Ngăn chặn vi phạm trong khai thác khoáng sản

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Những năm gần đây, tình hình vi phạm trong khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Nhằm tăng cường chấn chỉnh trật tự quản lý Nhà nước trên lĩnh vực khoáng sản, ngành chức năng và các địa phương đã chủ động tăng cường công tác đấu tranh, phòng ngừa, xử lý nghiêm vi phạm.

Nhiều vi phạm

Theo ngành chức năng, các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường chủ yếu tập trung ở hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm xảy ra 309 vụ.

Điển hình từ ngày 15/12/2021 - 9/1/2022, Phòng PC05 (Công an tỉnh) chủ trì, phối hợp Công an các huyện Đô Lương, Tân Kỳ, Thanh Chương, bắt 5 vụ, 10 đối tượng có hành vi khai thác khoáng sản trái phép, tạm giữ gần 12.000m đất, cát, 7 thuyền máy, 1 máy xúc, 7 xe ô tô.

Cơ quan Công an bắt giữ 2 tàu vỏ sắt có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Lam đoạn qua xã Hưng Lợi, Hưng Nguyên. Ảnh tư liệu: Thuỳ Chi
Cơ quan Công an bắt giữ 2 tàu vỏ sắt có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Lam đoạn qua xã Hưng Lợi, Hưng Nguyên. Ảnh tư liệu: Thuỳ Chi

Ngày 9/1/2022, Công an huyện Hưng Nguyên đồng chủ trì với các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh phát hiện, bắt 1 vụ, 2 đối tượng có hành vi khai thác cát trái phép, tạm giữ 129,3 m3 cát, 1 tàu vỏ sắt công suất lớn. Tiếp đó, ngày 28/4/2022, Phòng PC05 (Công an tỉnh) phá chuyên án 422C, bắt 3 đối tượng về hành vi khai thác cát trái phép, tạm giữ 330 mỏ cát, 1 thuyền máy.

Thuyền vi phạm, khoáng sản khai thác trái phép và tang vật lực lượng công an phát hiện, tạm giữ tại khu vực xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương. Ảnh tư liệu: Trọng Tuấn
Thuyền vi phạm, khoáng sản khai thác trái phép và tang vật lực lượng công an phát hiện, tạm giữ tại khu vực xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương. Ảnh tư liệu: Trọng Tuấn

Cũng trong 6 tháng đầu năm, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh ban hành 4 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 tổ chức vi phạm trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản với tổng số tiền 395 triệu đồng (đất đai: 255 triệu đồng, khoáng sản: 140 triệu đồng), đồng thời, buộc phải nộp lại số thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi phạm đối với 4 tổ chức vi phạm trên với tổng số tiền hơn 62,6 triệu đồng.

Các vi phạm chủ yếu là do hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường... còn nhiều bất cập, tạo kẽ hở cho một số đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật. Công tác quy hoạch khoáng sản có nhiều bất cập, chưa sát thực tế nên quá trình thực hiện nhiều lần phải điều chỉnh, bổ sung; công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động khoáng sản chưa được thường xuyên, kịp thời.

Lực lượng chức năng tiến hành các hoạt động nghiệp vụ đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Ảnh tư liệu: Trọng Tuấn
Lực lượng chức năng tiến hành các hoạt động nghiệp vụ đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Ảnh tư liệu: Trọng Tuấn

Tại kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Quốc Việt cũng cho rằng, mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh có văn bản đôn đốc, chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép, một số vụ việc được Công an tỉnh xử lý mang tính chất răn đe, nhưng tình trạng khai thác đất, cát, sỏi trái phép vẫn diễn ra.

Thực tế cho thấy, nhiều vụ việc vi phạm kéo dài nhưng xử lý không dứt điểm hoặc chậm được xử lý. Ví dụ như tình trạng khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu). Ngày 25/5/2021, Báo Nghệ An đã có bài viết “Xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu) dung túng cho sai phạm về khai thác đất lâm nghiệp” phản ánh vấn nạn khai thác trái phép đất lâm nghiệp ở khu vực Thung Buồng, thuộc xóm 6, xã Quỳnh Tân, đến ngày 14/6/2021, Báo tiếp tục có bài “Từ những chiếc barie làng”.

Đoàn xe tải nối đuôi nhau tại con đường dẫn vào mỏ đất trái phép. Ảnh tư liệu: Tiến Hùng
Đoàn xe tải nối đuôi nhau tại con đường dẫn vào mỏ đất trái phép. Ảnh tư liệu: Tiến Hùng

Sau khi báo nêu, huyện Quỳnh Lưu cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo xử lý nhưng việc khai thác vẫn diễn ra, thậm chí có lúc công khai, thách thức chính quyền địa phương… Quá trình khai thác không chỉ làm thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng xấu đến môi trường cảnh quan, hạ tầng giao thông mà còn gây bức xúc dư luận.

Đến tháng 7/2022, Báo Nghệ An tiếp tục có bài viết “Nhức nhối nạn khai thác khoáng sản trái phép ở xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu)” và lực lượng chức năng vào cuộc, thì mới đây Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Lê Huy Dũng (41 tuổi ở xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) 50 triệu đồng, vì khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có Giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại khu vực Thung Buồng.

Mỏ đất trái phép ở Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu). Ảnh tư liệu: Tiến Hùng

Mỏ đất trái phép ở Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu). Ảnh tư liệu: Tiến Hùng

Khối khoáng sản đã khai thác xác định được là 180m3. Huyện đã lập biên bản, tạm giữ 2 máy múc, ngoài ra, còn quyết định xử phạt bổ sung, buộc ông Dũng nộp vào ngân sách Nhà nước 907 triệu đồng và buộc người này thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn…

Siết chặt công tác quản lý

Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản. Đồng thời, các giải pháp được tổ chức triển khai đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội và kênh thông tin, giám sát từ người dân địa phương cùng tham gia tích cực vào công tác quản lý hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản.

Hội đồng nhân dân tỉnh khảo sát tại huyện Quỳ Hợp. Ảnh tư liệu: Thanh Lê
Hội đồng nhân dân tỉnh khảo sát tại huyện Quỳ Hợp. Ảnh tư liệu: Thanh Lê

Một số địa phương cũng đã chỉ đạo các cơ quan, phòng, ban liên quan tuyên truyền, vận động nhân dân không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Đồng thời, các địa phương tăng cường phối hợp, tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản trái phép.

Đặc biệt, chỉ đạo xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu chính quyền địa phương có các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng đến môi trường. Ví như tại huyện Yên Thành, từ đầu năm 2022 đến nay, qua kiểm tra đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 26 trường hợp khai thác đất trái phép ở các xã Kim Thành, Đồng Thành, Quang Thành… Tổng số tiền nộp phạt, thu ngân sách 100 triệu đồng.

Hoạt động khai thác, chế biến đá ở huyện Yên Thành. Ảnh tư liệu: Văn Trường
Hoạt động khai thác, chế biến đá ở huyện Yên Thành. Ảnh tư liệu: Văn Trường

Hay tại huyện Tân Kỳ - nơi có sông Con chảy qua địa bàn dài khoảng 60 km, hàng năm bồi lắng nguồn khoáng sản cát, sỏi với khối lượng hàng nghìn mét khối. Nguồn tiềm năng cát, sỏi dồi dào nên dễ xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép và các vi phạm khác nếu không quản lý tốt.

Bởi vậy, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác của cá nhân, tổ chức khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác theo quy định. Trường hợp để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép thì Chủ tịch UBND xã, thị trấn (nơi xảy ra vi phạm) chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật.

Đơn cử, từ phản ánh của người dân về tình trạng một số đối tượng khai thác cát trái phép trên sông Con, đoạn qua xóm Làng Rào, xã Tân Hương, UBND huyện Tân Kỳ đã chỉ đạo xã Tân Hương kiểm tra, xử lý dứt điểm. Qua kiểm tra, xã xác định 5 trường hợp là người dân trong xã vi phạm khai thác cát trái phép nên đã mời 5 hộ này ký cam kết không vi phạm. Từ đó, không còn tình trạng người dân khai thác cát trái phép trên khu vực sông đoạn chảy qua địa bàn xã này.

Huyện Tân Kỳ chỉ đạo các địa phương siết chặt quản lý khai thác khoáng sản, trong đó có cát, sỏi trên sông Con. Ảnh tư liệu: Xuân Hoàng
Huyện Tân Kỳ chỉ đạo các địa phương siết chặt quản lý khai thác khoáng sản, trong đó có cát, sỏi trên sông Con. Ảnh tư liệu: Xuân Hoàng

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, một số địa phương vẫn còn để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép gây sạt lở, ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên khoáng sản, thất thu cho ngân sách, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, mất an toàn lao động; công tác phối hợp giữa các sở, ngành, các cấp có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ và đồng bộ.

Bởi vậy, trong phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật 6 tháng cuối năm 2022, UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng chủ động phát hiện, đấu tranh, xử lý kịp thời, nghiêm minh tội phạm và vi phạm về môi trường, tài nguyên, khoáng sản…

Bên cạnh đó, BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh tham mưu BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Khi chỉ thị được ban hành, sẽ có chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh./.

tin mới

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

(Baonghean.vn) - Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì? Luật Hình sự quy định như thế nào? Đó là vấn đề quan tâm của bà Trần Anh Nguyệt (Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An).

Video: Khởi tố đối tượng giả danh Luật sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Video: Khởi tố đối tượng giả danh luật sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(Baonghean.vn) - Không có công ăn việc làm ổn định, không bằng cấp nhưng Trần Thị Thủy vẫn thông tin tới các bị hại bản thân là luật sư, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại thông qua hình thức “chạy án”. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An bắt giữ, khởi tố.

Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức 'chạy án'

Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức 'chạy án'

(Baonghean.vn) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, khởi tố bị can đối với Trần Thị Thủy (SN 1980), trú tại phường 9, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh; tạm trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

92 chủ xe bị phạt lỗi chở hàng quá khổ, quá tải ở Nghệ An

92 chủ xe bị phạt lỗi chở hàng quá khổ, quá tải ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở chỉ đạo của Công an tỉnh, Tổ công tác đặc biệt gồm lực lượng của Phòng CSGT, phối hợp CSCĐ triển khai tổ chức tuần tra, kiểm soát trên tất cả các tuyến đường; xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến các phương tiện kinh doanh vận tải, nhất là lỗi vi phạm quá khổ, quá tải...

Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

(Baonghean.vn) - Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào? Pháp nhân vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt bao nhiêu?. Vấn đề quan tâm của ông Nguyễn Văn Trì (Thanh Chương, Nghệ An).

Bắt ổ nhóm trộm, tiêu thụ hơn 2 tấn chó ở Nghệ An

Bắt ổ nhóm trộm, tiêu thụ hơn 2 tấn chó ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan phá thành công chuyên án, triệt xóa ổ nhóm trộm hơn 2 tấn chó, do các đối tượng mang nhiều tiền án, tiền sự thực hiện, bước đầu bắt giữ 3 đối tượng.

Hồ Sỹ Bé bị tuyên phạt 20 năm tù về tội Giết người. Ảnh: Như Bình.

Sát hại hàng xóm chỉ vì 'tự ái vặt'

(Baonghean.vn) - Chỉ vì lời khích bác của người trong xóm, Hồ Sỹ Bé (Đô Lương) đã dùng dao cướp mạng sống của người láng giềng là trụ cột chính của gia đình có 5 miệng ăn... Hành vi của Bé để lại nỗi đau cho bao người, trong đó có cả người mẹ của gã.

Lừa gia công hàng cao cấp trên mạng, chiếm đoạt tiền tỷ

Lừa gia công hàng cao cấp trên mạng, chiếm đoạt tiền tỷ

Lê Thị Thúy Hà đưa ra thông tin cần người gia công các mặt hàng cao cấp, những người muốn nhận gia công các mặt hàng này cần phải đặt trước tiền cọc. Tuy nhiên, trên thực tế những nguồn vật liệu này được Lê Thị Thúy Hà mua trôi nổi trên thị trường và Lê Thị Thúy Hà cũng không có đầu mối tiêu thụ.