Nepal mở cửa trở lại các di sản sau động đất

(Baonghean) - Nepal đã mở cửa trở lại hàng trăm di tích bị động đất tàn phá tại các khu di sản hôm 15/6, nỗ lực thu hút du khách quay trở lại với quốc gia có dãy Hymalaya sau gần 2 tháng hứng chịu 2 trận động đất làm thiệt mạng gần 8.800 người.
Ít nhất 743 di tích đã bị các cơn địa chấn tàn phá hôm 25/4 và 12/5 tại Nepal, bao gồm những ngôi đền, tu viện và cung điện có niên đại lâu đời được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Thảm họa động đất diễn ra trong mùa du lịch cao điểm, khiến hàng nghìn du khách vội vã rời khỏi quốc gia này, các khách sạn và các công ty tổ chức leo núi lâm vào tình cảnh ế ẩm.
Một di tích thuộc đền cổ Swayambhunath Stupa bị tàn phá sau trận động đất hôm 25/4 tại Kathmandu, Nepal.  	Ảnh: Reuters
Một di tích thuộc đền cổ Swayambhunath Stupa bị tàn phá sau trận động đất hôm 25/4 tại Kathmandu, Nepal. Ảnh: Reuters
Các cơ quan chức năng đã nhanh chóng phục hồi các di tích bị ảnh hưởng giữa những quan ngại về sự an toàn và bảo vệ hàng nghìn tác phẩm điêu khắc không bị kẻ gian lợi dụng sơ hở đánh cắp.
Chính phủ Nepal trong hoàn cảnh eo hẹp ngân sách đã lựa chọn đẩy nhanh tiến độ mở cửa trở lại khu di sản bất chấp tuyên bố cảnh báo của UNESCO hồi tuần trước rằng các du khách tới thăm những di tích này nên “xem xét lại sự cần thiết phải tới thăm những địa điểm đó” vì chúng vẫn đang trong tình trạng “không ổn định”.
Bhesh Narayan Dahal, người đứng đầu cơ quan khảo cổ Nepal cho biết nhiều cấu trúc hiện đã an toàn, và du khách sẽ được yêu cầu đội mũ bảo hiểm tại những nơi có thể thiếu đảm bảo.
Tuần trước, chính phủ nước này tuyên bố sẽ cử các chuyên gia quốc tế đến nghiên cứu địa chất các dãy núi để đánh giá độ an toàn trước khi mở lại các tuyến leo núi phục vụ du khách.
Hàng trăm người leo núi đã từ bỏ nỗ lực chinh phục đỉnh Everest trong năm nay khi một trận lở tuyết do địa chấn hôm 25/4 đã khiến 18 người thiệt mạng.
Trong số những khu vực mở cửa đón du khách có Bhaktapur, một thị trấn có từ thế kỷ XII cách Thủ đô Kathmandu 20 km về phía Đông. Trước thảm họa, hơn 1.000 du khách mỗi ngày đã tới thăm quan các di tích của Bhaktapur với mức phí 15 USD/người. Hôm 15/6, không có du khách nào xuất hiện tại đây.
Thu Giang
(Theo Reuters)

tin mới

Phương Tây còn 'át chủ bài' nào để giúp Ukraine phản công?

Phương Tây còn 'át chủ bài' nào để giúp Ukraine phản công?

(Baonghean.vn) - “Những chiếc xe tăng Abrams của Mỹ đã có mặt ở Ukraine và đang chuẩn bị tăng cường sức mạnh cho các lữ đoàn của chúng tôi”, Tổng thống Zelensky chia sẻ. Đây là chiếc xe tăng cuối cùng của phương Tây chưa ra mặt trận. “Món quà” của Mỹ dành cho Kiev liệu có xoay chuyển tình thế?

Tổng thống Biden tuyên bố 'không bỏ rơi' Ukraine

Tổng thống Biden tuyên bố 'không bỏ rơi' Ukraine

(Baonghean.vn)- Tổng thống Joe Biden ngày 1/10 tuyên bố Mỹ sẽ không bỏ rơi Ukraine, bất chấp việc viện trợ bị cắt khỏi dự luật chi tiêu nhằm tránh việc chính phủ đóng cửa, đồng thời kêu gọi đảng Cộng hòa "dừng trò chơi" về tài trợ.

Truyền thông: Tổng thống Zelensky ‘bỏ trứng vào một giỏ’ và phải đối diện với bước ngoặt nguy hiểm

Truyền thông: Tổng thống Zelensky ‘bỏ trứng vào một giỏ’ và phải đối diện với bước ngoặt nguy hiểm

(Baonghean.vn) - Asharq Al-Awsat cho rằng, cuộc phản công của Ukraine không bao giờ đạt được mục tiêu và trở thành một thất bại hoàn toàn với Kiev và đồng minh. Tổng thống Zelensky tiếp tục phụ thuộc vào sự hỗ trợ của phương Tây, nhưng họ đã mệt mỏi với những yêu cầu vô tận của ông.

Nga cáo buộc NATO sẽ gây ra xung đột tồi tệ hơn Thế chiến II

Nga cáo buộc NATO sẽ gây ra xung đột tồi tệ hơn Thế chiến II

(Baonghean.vn)- Phương Tây đang đẩy thế giới đến gần hơn với một cuộc xung đột toàn cầu chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ hai, bằng cách cung cấp vũ khí hạng nặng hơn bao giờ hết cho Ukraine và ca ngợi chủ nghĩa Quốc xã, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo trong một bài đăng trên Telegram.