Ngày ấy, Hoàng thân Si - ha - núc đã đi trên đường Trường Sơn !

13/05/2011 18:56

Sau hiệp định Pari (tháng 01-1973), đơn vị F470 tiền phương, Đoàn 559 chúng tôi được giao nhiệm vụ đón Hoàng thân Nô-rô-đôm Si-ha-núc và Hoàng hậu Xăm-đéc Mô-ních trên tuyến đường Trường Sơn để trở về đất nước Campuchia sau một thời gian dài ông bà sống lưu vong ở Trung Quốc. Đây là chặng hành quân cuối cùng của Đoàn trước khi bàn giao cho lực lượng quân giải phóng nước bạn tại biên giới Ngã ba Đông Dương.

Sau hiệp định Pari (tháng 01-1973), đơn vị F470 tiền phương, Đoàn 559 chúng tôi được giao nhiệm vụ đón Hoàng thân Nô-rô-đôm Si-ha-núc và Hoàng hậu Xăm-đéc Mô-ních trên tuyến đường Trường Sơn để trở về đất nước Campuchia sau một thời gian dài ông bà sống lưu vong ở Trung Quốc. Đây là chặng hành quân cuối cùng của Đoàn trước khi bàn giao cho lực lượng quân giải phóng nước bạn tại biên giới Ngã ba Đông Dương.

Sự kiện đặc biệt nàyđược tổ chức như một chiến dịch. Bốn Sư đoàn bộ đội Trường Sơn được giao nhiệm vụ đưa đón khách trọng thể qua 8 trạm dừng chân. Các tiện nghi sinh hoạt cho vợ chồng Hoàng thân được đảm bảo chu đáo. Khi chúng tôi đang chờ sΩn bên bờ nam sông Tà Ngâu (con sông được lấy làm biên giới hai nước Lào - Campuchia chảy vào Việt Nam) để tiếp nhận nhiệm vụ đưa Đoàn về vùng giải phóng của bạn, một cử chỉ của Hoàng thân Si-ha-núc làm mọi người nhớ mãi.

Sau khi bước chân lên khỏi bến phà, dưới ánh nắng chan hòa của một ngày mới, ông Hoàng đã rưng rưng xúc động quỳ xuống hôn lên mảnh đất địa đầu biên giới của Tổ quốc mình, rồi mới đi bắt tay từng người ra đón. Cử chỉ đẹp của Hoàng thân làm mọi người liên tưởng đến hình ảnh Bác Hồ ôm hôn nắm đất tại cột mốc biên giới Việt - Trung trước đó 32 năm, khi Người trở về hang Pắc Pó để lãnh đạo Cách mạng Việt Nam vào tháng 2 năm 1941.


Trên đường đi từ Hà Nội vào, ông bà Hoàng được mang bí danh là "Thắng - Lợi", vận quân phục giải phóng, ngồi xe đặc chủng có máy dò mìn chống tăng. Hai ông bà tỏ ra thích thú và tự hào. Đội hình hành quân được bố trí một cặp "Si ha núc giả" đi trước, xe chở ông bà đi lẫn vào giữa đoàn xe đến mấy chục chiếc mang phiên hiệu "Đoàn công tác đặc biệt" của Quân ủy Trung ương vào chiến trường.

Cứ đến mỗi chặng dừng chân nghỉ giải lao 10 phút, bà Hoàng Mô - ních (người đẹp gốc Pháp) lại ân cần bắt tay thăm hỏi, động viên, phát kẹo bánh cho từng chiến sỹ Việt Nam trong đội quân hộ tống phục vụ đoàn. Phút chia tay tại địa điểm tập kết, bà đã tặng mỗi người một chiếc đài bán dẫn nhãn hiệu Xiêng Mao, Trung Quốc để làm kỷ niệm về chuyến đi lịch sử "Thắng Lợi" này. Được biết, chuyến đi đẹp đến mức Hoàng thân Si - ha - núc đã sáng tác ngay trên đường bài hát mang tên "Biết ơn con đường", nói về tình nghĩa Việt Nam - Campuchia trên con đường Trường Sơn.


Nhân dịp Kỷ niệm 52 năm truyền thống bộ đội Trường Sơn anh hùng (19-5-1959 -- 2011), tôi kể lại ký ức của 38 năm về trước trên tuyến đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh huyền thoại)để khẳng định mối tình hữu nghị của hai dân tộc Việt Nam - Campuchia trong những năm tháng cùng nhau sát cánh chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược.


Lê Lân

Ngày ấy, Hoàng thân Si - ha - núc đã đi trên đường Trường Sơn !
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO