Ngày 17/8, bão số 5 cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 390km

Dự báo đến 10h ngày 17/8, bão số 5 cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 390km về phía Đông Đông Nam, với sức gió tâm bão cấp 12, 13.

Hồi 10h ngày 16/8, vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133km/h), giật cấp 13, cấp 14.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 10h ngày 17/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 390km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km/h), giật cấp 14, cấp 15.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km, đi dọc ven biển phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đi vào khu vực vùng núi phía Bắc và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Hướng đi của bão số 5 (Ảnh: TT Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương)

Đến 10h ngày 18/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,2 độ Vĩ Bắc; 105,8 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49km/h), giật cấp 7.

Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, sau tăng lên cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ từ trưa và chiều mai (17/8), gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng từ đêm mai có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Ở các tỉnh Bắc Bộ từ chiều và đêm mai có mưa vừa, mưa to đến rất to.

Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động.

** Hôm nay (16/8), Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương- Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có Công điện gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đế Thừa Thiên - Huế, các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Nội dung công điện như sau:

Hiện nay, bão số 5 đang có hướng thay đổi so với ngày 15/8. Dự báo trưa và chiều tối 17/8 bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ, gây mưa to đến rất to tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là cơn bão mạnh và có thể có diễn biến phức tạp, để chủ động đối phó với diễn biến của bão, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương- Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, các tỉnh thành phố:

Thực hiện nghiêm túc Công điện số 32/ CĐ- TW của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.

Đối với các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế: Tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, thường xuyên giữ liên lạc, thông báo cho chủ các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực ảnh hưởng của bão; vùng nguy hiểm trong hai ngày tới được xác định là vùng biển phía Bắc Vĩ Tuyến 20. Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng: quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền, tổ chức neo đậu tàu, thuyền trong các khu trú tránh, có phương án di chuyển, bảo vệ các lồng bè nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn.

Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc: Rà soát cảnh báo đến từng địa bàn, các hộ dân ở vùng trũng thấp, sẵn sàng phương án và tổ chức sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở bờ sông, suối, đặc biệt nơi có nguy cơ sạt lở đất đá: Tổ chức cử người canh gắc, hướng dẫn người dân tại khu vực các ngầm, đường qua suối, bến đò, những tuyến đường bị ngập để đảm bảo an toàn; Kiểm tra hồ đập, nhà cửa kho tàng và các công trình đang thi công, chỉ đạo việc vận hành hồ chứa đúng quy trình.

Đối với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ kiểm tra, rà soát và có phương án tiêu nước đệm đề phòng mưa lớn gây ngập úng; Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn đề tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu; Tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

** Bộ y tế triển khai công tác ứng phó cơn bão số 5

Ngày 16/8, Bộ y tế có Công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và đơn vị trực thuộc Bộ triển khai việc ứng phó với bão số 5 với nội dung sau:

Tiếp tục theo dõi sát diễn viến của thời tiết, chủ động trong công tác ứng phó với diễn biến bất thường của mưa, bão, phát huy phương châm bốn tại chỗ, đối phó kịp thời, chính xác, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa, bão gây ra.

Chủ động sẵn sàng về nguồn nhân lực, vật lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão… và tổ chức trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ, sẵn sàng cấp cứu nạn nhân chịu ảnh hưởng của mưa bão, sạt lở đất và lốc xoáy. Các đội cấp cứu cơ động luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh.

Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc đề phòng có mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét lũ ống ở những địa bàn phức tạp, Sở Y tế các tỉnh chỉ đạo cơ sở y tế chủ động dự trữ thuốc và hóa chất để phòng những vùng ảnh hưởng vị chia cắt dài ngày khó khăn cho việc cứu trợ, tăng cường phục vụ công tác y tế hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Các đơn vị trực thuộc Bộ chuẩn vị sẵn các cơ số thuốc, thiết bị phương tiện và phân công các đội y tế cơ động trực 24/24 giờ, sẵn sàng hỗ trược các địa phương khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.

Sở Y tế và các đợn vị tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ cập nhật thông tin và gửi báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại về người , cơ sở vật chất dự trữ thuốc hóa chất và trang thiết bị y tế, kết quả triển khai công tác y tế ứng phó với mưa bão, rà soát lại số lượng, hạn sử dụng cơ số thuốc phòng chống lụt bão và đề xuất yêu cầu về Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế./.

Theo (vov.vn) - L.T

tin mới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những Trung thu rộn ràng, ấm áp đã được tổ chức hướng về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Để giữa bộn bề cuộc sống, các em nhỏ vẫn có những khoảng trời trong trẻo, hồn nhiên và ấm áp theo cách riêng của mình...

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

(Baonghean.vn) - Những ngày này, không khí náo nức, vui vẻ của Tết Trung thu đã và đang tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, từ thành thị đến miền núi cao... Thế nhưng ở xóm chài nhỏ dưới chân cầu Yên Xuân, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, các em vẫn lặng lẽ như thường ngày.