Ngâm mình cào hến trên Sông Lam

(Baonghean.vn) - Hến không chỉ là món ăn quen thuộc của mọi nhà, mà còn là “lộc trời” của những người dân vạn chài ven sông. Những ngày này, người dân các huyện ven sông Lam đã bắt đầu bước vào mùa cào hến.
Mùa hè đang đến, người dân các làng hến ven Sông Lam ở các huyện Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn... lại bước vào mùa cào hến chính vụ. Trên những khúc sông quê, giữa nắng hè gay gắt, những người dân vạn chài vẫn tích cực công việc cào hến của mình. Ảnh: Huy Thư ảnh 1
Mùa hè đang đến, người dân các làng hến ven Sông Lam ở các huyện Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn... lại bước vào mùa cào hến chính vụ. Trên những khúc sông quê, giữa nắng hè gay gắt, những người dân vạn chài vẫn tích cực công việc cào hến của mình. Ảnh: Huy Thư
Mỗi người đi cào hến thường mang theo 1 chiếc thuyền con, những chiếc cào chuyên dụng bằng tre hay bằng thép, sảo, rổ để đãi hến... Ảnh: Huy Thư ảnh 2
Mỗi người đi cào hến thường mang theo 1 chiếc thuyền con, những chiếc cào chuyên dụng bằng tre hay bằng thép, sảo, rổ để đãi hến... Ảnh: Huy Thư
Tùy vào từng địa phương mà người dân đi cào hến dùng thuyền cào hay cào thủ công. Những nơi nước sâu, bà con thường dùng thuyền máy kéo những chiếc cào sắt có gắn lưới dài. Những nơi sông cạn, họ dùng cào bằng tay. Cào hến bằng tay tuy khó nhọc (dầm mình trong nước có khi đến bụng, phải căng người để kéo cào) nhưng không phải mất phí xăng dầu như cào bằng thuyền máy. Ảnh: Huy Thư ảnh 3
Tùy vào từng địa phương mà người dân đi cào hến dùng thuyền cào hay cào thủ công. Những nơi nước sâu, bà con thường dùng thuyền máy kéo những chiếc cào sắt có gắn lưới dài. Những nơi sông cạn, họ dùng cào bằng tay. Cào hến bằng tay tuy khó nhọc (dầm mình trong nước có khi đến bụng, phải căng người để kéo cào) nhưng không phải mất phí xăng dầu như cào bằng thuyền máy.  Ảnh: Huy Thư
Để cào được hến từ những chiếc cào bằng tre hay thép, người thực hiện phải thành thục. Họ dựng cào trước mặt, tay cầm cào và đi giật lùi. Sợi dây vòng qua lưng sẽ kéo chiếc cào di chuyển. Ảnh: Huy Thư ảnh 4
Để cào được hến từ những chiếc cào bằng tre hay thép, người thực hiện  phải thành thục. Họ dựng cào trước mặt, tay cầm cào và đi giật lùi. Sợi dây vòng qua lưng sẽ kéo chiếc cào di chuyển.  Ảnh: Huy Thư
Nghề cào hến thủ công từ xưa nay được xem là nghề vất vả. Anh Ngũ Văn Cường quê xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương chia sẻ: Người ta nói "hết nghề đi tát, mạt nghề đi cào", không có việc chi hơn, chúng tôi phải đi cào hến để kiếm đồng ra đồng vào. Hến ngày càng hiếm, nên thu nhập khá bấp bênh. Ảnh: Huy Thư ảnh 5
Nghề cào hến thủ công từ xưa nay được xem là nghề vất vả. Anh Ngũ Văn Cường quê xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương chia sẻ: Người ta nói  "hết nghề đi tát, mạt nghề đi cào", không có việc chi hơn, chúng tôi phải đi cào hến để kiếm đồng ra đồng vào. Hến ngày càng hiếm, nên thu nhập khá bấp bênh. Ảnh: Huy Thư

.

Ngâm mình cào hến trên Sông Lam ảnh 6
Ngâm mình cào hến trên Sông Lam ảnh 7
Ngâm mình cào hến trên Sông Lam ảnh 8
Những chiếc cào hến được kéo trên cát như những chiếc sàng. Cát sẽ theo nước chảy ra ngoài, còn lại trong cào là hến và sỏi. Ảnh: Huy Thư
Công việc cào hến tưởng chừng chỉ dành cho đàn ông con trai, nhưng sự thật ở làng hến, không ít chị em làm rất giỏi. Họ thường đi giữa buổi, cào qua trưa, chiều mới về. Trong lúc cào, mỗi lần nặng cào họ dừng lại để đổ hến vào các khoang thuyền. Ảnh: Huy Thư ảnh 9
Công việc cào hến tưởng chừng chỉ dành cho đàn ông con trai, nhưng sự thật ở làng hến, không ít chị em làm rất giỏi. Họ thường đi giữa buổi, cào qua trưa, chiều mới về. Trong lúc cào, mỗi lần nặng cào họ dừng lại để đổ hến vào các khoang thuyền. Ảnh: Huy Thư
Gia đình nào đi cào hến 2 người trở lên thường phân công một người làm nhiệm vụ đãi hến, lọc sạn. Nếu đi một mình mỗi lần về bến họ mới làm công việc này. Ảnh: Huy Thư ảnh 10
Gia đình nào đi cào hến 2 người trở lên thường phân công một người làm nhiệm vụ đãi hến, lọc sạn. Nếu đi một mình mỗi lần về bến họ mới làm công việc này. Ảnh: Huy Thư

.

Ngâm mình cào hến trên Sông Lam ảnh 11
Ngâm mình cào hến trên Sông Lam ảnh 12
Ngâm mình cào hến trên Sông Lam ảnh 13
Sau khi kết thúc công việc, họ chùi rửa dụng cụ, nghỉ ngơi, thả hồn với sông quê để quên đi bao mệt nhọc.  Ảnh: Huy Thư
Tùy vào hên xui, mỗi buổi đi cào hến, mỗi người kiếm được vài chục kg. Hến được đưa về nấu bán ở chợ quê hay nhập cho lái buôn với giá trên dưới 10 nghìn đồng/kg. Hến là "lộc trời" đem lại nguồn thu nhập cho nhiều người dân sống bằng nghề sông nước. Hến chế biến được nhiều món ngon mát bổ được nhiều người yêu thích. Mùa hè nóng bức, bữa cơm gia đình có bát canh hến sẽ thú vị biết bao. Ảnh: Huy Thư ảnh 14
Tùy vào hên xui, mỗi buổi đi cào hến, mỗi người kiếm được vài chục kg. Hến được đưa về nấu bán ở chợ quê hay nhập cho lái buôn với giá trên dưới 10 nghìn đồng/kg. Hến là "lộc trời" đem lại nguồn thu nhập cho nhiều người dân sống bằng nghề sông nước. Hến chế biến được nhiều món ngon mát bổ được nhiều người yêu thích. Mùa hè nóng bức, bữa cơm gia đình có bát canh hến sẽ thú vị biết bao.  Ảnh: Huy Thư
Nhọc nhằn nghề cào hến trên Sông Lam. Clip: Huy Thư

tin mới

Ban Tổ chức Tỉnh ủy hỗ trợ bão lụt tại huyện Quỳ Châu

Ban Tổ chức Tỉnh ủy hỗ trợ lũ lụt tại huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Ngày 3/10, đoàn công tác của Ban Tổ chức Tỉnh ủy do đồng chí Lê Đình Lý - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Ban làm trưởng đoàn đã về huyện Quỳ Châu để trao quà ủng hộ cho các đơn vị, cá nhân bị thiệt hại do đợt lũ vừa qua.

Vì sao công trình Trường Mầm non Cửa Nam (TP. Vinh) chưa thể khởi công?

Vì sao công trình Trường Mầm non Cửa Nam (TP. Vinh) chưa thể khởi công?

(Baonghean.vn) - Vì lý do chật chội, phải học ở điểm trường lẻ, nên từ tháng 2/2022, khu đất Trường Mầm non Cửa Nam (cũ) và Nhà văn hoá phường Cửa Nam đã được bán đấu giá thành công để lấy tiền xây dựng trường mới. Thế nhưng đến nay, sau gần 2 năm, điểm trường mới vẫn chưa được xây dựng.

Nghệ An cấm cho thuê hội trường xã, nhà văn hóa xóm để giới thiệu sản phẩm, bán hàng

Nghệ An cấm cho thuê hội trường xã, nhà văn hóa xóm để giới thiệu sản phẩm, bán hàng

(Baonghean.vn) -UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các địa phương trên địa bàn tuyệt đối không cho các doanh nghiệp, cá nhân thuê, mượn hội trường UBND phường, xã, thị trấn; nhà văn hóa khối, xóm, bản, các sân vận động để tổ chức giới thiệu sản phẩm, bán hàng, tổ chức hội thảo kết hợp bán hàng.

Đi tìm phố Tây Thành Vinh

Có một phố Tây ở thành Vinh

(Baonghean.vn) - Rất nhiều người sống ở Vinh không biết đến sự khác biệt của góc phố này. Bởi lẽ, góc phố chỉ thật sự “thức giấc” khi phần còn lại của thành phố “đi ngủ”. Góc phố đó được tạo nên bởi những gam màu độc đáo của tuổi trẻ, của hoài niệm, của văn hóa giao thoa.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Cận cảnh nhan sắc hoa khôi Miss Vinh 2023

Cận cảnh nhan sắc hoa khôi Miss Vinh 2023

(Baonghean.vn) - Thí sinh mang số báo danh 28 - Phạm Thị Thuỳ Trang, người đẹp đến từ Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, đã xuất sắc giành danh hiệu cao nhất của cuộc thi Thanh niên thanh lịch thành phố Vinh - Miss Vinh 2023.

Hàng trăm quà trung thu dành tặng các học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn

Trao tặng học bổng và quà trung thu đến các học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn

(Baonghean.vn) -Tối 29/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và Hội khuyến học tỉnh tổ chức chương trình  “Nhịp cầu yêu thương - Nâng bước em đến trường”, dành tặng những món quà thiết thực tới các em học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn nhân dịp đầu năm học mới.