NATO chính thức nhảy vào cuộc chiến tranh mạng

08/09/2014 20:00

(Baonghean.vn) - Trong chương trình phòng thủ châu Âu chống lại người láng giềng phía Đông, lần đầu tiên trong lịch sử NATO đã thông qua cái gọi là "chính trị phòng thủ mạng tăng cường" tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Anh. Chương trình này nhằm mục đích bảo vệ mạng lưới thông tin của các quốc gia thành viên.

Thay vì chiến tranh hạt nhân, 1 cuộc chiến tranh mạng có lẽ sẽ khả thi hơn nhưng không kém phần nguy hiểm.
Thay vì chiến tranh hạt nhân, 1 cuộc chiến tranh mạng có lẽ sẽ khả thi hơn nhưng không kém phần nguy hiểm.

Khối liên minh đã để mắt đến không gian mạng từ nhiều năm nay, nhưng chỉ đến khi cuộc khủng hoảng tại Ukraina bùng nổ, vấn đề này mới trở nên cấp thiết. Theo Tổng tư lệnh của NATO, việc sát nhập Crimea đánh dấu 1 bước ngoặt trong quân sự chiến thuật: Nga đã sử dụng rất hiệu quả công nghệ thông tin như 1 vũ khí, cắt đứt liên lạc điện tuyến giữa các đồn khu trú tại bán đảo Crimea và các trung tâm điều hành ở các vùng khác. Nếu trong tương lai, Nga nhắm vào 1 thành viên khác của Liên minh, chiến thuật quân sự này hoàn toàn có thể được sử dụng lại.

Tại Hội nghị, Liên minh đã thống nhất áp dụng những cam kết chung trong khối lên không gian mạng: 1 cuộc tấn công vào mạng thông tin điện tử của 1 quốc gia thành viên được xem như hành vi gây hấn với cả khối Liên minh, tương tự như 1 hành vi gây hấn theo nghĩa cũ. Như vậy, không gian ảo của NATO cũng là 1 không gian "không thể phân chia". Ngoài ra, đây không phải là 1 không gian phi luật lệ: nó chịu sự quản lý của luật quốc tế và các hiệp ước trong khối Liên minh. Theo lý thuyết, điều này có nghĩa là nếu 1 quốc gia đứng sau cuộc tấn công mang lại hậu quả nhất định, sẽ đứng trước nguy cơ bị đáp trả, kể cả bằng những phương tiện quân sự truyền thống.

Như vậy, mối liên kết hợp tác giữa các quốc gia thành viên sẽ càng chặt chẽ hơn khi họ hướng đến sự phối hợp trong từng công đoạn: đào tạo, nghiên cứu, cài đặt phần mềm, chia sẻ thông tin. Sự hợp tác này cũng sẽ mang tính chất liên tục chứ không chỉ trong các cuộc khủng hoảng. Rất có thể họ sẽ liên kết với các doanh nghiệp tư nhân sở hữu các mạng lưới. Họ cũng phải tăng cường bảo vệ mạng lưới nội bộ liên kết 51 mắt xích, với trung tâm điều khiển nằm ở Mons, Bỉ. Phó tư lệnh NATO ông Sorin Ducaru nhấn mạnh tầm quan trọng và sự mới mẻ trong tầm nhìn chiến lược này, đồng thời khẳng định NATO cũng sẽ hỗ trợ về công nghệ thông tin cho các "quốc gia đối tác" không thuộc NATO - ví dụ như Ukraina.

Trong khi đó, nhiều nhân vật chính khách tại Mỹ lên tiếng cáo buộc Nga xâm nhập vào mạng lưới thông tin dân sự Mỹ mà không đưa ra bằng chứng xác thực. Cụ thể, Keith Alexander - ông chủ cũ của NSA tuyên bố hàng loạt dữ liệu nhạy cảm của ngân hàng JP Morgan đã bị lấy trộm trong mùa hè này, được thực hiện hoăjc chỉ đạo thực hiện bởi chính phủ Nga. Theo ông, đây là đòn trả đũa lại các lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ sau sự kiện Ukraina. (Le monde ngày 08/09)

Nấm Linh Chi

Mới nhất
x
NATO chính thức nhảy vào cuộc chiến tranh mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO