Ngành Giáo dục chủ động ứng phó với bão số 14

(Baonghean.vn) - Trước những diễn biến  bất thường của cơn bão số 14 – tên quốc tế là HaiYan, ngày 8/11 Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã có Công văn số 2183 chỉ đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị cho học sinh nghỉ học. Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT tỉnh cũng yêu cầu ngành GD&ĐT các địa phương chủ động ứng phó, bố trí giáo viên các trường học thường trực để chống bão, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của học sinh, giáo viên và có phương án kịp thời khắc phục hậu quả sau bão.
Tiếp nhận Công văn chỉ đạo của Sở GĐ&ĐT tỉnh, ngay từ chiều 8/11 ngành GD&ĐT các huyện, thành, thị đã chủ động tập trung cao nhất cho công tác phòng chống, đối phó với cơn bão số 14. 
Ông Vi Tân Hợi – Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết, hiện nay Tương Dương có 5 trường THCS bán trú, gồm Hữu Khuông, Nhôn Mai, Mai Sơn, Nga My, Yên Tĩnh. Tổng số học sinh học bán trú gần 700 em. Trước những diễn biến bất thường của cơn bão, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện cắt, cử giáo viên thường trực 100% tại các trường; yêu cầu học sinh không được rời khỏi khu vực nội trú. 
Bếp ăn bán trú của trường THCS Mai Sơn - Tương Dương
Bếp ăn bán trú của trường THCS Mai Sơn - Tương Dương
Theo ông Vi Tân Hợi, với các đặc thù địa hình rừng núi dễ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất do hoàn lưu bão, các em sẽ được an toàn hơn khi ở lại trường học dưới sự hỗ trợ của các thầy cô giáo. Ngay trong sáng nay, 9/11 huyện Tương Dương đã cử tất cả các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của huyện trực tiếp về chỉ đạo công tác phòng chống bão tại 17 xã trên địa bàn.  
Tại huyện rẻo cao Kỳ Sơn, hiện có 21.000 học sinh các bậc học. Từ ngày 9/11 các em đã được nghỉ học và trở về nhà. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là hiện tại gần 100% trường học ở Kỳ Sơn nằm bên sườn núi nên nguy cơ bị sạt lở là rất cao. Trong đó có các trường học nằm dọc theo sông Nậm Mộ thuộc các xã như: Mường Ải, Mường Típ, Mỹ Lý, Bắc Lý sẽ không còn khả năng chống đỡ nếu bão vào và hoàn lưu sau đó. 
Bên cạnh đó sẽ có trên 360 điểm trường ở các bản lẻ cũng đứng trước nguy cơ tương tự. Hiện tại ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn đã chỉ đạo trên 1.200 giáo viên tại các điểm lẻ tiếp tục bám trường để phòng chống các nguy cơ có thể xảy ra do bão Haiyan.  
Tương tự như Kỳ Sơn, tại huyện miền núi Quế Phong, sau khi tiếp nhận Công văn chỉ đạo của Sở GD&ĐT, chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các giáo viên trực 100% quân số kể từ ngày 9/11 đến hết ngày 12/11. 
Ông Sầm Hồng Lệ - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quế Phong cho biết, hiện nay toàn huyện có 48 trường học các cấp, ngoài 3 trường ở khu vực thị trấn có thể tạm yên tâm nếu cơn bão 14 đổ bộ, số trường còn lại đều đứng trước nguy cơ đổ sập, hoặc hư hỏng. Phòng GD&ĐT cũng trực tiếp chỉ đạo các trường phân công giáo viên về các thôn bản để hỗ trợ bà con chống mưa bão. Trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn người dân và nhất là các em nhỏ không được đến gần khu vực khe suối để tránh các sự cố đáng tiếc có thể xả ra. 
Trường Tiểu học Cắm Muộn (Quế Phong), điểm bản Huôi Máy
Trường Tiểu học Cắm Muộn (Quế Phong), điểm bản Huôi Máy
Kinh nghiệm cho thấy, ở khu vực miền núi, thường xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất do hoàn lưu sau bão. Chính vì vậy việc tuyên truyền vận động và có các giải pháp hỗ trợ bà con dân bản là điều cần thiết. 
Được biết, huyện Quế Phong hiện có tổng số học sinh 15.000 em, có gần 1.500 em học bán trú. Ngay sau buổi học sáng 9/11, học sinh toàn huyện sẽ nghỉ và trở lại trường vào thứ tư, tức ngày 13/9.  
Đào Tuấn

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.