 9 do tôi chủ nhiệm sẽ có thành tích thật cao, nhiều em thi đậu vào những trường điểm của huyện và của tỉnh”...
Giờ học của cô và trò Trường THCS Nghi Công (Nghi Lộc).	Ảnh: M.H
Giờ học của cô và trò Trường THCS Nghi Công (Nghi Lộc). Ảnh: M.H
Mùa tựu trường năm nay, những người được hưởng niềm vui sớm nhất là cô và trò Trường PTCS Hồ Tùng Mậu, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu. Ở đây, lễ khai giảng được tổ chức trước một ngày so với toàn tỉnh, cùng với lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập trường. Đứng chân ở cái nôi của đất học Quỳnh Lưu, ngôi trường không chỉ vinh dự được mang tên nhà cách mạng tiền bối mà con là nơi đào tạo ra nhiều thế học trò tiêu biểu cho địa phương và đất nước, với hàng chục tiến sỹ, phó tiến sỹ, giáo sư, phó giáo sư; nhiều Ủy viên Trung ương đảng, đại biểu Quốc hội và các tướng lĩnh quân đội... Trong khi đó, với những cô bé, cậu bé của Trường Mầm non Sunrise - Thành phố Vinh, ngày khai giảng được tổ chức giống như một buổi liên hoan, văn nghệ có sự tham gia của tất cả phụ huynh và thầy cô giáo của trường. Trường Blue Sky, buổi lễ khai giảng thay vì được tổ chức buổi sáng sẽ được chuyển sang buổi tối kết hợp với nhiều hoạt động như đồng diễn tập thể, chơi trò chơi, tặng quà cho những học sinh gương mẫu...
Trên toàn tỉnh, lễ khai giảng năm học mới năm nay được tổ chức theo tinh thần “đổi mới” với cách thức tổ chức an toàn, gọn nhẹ, trang nghiêm, vui tươi, tiết kiệm, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông. Đặc biệt, lễ khai giảng năm nay bên cạnh những nghi lễ truyền thống như đón học sinh đầu cấp, chào cờ và hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước... các trường sẽ tổ chức đồng diễn thể dục thể thao, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian nhằm tạo không khí phấn khởi cho học sinh. Tại nhiều trường học, đặc biệt là các điểm trường khó khăn, các trường vùng sâu, vùng xa các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng sẽ đến tham dự. Đó sẽ là nguồn động viên, khích lệ và cổ vũ để tất cả thầy trò cùng bước vào một năm học mới nhiều niềm vui, phấn khởi và thành công.
Chuẩn bị cho năm học 2015 - 2016, Nghệ An đã đầu tư gần 76 tỷ đồng và huy động từ các địa phương và từ nguồn xã hội hóa 193 tỷ đồng để mua sắm thiết bị dạy học cung ứng cho các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở vật chất. Toàn tỉnh có, thêm 527 phòng học mới, kiên cố được đưa vào sử dụng, đưa tỷ lệ phòng học kiên cố ở các cấp học tăng nhanh, trong đó bậc THPT là 92,9%, bậc THCS là 81,6%, bậc tiểu học là 61,9%, bậc mầm mon là 53,6%. Bước vào năm học, có thêm 70 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường chuẩn quốc gia toàn tỉnh lên 905 trường, đạt 59,5% (tỷ lệ trường chuẩn quốc gia cả nước đạt 37,74%). Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của Nghệ An đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ. Dự kiến hết năm 2015, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia sẽ đạt khoảng 63%.

Hữu Vi- Mỹ Hà 

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.