Nét đẹp làng Quỳnh

(Baonghean) - Nếu như “nghề học” đã đưa xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) trở nên nổi tiếng về khoa cử và đi vào dân ca như “ Bắc Hà: Hành Thiện/Hoan Diễn: Quỳnh Đôi” thì Lễ khai bút đầu năm xưa và nay ở làng Quỳnh vẫn luôn nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp của quê hương, thúc dục cháu con luôn cố gắng học tốt, giúp đời.

Theo ông Phan Hữu Thịnh (năm nay 86 tuổi, nguyên chuyên viên cao cấp của Ban Tuyên huấn Trung ương, hiện đang sống tại xã Quỳnh Đôi ) – người đã có  gần 10 đầu sách viết về Quỳnh Đôi đã xuất bản thì: Xã Quỳnh Đôi từ lâu đi vào lịch sử của đất nước với tư cách là một địa danh văn hiến, nổi tiếng về khoa cử, học hành. Lễ khai bút đầu năm mới ở nơi đây xưa nay luôn là một phong tục lễ nghi tốt đẹp mang giá trị truyền thống, được cháu con, làng xã bảo lưu và phát huy. Tuy ở mỗi thời, lễ khai bút có thể được thực hiện theo một hình thức khác nhau nhưng giá trị và ý nghĩa thiêng liêng của việc khai bút là “khuyến học, khuyến tài” vẫn được bảo lưu… Ông Thịnh kể: “Ngày còn nhỏ tôi vẫn thường thấy ông nội của mình là cụ Phan Phu – đậu tú tài vào năm 1915 khai bút vào dịp đầu năm mới. Đó là vào buổi sáng ngày mùng Ba Tết hàng năm, ông nội đã chọn một thời điểm được cho là giờ đẹp để mài mực, trải tờ giấy bản trắng lên chiếc bàn giữa nhà rồi nghiêm cẩn, nắn nót dồn bút lực viết lên một dòng chữ, hoặc một bài thơ bằng chữ Nho hoặc chữ Nôm được chuẩn bị sẵn từ trước đó; mỗi câu, mỗi từ đều mang ý nghĩa tốt lành cầu chúc cho một năm mới hanh thông, nhiều may mắn đến với gia đình, quê hương và đất nước mình.

Ông giáo Nguyễn Ngọc Quý đang luyện chữ cho cháu

Lễ khai bút đầu năm mới ở làng Quỳnh xưa chỉ được thực hiện ở các gia đình có học vấn như thầy đồ hay người đỗ đạt. Và trong các gia đình ấy thì cũng chỉ có một người “chữ tốt nhất” hoặc bổn phận cao nhất khai bút; người khai bút không chỉ viết riêng cho mình mà còn viết thay, cầu chúc cho con cháu, anh em họ hàng mình và cả những gia đình hàng xóm là nông dân không biết chữ. Vậy nên việc khai bút đã trở thành nghi thức thiêng liêng. Người cho chữ hay được cho chữ đều rất coi trọng mỗi câu từ được viết lên. Lễ khai bút xưa là vậy; lễ khai bút ngày nay ở Quỳnh Đôi đã có phần đổi mới hơn.

Cái đổi mới trong Lễ khai bút đầu năm ở Quỳnh Đôi bây giờ chính là việc khai bút không còn là chuyện riêng của mỗi gia đình mà được tổ chức thành phong trào sôi nổi, thiết thực ở mỗi thôn và cả xã. Gần 10 năm trở lại đây, cùng với việc quê hương, đời sống cộng đồng mọi mặt ngày càng tiến bộ hơn nên các phong trào nói chung và phong trào khuyến học nói riêng đều phát triển, việc khai bút ở Quỳnh Đôi đã được tổ chức ở cấp xóm và 3 năm nay tổ chức ở cấp xã…Sau thời khắc giao thừa, hội khuyến học vận động mỗi gia đình ở Quỳnh Đôi cho con em mình trong độ tuổi đi học khai bút đầu năm; trong ngày mùng Một, chi hội khuyến học 8 xóm trong xã đều tổ chức khai bút với thành phần tham gia là các em học sinh, các hội viên chi hội khuyến học và chọn ra 10 học sinh, 5 hội viên viết chữ đẹp, ý tốt để tham gia khai bút ở cấp xã diễn ra vào sáng mùng Hai Tết ở đình làng Quỳnh Đôi.

Sáng mùng Hai Tết, các em học sinh và các hội viên hội khuyến học và rất nhiều người dân trong xã đều tập trung ở đình làng để khai bút. Mỗi em học sinh tham gia khai bút đều được tặng thưởng phần quà là bút và sách vở. Khai bút ở xã không chỉ có các em học sinh, các hội viên khuyến học mà ai ai cũng có quyền được tham gia. Trong hai Lễ Khai bút trước của xã Quỳnh Đôi đều có 300 - 500 người tham gia. Giấy bút được phát và đề bài được ban tổ chức đưa ra. Đề bài thông thường là “viết một đoạn văn xuôi hay thơ ca ngợi về cảnh đẹp quê hương, đất nước hôm nay bằng chữ Quốc ngữ”. Sau khi viết xong, mỗi người đều nộp lại cho ban tổ chức và ban tổ chức sẽ chấm điểm “văn hay, chữ tốt” và phát phần thưởng. Ai được thưởng đều xem đây là niềm vinh dự lớn lao…Ông giáo Nguyễn Ngọc Quý - Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học xã Quỳnh Đôi cho hay: Cùng với “Tiếng trống học bài”, Lễ Khai bút đầu năm chính là một trong những cách làm hay để thúc đẩy phong trào học tập ở xã nhà. Hiệu quả của phong trào khuyến học rất rõ khi số em thi đậu điểm cao của xã năm này cao hơn năm trước và điều đáng mừng là nhà nào cũng quan tâm, ưu tiên cho việc học tập của con em mình.

Bài, ảnh: Thành Chung

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.